Tuesday, November 19, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiHọc giả Trung Quốc: Sẽ không có chiến tranh “cả hai cùng...

Học giả Trung Quốc: Sẽ không có chiến tranh “cả hai cùng chết” với quân Mỹ ở Biển Đông

Lưu Chí Cần cho rằng tàu sân bay Mỹ tuần tra ở Biển Đông không phải là để du ngoạn, mà muốn thị uy, phô diễn sức mạnh. Ông Cần chỉ trích Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, dùng những từ “không nên có” cho rằng, phát biểu của ông đã cho biết “logic bọn cướp” và “hành vi lưu manh”.

Tàu tiếp tế Hải quân Mỹ tiến hành tiếp tế cho biên đội tàu sân bay USS John C. Stennis ở Biển Đông ngày 10/5/2016. Nguồn Thời báo Hoàn Cầu, Trung Quốc.

Thời báo Hoàn Cầu Trung Quốc ngày 12/6 đăng bài viết của nhà nghiên cứu Lưu Chí Cần, Viện nghiên cứu tài chính Trùng Dương, Đại học Nhân Dân Trung Quốc.

Bài viết cho rằng, Trung Quốc rất nhạy cảm với việc tại Đối thoại Shangri-La 2016, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter tuyên bố Trung Quốc đang dựng lên một bức “Trường Thành tự cô lập”.

Việc tuyên bố như vậy làm cho giới nghiển cứu quốc tế tích cực tìm hiểu hơn về “bí ẩn” của cái gọi là “Trường Thành trên Biển Đông”.

Ngang nhiên tuyên bố: Xây “Trường Thành (phi pháp) ở Biển Đông” để phòng thủ

Nhân cơ hội này, Lưu Chí Cần ra sức tuyên truyền về ý nghĩa của “Trường Thành” trong lịch sử – nhất là tuyên truyền về “chức năng phòng ngự” của Vạn lý Trường Thành, che đậy tính chất bành trướng, xâm lược của “lá chắn quân sự” do Trung Quốc đang ra sức xây dựng phi pháp ở Biển Đông.

Theo Lưu Chí Cần, từ xưa, Trung Quốc xây dựng “Vạn lý Trường Thành” không chỉ để phòng thủ kẻ địch bên ngoài tấn công, mà còn đề phòng thú dữ trên núi, thậm chí ngăn chặn những luồng gió rét. Lưu Chí Cần cho nó là minh chứng thực tế của “ngoại giao phòng ngự” vài nghìn năm qua của Trung Quốc.

Biên đội tàu sân bay USS John C. Stennis và tàu hộ vệ FS Guepratte Pháp cùng tuần tra ở Biển Đông trong thời gian gần đây. Nguồn ảnh: Thời báo Hoàn Cầu, Trung Quốc..

Theo đó, Lưu Chí Cần cho rằng chiến lược quân sự của Trung Quốc luôn kết thừa tư duy “phòng ngự địch ở ngoài nghìn dặm”. Ý là phòng thủ từ xa, dưới đây, Lưu Chí Cần lấy cớ này để biện hộ cho hoạt động xây dựng phi pháp của họ ở tận phía nam Biển Đông, nơi cách xa đất liền Trung Quốc ngoài nghìn dặm.

Lưu Chí Cần nói rằng trong lịch sử, “Trường Thành” của Trung Quốc luôn đại diện cho hệ thống “phòng ngự” của Trung Hoa. Ngoài ra, Lưu Chí Cần cũng đã nâng “Trường Thành” này lên thành tinh thần của người dân, thậm chí dân tộc Trung Hoa. 

Lưu Chí Cần phản bác lại quan điểm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, cho rằng, “Trường Thành” tuyệt đối không phải là một công trình dùng để tự cô lập, “phòng thủ” hoàn toàn không phải đồng nghĩa với “cô lập”. 

Các tòa thành dùng cho phòng thủ tương tự Trường Thành ở châu Âu chỗ nào cũng có. Bất kể ở Đức, Rome hoặc các nước Bắc Âu, đi chỗ nào cũng có thể nhìn thấy các nước chư hầu xây tường thành để “phòng thủ”.

Trên thế giới không có một nhà sử học hoặc quân sự nào ví những bức tường thành này là các nước này “tự cô lập”. 

Theo Lưu Chí Cần, dư luận đã tiến hành đánh giá cao đối với vai trò lịch sử và văn hóa của các công trình kiến trúc này. Bởi vì, chính những công trình đó đã bảo đảm an ninh cho sự tồn tại và phát triển của các nước, đã đem lại sự tôn trọng và niềm tin cần thiết cho sự kế thừa văn minh của nước sở tại. 

Lưu Chí Cần đặt ra vấn đề như vậy, rồi nói một cách châm biếm là bày tỏ “cảm ơn” Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã nhắc tới “Trường Thành”, đã tạo ra cơ hội tốt nhất cho Trung Quốc rao giảng lịch sử và câu chuyện của họ. 

Theo đó, Lưu Chí Cần lại đánh tráo khái niệm, đánh lận con đen, cho rằng, Trung Quốc đang xây dựng các công trình phi pháp ở Biển Đông với “chức năng duy nhất” là “phòng ngự”. Rằng, bức “Trường Thành” này không có tính tấn công, không có khả năng tấn công, chỉ để hoàn thành nhiệm vụ “phòng thủ kẻ địch ở ngoài nghìn dặm”.

Tức là, Trung Quốc chỉ vì an ninh của mình mà bất chấp luật pháp quốc tế, sẵn sàng chiếm đoạt đảo đá của nước khác và dựng lên ở đó một bức “Trường Thành” – tức các tiền đồn quân sự để bảo vệ khu vực đất liền rộng lớn của họ?! 

Lưu Chí Cần cho rằng, tàu sân bay Mỹ không chỉ là một lực lượng tấn công mạnh nhất trên biển, mà còn là một công trình mở rộng lãnh thổ quốc gia. 

Tàu tuần dương USS Mobile Hải quân Mỹ tiến hành huấn luyện ở Biển Đông ngày 8/5/2016. Nguồn ảnh: Thời báo Hoàn Cầu, Trung Quốc.

Tàu sân bay Mỹ tuần tra ở Biển Đông không phải là để du ngoạn, mà muốn thị uy, phô diễn sức mạnh của Quân đội Mỹ. 

Lưu Chí Cần chỉ trích Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, dùng những từ “không nên có” cho rằng, phát biểu của ông đã cho biết “logic bọn cướp” và “hành vi lưu manh”. 

Chuyên gia họ Lưu ám chỉ Mỹ, nhưng chắc cộng đồng quốc tế cũng sẽ không quên liên tưởng ngay tới các thủ đoạn bành trướng hung hăng hiện nay của Bắc Kinh ở Biển Đông.

Lưu Chí Cần nói: để triển khai lực lượng quân sự ở châu Á thực hiện chiến lược khu vực, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đang thuyết phục các nước châu Á, chứng minh Mỹ tăng cường hiện diện quân sự ở khu vực là hợp pháp và cần thiết.

Lưu Chí Cần “dạy khôn” các nước khác rằng, đối với Mỹ, hiện nay, sử dụng tranh chấp Biển Đông là cái cớ trực tiếp nhất, thuận lợi nhất, giá rẻ nhất, dùng “mối đe dọa Trung Quốc” để cảnh báo các nước khác là phương pháp hiệu quả nhất.

Thời gian gần đây, Phương Tây đã có không ít quốc gia thể hiện thái độ quan tâm đến tình hình Biển Đông, có nước cân nhắc điều tàu chiến đến tuần tra Biển Đông. 

Có chuyên gia sơ bộ tính toán, có thể sẽ có “Liên quân 8 nước” mới xuất hiện ở Biển Đông. Nếu tình hình này thực sự xuất hiện thì đó là một lời cảnh báo đối với Trung Quốc về “lịch sử xâm lược của các cường quốc thế giới đối với Trung Quốc trong thế kỷ 19” – Lưu Chí Cần lấy vấn đề khu vực hiện nay liên tưởng đến một giai đoạn lịch sử đã qua.

Lưu Chí Cần nhận định, nếu giai đoạn lịch sử này tái diễn thì Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton B. Carter sẽ trở thành một nhân vật không thể nào quên. 

Lưu Chí Cần hùng hồn tuyên bố rằng, “Trường Thành” của Trung Quốc là không thể vượt qua, không thể phá hủy, không thể không có ranh giới phòng ngự, bất cứ ai trên thế giới không nên đánh giá thấp hoặc coi thường sự kiên cố và sức mạnh của “Trường Thành” Trung Quốc.

Nhưng, theo Lưu Chí Cần, có lý do để tin rằng các nước như Trung Quốc và Mỹ không có khả năng xuất hiện xung đột “cả hai cùng chết”, cũng sẽ không xuất hiện cục diện tàu sân bay Mỹ “không đụng Trường Thành không quay về”. 

Bởi vì, hòa bình rốt cuộc là sự lựa chọn duy nhất để bảo đảm an ninh ở Biển Đồng – Lưu Chí Cần kết luận.

Mặc dù Lưu Chí Cần ra sức tuyên truyền cái chức năng gọi là “phòng thủ” của “Trường Thành” Trung Quốc đang xây dựng phi pháp ở Biển Đông, nhưng bản chất bành trướng, xâm lấn lãnh thổ, vi phạm luật pháp quốc tế của Bắc Kinh đã được cả cộng đồng quốc tế vạch trần. 

Lưu Chí Cần có tìm cách đánh tráo khái niệm, đánh lận con đen thế nào thì cũng không thuyết phục được bất cứ ai. 

RELATED ARTICLES

Tin mới