Tuesday, November 26, 2024
Trang chủNhìn ra thế giớiMáy bay made in Vietnam: Phải lùi thời gian bay thử

Máy bay made in Vietnam: Phải lùi thời gian bay thử

Do ảnh hưởng của thời tiết nên quá trình tập bay thử nghiệm của ông Hiển bị gặp khó khăn nên phải hoãn lại sang tháng 7.

Máy bay “tự chế” của kỹ sư Bùi Hiển cất cánh

Tháng 7 mới bay thử ngoài sân bay

Trao đổi với Đất Việt, 10h trưa ngày 21/6, kỹ sư Bùi Hiển (62 tuổi, ngụ tỉnh Bình Dương) chia sẻ, ông vừa đi tập bay về. Tính đến nay ông Hiển đã bay đủ 30 giờ bay cho bài tập bay treo với máy bay tự chế của mình.

Chia sẻ thêm, ông Hiển cho biết: “Sau bài tập bay treo tôi sẽ tiếp tục bay chuyển hướng, bay tiến, bay lui, bay sang phải, sang trái, cũng với thời lượng 30 giờ. Phải bay tốt được tất cả các kiểu bay này rồi tôi mới ra Hà Nội để xin giấy phép bay thử ở sân bay Biên Hòa (Đồng Nai).

Hiện nay, giấy tờ để xin phép bay thử tôi đã làm với Hiệp hội hàng không – vũ trụ một cách hoàn thiện, chỉ đợi bay thử đủ giờ sẽ ra Hà Nội ngay”.

Nói về lý do thời gian bay thử bị hoãn lại, ông Hiển lý giải, việc tập bay cũng phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó, thời tiết, cũng như sức khỏe của động cơ rất quan trọng. Có những ngày mưa, có gió lớn thì không thể tập bay được, vì tay lái yếu, lúc đó phải tập trong xưởng thay vì ra ngoài. 

Nếu như không gặp trục trặc gì về động cơ, thời tiết ủng hộ thì chắc chỉ trong vòng 1 tuần sẽ hoàn thiện được việc tập bay với các hình thức còn lại. Bởi vì, bay treo là hình thức khó điều khiển nhất, đã hoàn thành tốt thì các loại hình bay khác sẽ dễ hơn, thành thục hơn. 

“Tôi đã bay treo cách mặt đất được 1m, nằm trong khoảng an toàn, thời gian treo khoảng 2-3 phút, đủ tiêu chuẩn theo yêu cầu. Tôi không gặp trục trặc gì về kỹ thuật, nhưng sẽ phải chờ đợi thêm một thời gian nữa mới bay ngoài sân bay được.

Nói chung thời gian và chi phí cũng không quá tốn kém, nhưng bản thân tôi cũng muốn thúc đẩy thời gian nhanh hơn để đưa vào bay thử nghiệm”, ông Hiển tâm sự.

Giảm 3kg trong 2 tháng để tập bay

Một câu chuyện khác lần đầu tiên được ông Hiển chia sẻ, đó chính là quá trình ông phải ăn kiêng vất vả để có thể giảm cân, phục vụ cho việc ngồi điều khiển trên “máy bay tự chế” của mình.

Ông nói: “Từ khi tập bay chiếc máy bay của mình, tôi đã phải ăn kiêng 3 tháng, giảm được 3kg, bởi khi trọng lượng tăng khả năng cơ động sẽ kém đi, không linh hoạt, hơn nữa người gầy sẽ nhanh nhẹn hơn.

Ngày nào cơ thể mệt mỏi, gió lớn là tôi ngừng không tập bay vì rất nguy hiểm chứ không phải chuyện đơn giản.

Thời gian tới, tôi quyết tâm cho bay được để xin được giấy phép bay thử nghiệm. Trước thì dự định cuối tháng 6 cho vào bay thử nghiệm nhưng mưa gió nhiều nên thời gian bay không được nhiều, đành phải kéo dài thêm”.

Quan trọng nhất là phương tiện phải đảm bảo, vừa bay thử vừa thăm dò có bộ phận nào có thể trục trặc xử lý trước khi bay thật, nhưng qua thời gian bay thử, bản thân ông Hiển thấy máy bay hoạt động rất tốt, đảm bảo an toàn.

Chỉ có mấy hôm mua phải xăng kém chất lượng nên sức mạnh động cơ kém, từ ngày mua được xăng tốt thì hoạt động ổn định. Xăng là yếu tố quan trọng, nếu bị pha metanol vào thì lực nâng kém, không chủ động được khi bay.

Một yếu tố nữa là phần cánh đuôi cũng hay bị trục trặc vì số quay lớn, nếu cái rotor quay 500 vòng, thì cánh đuôi phải quay hơn 2000 vòng, nên dễ bị hư, chỉ cần bay không cẩn thận để quệt vào cành cây cũng hư, nên cánh đuôi là phần hay bị trục trặc nhất.

RELATED ARTICLES

Tin mới