Thursday, January 2, 2025
Trang chủGóc nhìn mớiTQ – đồng minh ảo của Nga, bạn thật của Mỹ

TQ – đồng minh ảo của Nga, bạn thật của Mỹ

Lời nói đầu: Ngày 31/5/2016, khi phát biểu tại Hội nghị quốc tế “Nga và Trung Quốc: hướng tới chất lượng mới của mối quan hệ hai nước.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc ( bên trái là Ngoại trưởng Ttrung Quốc Vương Nghị ) luôn thề bồi về “ tình hữu nghị vĩnh cửu ” ( với Nga) , nhưng trên thực tế không ai biết là trong đầu Bắc Kinh đang nghĩ những gì . Ảnh : Reuters

Ngoại trưởng Nga X.Lavrov cho biết là chuyến thăm Trung Quốc vào mùa hè (tháng 6/2016) của nhà lãnh đạo Nga V.Putin sẽ thúc đẩy việc tiếp tục hiện thực hóa tiềm lực còn chưa khai thác hết của quan hệ đối tác chiến lược nhiều mặt Nga và Trung Quốc.

Nguyên văn: “Chúng tôi tin tưởng rằng, chuyến thăm sắp tới vào tháng sau của Tổng thóng Putin sẽ tạo xung lực mạnh cho quan hệ đối tác chiến lược nhiều mặt Nga – Trung, thúc đẩy việc tiếp tục hiện thực hóa các tiềm năng còn chưa được khai thác”.

Tuy nhiên, giới học giả Nga không phải ai cũng cách nhìn như vậy. Để có cái nhìn đa chiều về mối quan hệ Nga- Trung, xin giới thiệu với bạn đọc bài viết của một học giả Nga tương đối quen thuộc – Aleksandr Anatolievich Khramchikhin, Phó giám đốc Viện phân tích chính trị và quân sự, Viện Hàn lâm khoa học Nga trên báo “Bình luận quân sự độc lập” (Nga) ngày 29/4/2016.

Điều đáng chú là bài viết được đăng ngay sau chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Nga X. Lavrov (để chuẩn bị cho chuyến thăm Trung Quốc sắp tới của TT Nga V. Putin). Ảnh, các tiêu đề nhỏ và chú thích ảnh là của tác giả A.Khramchikhin, đầu đề do Tòa soạn tự đặt.

Như đã biết, tháng 3/2014, sau khi Crimea sát nhập vào Nga và các nước Phương Tây áp đặt các biện pháp cấm vận trừng phạt Nga, Matxcova rất trông chờ vào sự ủng hộ, trước hết, là từ phía Trung Quốc , – không những sự ủng hộ về kinh tế, mà cả sự ủng hộ về chính trị.

Matxcova cũng đã có những tính toán tương tự liên quan đến các sự kiện tiếp theo – xung đột tại Donbass, Nga tiến hành chiến dịch quân sự tại Syria, đối đầu giữa Matxcova và Angkara. Nói một cách ngắn gọn và dễ hiểu, thì toàn bộ (chính sách) “xoay trục về hướng Đông ” (của Nga) được hiểu trước hết là lại một lần nữa xây dựng “tình anh em vĩnh viễn” với Bắc Kinh.

Cấm vận trên thực tế

Tất cả các kỳ vọng trên của Matxcova đều không trở thành hiện thực. Nga không nhận được từ Bắc Kinh bất kỳ một sự ùng hộ chính trị thực tế nào. Trong tất cả các cuộc bỏ phiếu tại Hội đồng bảo an LHQ và Đại hội đồng LHQ về vấn đề Crimea và xung đột tại Ukraine Trung Quốc lúc nào cũng bỏ phiếu trắng, cũng như hàng chục các nước khác.

Về mặt pháp lý thì Trung Quốc không tham gia vào việc áp đặt các biện pháp cấm vận chống Nga, nhưng không thể coi đó sự ủng hộ. Vấn đề là ở chỗ các nước như Mỹ, Canada, các nước EU, Na Uy, Iceland, Liechtenstein, Thụy Sỹ, Chernogoria (nước cộng hòa thuộc Nam Tư cũ) , Ukraine, Moldova , Albania, Gruzia, Nhật Bản, Úc, New Zealand có áp dụng các biện pháp trừng phạt Nga ở các mức độ khác nhau.

Tổng cộng có 42 nước trong số 192 nước thành viên Liên Hợp Quốc, có nghĩa là 21,88 % các các quốc gia được công nhận trên thế giới. Như vậy, Trung Quốc chỉ là một trong số 150 quốc gia (hay là 149, nếu trừ chính Nga) vẫn duy trì mối quan hệ như cũ với Nga.  

Việc duy trì mối quan hệ khó có thể gọi là sự ủng hộ, hơn nữa số lượng các nước “duy trì quan hệ cũ ” chiếm tới 3/4 tổng số các quốc gia trên thế giới, trong đó có cả những đồng minh thân cận nhất của Mỹ như Hàn Quốc và Israel. Cũng có thể nói như vậy về chuyến đi dự Lễ kỷ niệm 70 năm ngày Chiến thắng tại Matxcova của Tập Cận Bình, bởi vì cũng có rất nhiều các nhà lãnh đạo khác trên thế giới, trong đó có cả các nước EU đến dự lễ.

Không chỉ có thế, trong tất cả các quốc gia về mặt pháp lý không áp dụng các biện pháp cấm vận chống Nga thì Trung Quốc là nước duy nhất trên thực tế thực hiện những động thái trừng phạt Nga.

Bắc Kinh khuyến cáo các xí nghiệp có cổ phần nhà nước không được hợp tác với các công ty ở Crimea và không được tham gia vào bất kỳ thỏa thuận hoặc dự án nào trên bán đảo này, cũng như không chỉ một lần từ chối tiếp đón các phái đoàn chính thức của Nga từ Crimea hoặc đại diện Crimea trong các phái đoàn có thành phần rộng rãi hơn của Nga.

Các ngân hàng Trung Quốc (trừ Ngân hàng xuất nhập khẩu nhà nước và Ngân hàng phát triển) – trên thực tế đã tham gia vào các biện pháp trừng phạt chống Nga và bắt đầu từ chối cung cấp tín dụng cho các chủ thể kinh tế Nga hoặc là siết chặt các điều kiện cung cấp các khoản tín dụng trên.

Ngoài ra, rất nhiều công dân Nga bị buộc phải đóng các tài khoản của mình tại các ngân hàng Trung Quốc. Trong khi đó, Trung Quốc vẫn duy trì tất cả các mối quan hệ đầy đủ với Ukraine.

Kim ngạch thương mại giữa Nga và Trung Quốc trong vòng 2 năm đã giảm 1/3, mặc dù Matxcova đã từng kỳ vọng sẽ có một sự tăng trưởng đáng kể. Ngoài thỏa thuận khí đốt nổi tiếng nhưng số phận của nó cho đến tận bây giờ vẫn chưa hoàn toàn rõ ràng, vẫn không có bất kỳ một hợp đồng lớn nào giữa hai nước, cũng như chưa có “một làn sóng đầu tư” nào từ Trung Quốc vào Nga.

Không những thế, lợi dụng những vấn đề khó khăn kinh tế của Nga, các chủ thể kinh tế Trung Quốc ngày càng có lập trường đàm phán cứng rắn hơn và tìm bắt chẹt đối tác Nga.

Mối quan hệ hợp tác trong lĩnh vực kỹ thuật – quân sự Nga – Trung cũng rất phức tạp. Các cuộc đàm phán kéo dài 4 năm về việc Nga bán cho Không quân Trung Quốc các máy bay tiêm kích Su-35 S mãi đến năm nay mới kết thúc bằng việc ký một số hợp đồng, tuy nhiên cho đến bây giờ những hợp đồng vẫn chưa có hiệu lực vì cả phía Nga lẫn phía Trung Quốc đều chưa phê chuẩn.

Trong bất kỳ trường hợp nào, trong năm nay, các hợp đồng trên cũng sẽ chưa được thực hiện, hơn nữa, Bộ Quốc phòng Nga đã đặt hàng mua thêm 50 chiếc Su-35S cho Không quân Nga, và như vậy là công suất sản xuất nhà máy tại Komsomolsk – na Amur sẽ chỉ đủ để phục vụ Không quân Nga.

Số phận hợp đồng cung cấp cho Trung Quốc tổ hợp tên lửa phòng không S-400 cũng rất không rõ ràng,- và không một ai có thể nói một cách chắc chắn là trên thực tế hợp đồng đó đã được ký hay chưa. Nhưng nói cho công bằng, trong trường hợp này, việc trì hoãn ký kết và thực hiện các hợp đồng với Trung Quốc trong lĩnh vực quân sự có lẽ là rất đáng hoan nghênh.

Và lại không có sự ủng hộ

Nga cũng không nhận được một sự ủng hộ nhỏ nào (dù chỉ trên lời nói) của Trung Quốc trong những vấn đề liên quan đến tình hình tại Syria và ở Trung Đông nói chung. Trung Quốc giữ khoảng cách tối đa trong việc thể hiện quan điểm của mình đối với các bên tham gia xung đột tại Syria, và không dành cho Assad và các đồng minh của ông ta một sự hỗ trợ nào dù chỉ là tượng trưng.

Tệ hơn thế, Bắc Kinh bây giờ đang đứng hẳn về phía lực lượng đối đầu với Assad. Điều này đã trở nên hoàn toàn rõ ràng sau chuyến thăm của Tập Cận Bình đến Trung Đông (thăm A rập – Xeut, Ai cập, Iran) trong năm nay. Chủ tịch Trung Quốc thể hiện rất rõ sự ủng hộ chính trị của mình đối với A rập- Xeut, – một trong những đối thủ chủ yếu của Assad.

Ông này tuyên bố ủng hộ “cuộc chiến chống khủng bố” của A rập – Xeut (rất thú vị: Riyadh chống chủ nghĩa khủng bố – chẳng khác gì – “ong chống mật) và sự can thiệp quân sự của nước này tại Yemen, – trong cuộc can thiệp này A rập – Xeut và các nước đồng minh đã làm thiệt mạng gần 10.000 dân thường, trong khi đó, nói một cách nhẹ nhàng thì mới chỉ giành được một số thành tích quân sự không nổi bật lắm.

Chương trình các cuộc hội đàm cũng của chính Tập Cận Bình tại Tehran (Iran) – một trong những đồng minh chủ yếu của Damassus và người Houthi ở Yemen, chỉ hoàn toàn bàn về kinh tế. Trong khi phát biểu trước các đại diện Liên đoàn các nước A rập tại Cairo, Tập đã lên án bất kỳ sự can thiệp quân sự nào từ bên ngoài vào khu vực Trung Đông, rõ ràng là có ý nói cả về chiến dịch quân sự của Nga tại Syria.

Một hành động duy nhất của Nga tại Syria được Trung Quốc hoan nghênh – đó là rút lực lượng chủ yếu của cụm quân không quân Nga tại Syria tháng 3/2016 – một động thái hoàn toàn dễ hiểu của Trung Quốc nếu xét từ góc độ quan điểm thực của nước này.

Hơn nữa, trong thời điểm quan hệ Matxcova và Ankara căng thẳng đến tột độ sau vụ máy bay tiêm kích F-16 Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạn máy bay ném bom Su-24 của Nga thì Bắc Kinh tuyên bố về việc triển khai xây dựng hành lang giao thông trong khuôn khổ dự án “Con đường tơ lụa” đi vòng qua lãnh thổ Nga – tức qua Azerbaizan, Gruzia và Thổ Nhĩ Kỳ và nối với Ukraine.

Đây là tuyến đường dài hơn tuyến đi qua Nga, không những thế, còn cực kỳ không thuận lợi vì phải trung chuyển qua Biển Caspien và Biển Đen. Thêm nữa, con đường này còn đi qua các khu vực xung đột ở Ngoại Kapkaz và Trung Á (nhiều rủi ro – ND). Mặc dù vậy, Bắc Kinh vẫn đang rất tích cực hiện thực hóa dự án này. Điều đó có nghĩa hoặc đây là một thách thức trực tiếp của Trung Quốc đối với Matxcova, hoặc là nước này cố tình phớt lờ các lợi ích của Nga.

Vấn đề Triều Tiên

Đối với chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên. Trên thực tế hiện đã có một âm mưu giữa Washington và Bắc Kinh nhằm lật đổ chế độ Bình Nhưỡng bằng cách làm sụp đổ nền kinh tế nước này (chính vì thế mà Dự thảo nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thắt chặt các biện pháp trừng phạt chống Bắc Triều Tiên là do chính Trung Quốc và Mỹ đồng soạn thảo).

Bên cạnh đó, cả Washington, lẫn Bắc Kinh đều tính toán là sau đó (sau khi chế dộ hiện này tại Bắc Triều Tiên sụp đổ – ND) sẽ nắm quyền kiểm soát hoàn toàn Bắc Triều Tiên,- có nghĩa là sau khi chế độ Kim Jong-un kết thúc, lợi ích của Trung Quốc và Mỹ sẽ mâu thuẫn với nhau, nhưng cho đến thời điểm đó, lợi ích của hai bên là trùng hợp.

Matxcova tuyệt đối không muốn một kịch bản phát triển các sự kiện như vậy, nhưng Matxcova lại không sẵn sàng đơn phương bỏ phiếu phủ quyết Nghị quyết của Hội đồng bảo an LHQ chống Bắc Triều Tiên (dù đã tìm cách trì hoãn việc thông qua Nghị quyết này). Có lẽ đó là sai lầm đối ngoại lớn nhất của Nga trong những năm gần đây.

Việc Nga bỏ phiếu thông qua Nghị quyết này càng không thể chấp nhận được vì chính bản thân Nga cũng đang bị cấm vận bất hợp pháp. Và Nga đã thường xuyên tuyên bố là bất kỳ một biện pháp cấm vận nào cũng đều phản tác dụng. Trong trường hợp Bắc Triều Tiên , một quan điểm như vậy là hoàn toàn đúng, chi không hiểu tại sao Matxcova lại quên chính những tuyên bố của mình.

Bên cạnh đó, có một thực tế hoàn toàn rõ ràng là các biện pháp cấm vận chỉ là cho lập trường của Bình Nhưỡng trở nên cứng rắn hơn – và Bắc Triều Tiên đã chứng minh cho thế giới thấy đúng là như vậy.

Thời gian thử thách

Có một chi tiết rất thú vị là trước chuyến thăm Matxcova trong tháng 3 năm nay (2016) Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã tuyên bố tại kỳ họp Quốc hội nước này là mối quan hệ song phương Trung – Nga: “hoàn toàn có thể vượt qua được bất kỳ thử thách nào trong bối cảnh quốc tế hiện tại ”, và có cơ sở để cho rằng “xu hướng chung hướng tới sự phát triển hợp tác toàn diện Nga- Trung là không thể đảo ngược dưới tác động của bất kỳ yếu tố tiêu cực tạm thời nào”.

Và như vậy, Trung Quốc đã chính thức công bố “mối quan hệ Nga- Trung sẽ vượt qua “ thử thách” và không bị ảnh hưởng bởi “các yếu tố tiêu cực””.

Cứ như vậy, trong khi mối quan hệ thực tế giữa Bắc Kinh và Matxcova sẽ trở nên ngày càng phức tạp hơn, nhưng những lời có cánh chính thức (về tình hữu nghị hợp tác –ND ) vẫn được giữ nguyên: cả hai bên đều khá thành công trong việc rao giảng cho phần còn lại của thế giới về mối quan hệ tốt chưa từng có giữa hai nước.

Chắc chắn trong tương lai gần kiểu hành xử như vậy vẫn sẽ được duy trì. Nhưng đến một thời điểm nào đó thì sự thật không thể còn có thể che giấu sau những phát biểu hào nhoáng nữa. Cũng không có gì phải quá ngạc nhiên ở đây. Các quan chức Trung Quốc trong hai mươi năm trở lại đây đã nhắc đi nhắc lại một công thức – mối quan hệ với Nga không phải là một quan hệ đồng minh và không nhằm chống lại các nước thứ ba.

Và cách diễn đạt như trên thể hiện rất rõ lập trường thực của Bắc Kinh. Bắc Kinh sẽ không gây mâu thuẫn với Matxcova vì Phương Tây, nhưng Bắc Kinh cũng không thấy có bất cứ có một cơ sở nào để xích mích với Phương Tây chỉ vì Matxcova, hơn nữa, tổng kim ngạch thương mại của Trung Quốc với Mỹ và Phương Tây không phải lớn hơn nhiều lần mà là hàng chục lần so với kim ngạch thương mại của Trung Quốc với Nga.

Cũng như vậy, Trung Quốc không thấy có bất kỳ lý do gì để xích mích với Kiev để “lấy lòng” Matxcova. Ukraine rất được Trung Quốc quan tâm vì đây là “cây cầu” vào Châu Âu (hơn nữa lại đi vòng qua Nga), cũng như nước này là nguồn cung một số công nghệ quân sự và vùng đất nông nghiệp màu mỡ mà Bắc Kinh đang rất muốn thuê.

Đối với vụ Crimea, Trung Quốc có thái độ rất mập mờ. Một mặt, Trung Quốc có thể tự coi mình là “ Ukraine” (tức nạn nhân – ND) nếu tính tới sự tồn tại của vấn đề Đài Loan, Tây Tạng và Tân Cương. Nhưng mặt khác, Trung Quốc có thể đóng vai là Nga, hơn nữa, và trong trường hợp này, vai “Ukraine” không loại trừ khả năng lại chính là Nga (tức nạn nhân của Trung Quốc –ND). Nhưng trong bất kỳ trường hợp nào, Trung Quốc cũng không chính thức công nhận Crimea là của Nga.

Vấn đề dầu mỏ

Hai nước đối đầu nhau tại Trung Đông là Iran và A rập – Xeut là hai trong số 3 nước bán dầu lớn nhất cho Trung Quốc. Trung Quốc nhập dầu từ A rập- Xeut nhiều hơn so với Iran, chính vì thế mà TQ không có ý định gây mâu thuẫn với các nước này.

Với Ankara thì Bắc Kinh từ lâu đã có mối quan hệ nhiều mặt rất chặt chẽ, trong đó có lĩnh vực hợp tác kỹ thuật – quân sự. Vì thế mà Bắc Kinh tuyệt đối không có ý định gây căng thẳng với cả Các vương quốc vùng Vịnh, cả với Thổ Nhĩ Kỳ chỉ vì Assad,- số phận của Assad cũng như Syria nói chung hoàn toàn không phải là mối quan tâm của Trung Quốc.

Trung Quốc cũng không mặn mà gì với vấn đề đấu tranh chống chủ nghĩa khủng bố cực đoan Hồi Giáo, mặc dù từ lâu Bắc Kinh đã khá thành công trong việc tự xếp mình là ”nạn nhân” của chủ nghĩa khủng bố trong con mắt cộng đồng quốc tế.

Tất cả đều còn nhớ rõ là trong những năm 80, Mỹ, A rập- Xeut và Pakistan đã dựng nên “Al- Queda” để chống lại Quân đội Xô Viết tại Afganistan, nhưng không hiểu tại sao mọi người lại quên một thực tế là một trong những thành viên tích cực trong Liên minh chống Xô Viết lúc đó chính là Trung Quốc.

Chủ nghĩa ly khai Tân Cương hoàn toàn mang tính dân tộc, chứ không mang tính chất tôn giáo, nhưng Bắc Kinh cũng đã thành công trong việc tạo nên một câu chuyện hoang đường về Chủ nghĩa hồi giáo cực đoan của người Duy Ngô Nhĩ, tự xếp mình vào dòng chảy chung toàn cầu “đấu tranh chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế”.

Và như vậy, tại Crimea, tại cả Syria, lợi ích của Trung Quốc hoàn toàn không trùng hợp với lợi ích của Nga. Thành thử, sẽ rất lạ lùng nếu Matxcova trông chờ vào sự ủng hộ của Bắc Kinh.

Cũng không thể chê trách Trung Quốc về một lập trường như vậy – chính quyền của bất kỳ nước nào cũng phải lo bảo vệ lợi ích dân tộc của nước đó, chứ không phải của một nước nào khác. Bắc Kinh đã hành động như vậy, và sẽ hành động như vậy vì lợi ích của Trung Quốc chứ không phải vì lợi ích của Nga.

Lợi ích hoàn toàn khác nhau, vì vậy mà đã, đang và sẽ không bao giờ có bất kỳ một liên minh nào giữa hai nước. Chỉ có điều rất lạ là Kremlin lại không hiểu điều đó. Ở đây, (trong mối quan hệ Nga- Trung –ND) kịch bản quan hệ Nga – Thổ Nhĩ Kỳ đang lặp lại:

Kremlin trong rất nhiều năm liền đã cố tình không nhận thấy một thực tế là lợi ích địa – chính trị của Matxcova và Ankara (đặc biệt là sau khi Erdogan lên cầm quyền) không chỉ đơn giản là khác nhau, mà còn đối lập hoàn toàn với nhau. Và (Matxcova) đã làm ra vẻ sửng sốt khi Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ Su-24 của Nga tại Syria.

Trung Quốc chưa bắn hạ máy bay của chúng ta. Nhưng, có lẽ đấy là sự khác biệt duy nhất giữa Trung Quốc với Thổ Nhĩ Kỳ (trong quan hệ với Nga) .Nhưng lưu ý là chỉ chưa bắn hạ cho đến thời điểm hiện tại.

RELATED ARTICLES

Tin mới