Tuesday, November 19, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiQuan chức Nga: Trung Quốc đang lợi dụng khó khăn của bè...

Quan chức Nga: Trung Quốc đang lợi dụng khó khăn của bè bạn để kiếm tiền

Bắc Kinh chẳng những không có ý giúp Moscow khôi phục nền kinh tế, chẳng giúp bạn thì thôi, ngược lại còn lợi dụng khó khăn của bạn bè để kiếm tiền.

Giám đốc Quỹ An ninh năng lượng quốc gia Konstantin Simonov. Ảnh: Kommersant.ru.

Cuối tháng 6 này Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ thăm chính thức Trung Quốc. Trong bối cảnh tiếp tục bị phương Tây cô lập vì vấn đề Crimea, Ukraine và Syria, Nga đang tìm kiếm sự trợ giúp từ Bắc Kinh.

Tuy nhiên một quan chức Nga dã phải thừa nhận, Trung Quốc sẽ không bao giờ “rút ví trả tiền cho bạn, ngược lại còn lợi dụng khó khăn của bạn để kiếm tiền.”

Nhận định trên được Giám đốc Quỹ An ninh năng lượng quốc gia Konstantin Simonov đưa ra trên tờ Kommersant.ru ngày 1/6, một lời cảnh báo ngay trước chuyến thăm Trung Quốc của ông Putin. Konstantin Simonov cho rằng, khi đối mặt với lệnh trừng phạt của phương Tây, Nga đã vội vã hy vọng dựa vào Trung Quốc.

Moscow tin rằng, Trung Quốc có thể hỗ trợ Nga giảm bớt khó khăn và hai bên có thể hợp tác cùng có lợi. Đơn giản vì Trung Quốc có tiền, Nga có tài nguyên. Hợp tác Nga – Trung trong con mắt Điện Kremlin có thể ví như một sự kết hợp tất yếu một âm, một dương vậy.

Tuy nhiên trong quá trình hợp tác với Trung Quốc nhiều chuyên gia đã nhận ra rằng, niềm tin đặt vào Trung Quốc đã không mang lại kết quả như mong muốn. Bắc Kinh chẳng những không có ý giúp Moscow khôi phục nền kinh tế, chẳng giúp bạn thì thôi, ngược lại còn lợi dụng khó khăn của bạn bè để kiếm tiền.

Konstantin Simonov lưu ý, đó là chủ nghĩa thực dụng trong quan hệ quốc tế của Trung Quốc. Chẳng riêng gì Nga, Iran cũng chung số phận khi trót đặt niềm tin vào Trung Quốc.

Khi Liên minh châu Âu bắt đầu từ chối mua dầu của Iran, Tehran đã hy vọng vào thị trường Trung Quốc. Nhưng ngay từ đầu Bắc Kinh đã ép giá đối tác trong khi Tehran bị dồn vào chân tường, không hạ giá dầu, không bán được cho Trung Quốc.

Trong hợp tác kinh tế Trung – Nga, Bắc Kinh cũng tìm cách khai thác tối đa lợi ích từ khó khăn của đối tác. Ví dụ như Trung Quốc mua một số lượng cổ phần nhất định của Tập đoàn Khí hóa lỏng LNG trong hai dự án Sibur và Yamal.

Vì LNG gặp khó khăn về vốn, Bắc Kinh lập tức yêu cầu trước khi chuyển khoản phải được LNG đảm bảo ưu tiên cho Trung Quốc tiếp cận tài nguyên từ 2 dự án này.

“Tiếp cận tài nguyên” 2 dự án này bao gồm, giao hàng phải ưu tiên Trung Quốc trước các nước khác, LNG muốn sử dụng tiền Trung Quốc cho dự án Yamal thì phải mua các thiết bị phục vụ dự án này từ các doanh nghiệp Trung Quốc. Và cuối cùng là ưu tiên giá cả cho Trung Quốc.

Trung Quốc thường tìm mọi cách để bắt bí đối tác của mình, như trong câu chuyện dây dựng một đường ống dẫn nhiên liệu sang Trung Quốc do Rosneft, một tập đoàn nhà nước Nga thực hiện,sử dụng vốn vay của Trung Quốc.

Sau khi kết thúc hợp đồng, Bắc Kinh yêu cầu Rosneft giảm giá. Ngoài ra việc thanh toán trước của Bắc Kinh cho các đơn hàng với Rosneft được tính lãi như một khoản vay.

Bởi vậy sẽ chẳng có gì ngạc nhiên khi thấy các cuộc đàm phán giữa Nga và Trung Quốc trong hợp tác năng lượng luôn kéo dài, và ngay cả khi ký kết hợp đồng, việc triển khai cũng rất chậm chạp.

RELATED ARTICLES

Tin mới