Tình hình trở lên xấu hơn rất nhiều trên Biển Đông, Trung Quốc triển khai và thử nghiệm tên lửa chống tàu cũng như triển khai tên lửa phòng không trên vùng nước Biển Đông, khẳng định những gì có thế nói là mối lo ngại lớn nhất của châu Á.
Tàu sân bay USS-Ronald-Reagan trên biển Nhật Bản
Mục tiêu địa chính trị của Mỹ đặt ra trong chính sách xoay trục là đảm bảo sự trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc và Bắc Kinh sẽ duy trì vị trí của mình giữa các quốc gia trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương và rộng hơn là Ấn Độ-Thái Bình Dương như một “thành viên có trách nhiệm” đã hoàn toàn thất bại.
Nhưng vấn đề càng trở lên tồi tệ hơn khi Bắc Kinh dường như không quan tâm đến tình hình căng thẳng hơn ngày càng tăng đang bao trùm toàn khu vực với mỗi đường băng được xây dựng, mỗi lần xuất hiện máy bay và hệ thống tên lửa mà Trung Quốc triển khai trên các đảo nhân tạo bồi đắp phi pháp.
” Trung Quốc triển khai các cơ sở quốc phòng trên “lãnh thổ” của mình là hợp lý và chính đáng”, phát ngôn viên Trung Quốc Hồng Lỗi giải thích ngày 08.09.2016. Ông ta nhận xét: “Đấy không có gì để có thể gọi là quân sự hóa.” Thật không may, cái không có gì được gọi là quân sự hóa trên đảo lại là tên lửa tiên tiến có khả năng đánh chìm chiến hạm hải quân.
Trước tình hình đó, động thái tiếp theo của Mỹ là gì? Có cách nào để ngăn chặn trước những hành động cực đoan dường như không ngừng nghỉ của Trung Quốc nhằm biến Biển Đông thành “Hồ Bắc Kinh”? Bước đầu tiên là phải thừa nhận thất bại – phải thừa nhận rằng chính sách của Washington nhằm cố gắng đưa sự trỗi dậy của Trung Quốc vào khuôn khổ và và hy vọng Bắc Kinh sẽ không thách thức hình thái nguyên trạng trên Biển Đông đã thất bại.
Washington bây giờ phải làm tất cả những gì có thể để ngăn chặn các nỗ lực của Bắc Kinh nhằm thay đổi nguyên trạng thông qua phương pháp cưỡng chế một cách khéo léo. Có nhiều ý tưởng kiềm chế Bắc Kinh, được đưa ra trong các bài phản biện chính sách của Nhà Trắng,khi nhận định rằng những hành động của Trung Quốc đang gia tăng trên khắp vùng biển Đông, đều có giá trị để khởi động lại và mở rộng hơn phạm vi hoạt động của nó.
Mỹ cần phải có một cách tiếp cận hoàn toàn khác trong nỗ lực ngăn chặn sự cưỡng bức “chủ quyền” của Trung Quốc trên Biển Đông. một nỗ lực đó phải bao gồm những nội dung then chốt sau đây:
1. Đưa ra các thông điệp:
Bắt đầu bằng phương pháp phù hợp, thông điệp “hàng đầu” đó sẽ được lặp đi lặp lại một cách nhất quán và rõ ràng của bộ máy hành chính. Thông điệp này sẽ trình bày rõ ràng mục tiêu địa chính trị và dự định của Mỹ ở châu Á. Một thông điệp nào đó có nội dung tương tự sẽ có hiệu quả tốt:
“Mục tiêu quan trọng nhất của Mỹ – được chia sẻ với các đối tác và đồng minh trên khắp khu vực châu Á-Thái Bình Dương và rộng hơn là Ấn Độ -Thái Bình Dương là duy trì nguyên trạng hòa bình và thịnh vượng, đảm bảo không có một quốc gia nào đơn phương ép buộc các nước khác hoặc bẻ cong mong muốn của họ thông qua các biện pháp cưỡng chế, biến biển gần hay các vùng nước đại đại dương trở thành lãnh thổ hoặc sử dụng những hành động không thân thiện để đạt được mục đích của mình. “
2. “Đấu tranh Luật pháp” phải được tăng cường:
Washington nên làm việc với các đồng minh và đối tác trên Biển Đông nhằm giải quyết các tranh chấp trong khu vực, trong điều kiện các tranh chấp này không liên quan đến Bắc Kinh. Mỹ phải làm việc với những người bạn của mình trên khắp châu Á để đảm bảo họ có thể phát biểu với một quan điểm thống nhất, đa phương hóa chống lại sự cưỡng bức của Trung Quốc. Đây sẽ là một lợi thế rất lớn đạt được khi hướng tới một mục đích như vậy.
Mặc dù điều này chắc chắn không phải là một nhiệm vụ dễ dàng, việc gia tăng các hành động quyền lực của Bắc Kinh trong khu vực có thể thúc đẩy các bên đạt được thỏa thuận. Và khi những tranh chấp này được kết luận, tất cả các bên có thể ra tuyên bố chống lại Trung Quốc, sau đó có thể tham gia cùng với Philippines, nộp những đòi hỏi chủ quyền riêng biệt của các quốc gia này tại tòa án quốc tế được thế giới công nhận. Cuộc “đấu tranh luật pháp,” sẽ biến những thách thức từ Trung Quốc về cái gọi là “chủ quyền không thể tranh cãi” trở thành những đòi hỏi vượt quá giới hạn của luật pháp quốc tế. Một bộ hồ sơ lớn được nộp từ mặt trận thống nhất của các quốc gia chắc chắn sẽ tạo thành một hành động mạnh mẽ có sức chấn động lớn.
Trong khi Washington không thể đưa ra một lập trường cụ thể đứng về phía nào trong một hành động đấu tranh Pháp lý quốc tế đa phương lớn như vậy, Mỹ có thể cung cấp hỗ trợ quan trọng trong lĩnh vực truyền thông và ngoại giao, thúc giục Bắc Kinh giải quyết tranh chấp trước khi phán quyết của tòa án quốc tế sẽ chuyển hướng dư luận hơn nữa chống lại những động thái thống trị Biển Đông của quốc gia này.
Một ý tưởng có thể thấy được trong cuộc đấu tranh này là các bên tranh chấp Biển Đông đồng thời nộp hồ sơ của các vụ kiện riêng biệt đối với Trung Quốc – nhưng tất cả đều nộp đồng thời sẽ tạo ra tác động tối đa. Động thái này rõ ràng sẽ đẩy Trung Quốc vào thế lúng túng – thảm họa của một cơn ác mộng quan hệ công chúng với cộng đồng quốc tế mà không có một cuộc họp báo thô bạo nào của Bộ trưởng Vương Nghị có thể dễ dàng gạt vấn đề sang một bên.
3. Thời điểm vạch trần ý đồ của Bắc Kinh
Với video được quay trên chiếc P-8 Poseidon, đoàn làm phim CNN cho thấy sự thành công nhanh chóng khi chứng minh với thế giới rằng Bắc Kinh đang nỗ lực làm thay đổi nguyên trạng với chường trình bồi đắp đảo nhân tạo trên Biển Đông, Video này rõ ràng đã làm xấu đi hình ảnh Trung Quốc có thể sẽ là ví dụ cho một kế hoạch hiệu quả ngăn chặn Trung Quốc phá vỡ nguyên trạng các rạn san hô trên Biển Đông.
Hình ảnh đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp, được máy bay P-8 Hải quân Mỹ ghi lại
Vậy tại sao không sử dụng phương pháp này trên một quy mô rộng hơn? Tại sao không cho thế giới biết về từng cử động của Bắc Kinh? Ví dụ: khi Trung Quốc xây dựng một đường băng mới có thể được sử dụng để tuần tra vùng Biển Đông, hình ảnh và video sẽ được phân phối cho các phương tiện truyền thông ngay lập tức, thường xuyên, liên tục.
Hoặc, nếu Bắc Kinh triển khai máy bay hoặc tên lửa tiếp tục trên các đảo nhân tạo, thế giới nên có hình ảnh và video gắn liền trên trên mỗi bản tin với khổ lớn càng sớm càng tốt. Nếu điều này được triển khai một cách có tổ chức, chính phủ Mỹ có thể tiến hành các hoạt động như vậy và sẽ hiệu quả hơn nhiều nếu có thêm nguồn lực hậu thuẫn cho các hành động này.
Theo ý tưởng này, nếu các tàu chiến Mỹ thực hiện quyền tự do hàng hài (FONOPS) và bị các tàu cá, tàu dân sự, tàu vỏ trắng Trung Quốc quấy rối trên Biển Đông. Những hành động này phải được quay video và tải lên trên YouTube ngay lập tức.
Thậm chí ngay cả không bị quấy rối, Washington cần phải cung cấp bằng chứng về ý định hòa bình của mình thông qua các video có âm thanh quang cảnh của mỗi chuyến thực hiện quyền tự do hàng hải FONOP, cho thấy thế giới cách tiếp cận vấn đề Biển Đông minh bạch, tương phản hoàn toàn với những hành động của Bắc Kinh.
Thật vậy, vạch trần bản chất trong các hành động của Trung Quốc trên biển Đông – hoặc những gì có thể gọi là “shamefare” (làm xấu đi hình ảnh) cho phép Mỹ và các đồng minh giành chiến thắng trong trận chiến truyền thông mà Bắc Kinh đang lợi thế, đẩy Trung Quốc rơi vào thế phòng thủ thường xuyên. Trung Quốc sẽ phải liên tục giải thích các hành động của mình và đương nhiên sẽ có những tuyên bố vượt quá giới hạn của một lời giải thích.
4. A2/AD theo kiểu Mỹ:
Nhiều nhà phân tích quân sự đã tuyên bố, Trung Quốc không phải là nước duy nhất có thể sử dụng chiến lược chống xâm nhập, ngăn chặn tiếp cận A2/AD.
Washington có thể hỗ trợ các nước khác trong tranh chấp trên Biển Đông phát triển hoặc mua vũ khí chống tàu tiên tiến – ít nhất là có một quan điểm khác khi các quốc gia này mua sắm hoặc phát triển vũ khí chống tàu.
Một khả năng rất thực tế là Nhật Bản có thể cung cấp các hệ thống tên lửa Type 12 cho Philippines, Đài Loan hoặc Indonesia nếu quốc gia này quan tâm. Tại thời điểm này, các tổ hợp tên lửa Type 12 có khả năng hạn chế và không phải là loại tiên tiến nhất hiện nay, loại vũ khí này khi có khách hàng có thể được nâng cấp, cập nhật làm tăng phạm vi chiến đấu, nguy hiểm hơn đối với các chiến hạm Trung Quốc.
Hơn nữa, các loại vũ khí chống tàu và tấn công mặt đất có thể mua sắp từ bên thứ ba hoặc cùng liên kết phát triển, với mục đích chủ yếu là có thể phá hủy bất kỳ căn cứ hoặc các hệ thống vũ khí nào được triển khai trên những hòn đảo mới của Trung Quốc.
5. Chiến lược sự giúp đỡ của tổ chức Hòa Bình Xanh
Trung Quốc khi bồi đắp các đảo nhân tạo với tốc độ lớn đang phá hủy phần lớn các rạn san hô tự nhiên, hải đảo để xây dựng những tiền đồn quân sự trên Biển Đông, tại sao không cung cấp thông tin chi tiết cho các nhóm môi trường trên toàn thế giới? Chắc chắn các tổ chức này có một sự quan tâm lớn về những thiệt hại môi trường mà Bắc Kinh đang thực hiện ở Biển Đông. Tại sao không đảm bảo những nỗ lực của họ trở thành nguồn thông tin cho thế giới thấy được hậu quả những hoạt động phá hoại môi trường của Trung Quốc?
6. Nếu Mỹ muốn Bắc Kinh thật sự quan tâm chú ý
Nếu Trung Quốc tiếp tục gia tăng căng thẳng từng ngày và trên từng hải đảo ở Biển Đông, đây có thể là thời gian Washington thực hiện một số điều chỉnh quan trọng trong tư duy chính sách đối ngoại – tiến hành tham chiếu vào những vấn đề được giấu kín mà có thể ít nhiều gây rủi ro cho những lợi ích quan trọng nhất của Bắc Kinh.
Những bài viết gần đây đánh dấu một sự thay đổi tinh tế trong tư duy về nước Mỹ của các học giả Trung Quốc và Châu Á. Nhiều tranh luận cùng theo dòng tư tưởng này: Nếu Trung Quốc hướng về việc thay đổi nguyên trạng ở châu Á, tại sao Mỹ phải tôn trọng cái gọi là lợi ích cốt lõi của Trung Quốc? Nếu Bắc Kinh không tôn trọng quyền lợi của Washington, cả hai có thể cùng chơi một trò chơi như vậy và Bắc Kinh một lần nữa buộc phải chơi phòng ngự phản công.
Máy bay tiêm kích tàng hình tiên tiến F-35S
Có rất nhiều cách để làm điều này. Một ý tưởng có vẻ đơn giản mà đưa ra thông điệp độc đáo: tăng cường hệ thống phòng thủ cho Đài Loan. Nếu Đài Bắc muốn tăng cường sức mạnh quân sự riêng mình và phát triển các tàu ngầm thông thường mới, mua sắm phiên bản F-16 được hiện đại hóa hoặc thậm chí là F-35, Washington nên đề nghị Đài Bắc xem xét nghiêm túc những ý tưởng như vậy. Mỹ thậm chí còn có thể thả nổi khả năng ký các thỏa thuận mua bán vũ khí với Việt Nam và Philippines như là cách để tạo ra một sân chơi bình đẳng.
Mở rộng hơn khuôn khố chiến lược quân sự , Washington cũng có thể đưa ra những đánh giá mạnh mẽ hơn về những vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc – đặc biệt là ở Tây Tạng và ở Tân Cương. Nhà Trắng có thể đưa ra lời mời thường xuyên đến Mỹ và thậm chí gặp gỡ ở Nhà Trắng với đức Dali Lama, các nhà hoạt động nhân quyền Trung Quốc chắc chắn có được những ủng hộ như đã nêu trên.
Rất nhiều ý tưởng … nhưng Washington sẽ hành động?
Trên đây chỉ là một số hành động chiến lược mà Washington có thể làm và rõ ràng cho thấy rằng một chiến lược phi đối xứng sáng tạo có thể đẩy Bắc Kinh vào chân tường. Câu hỏi đặt ra thường xuyên là vấn đề sau: Mỹ có sức mạnh ý chí để thách thức các hành động cưỡng chế của Trung Quốc hay không? Chúng tôi biết một điều: châu Á và cả thế giới đều đang dõi theo.