Saturday, January 11, 2025
Trang chủThâm cung bí sửĐằng sau sự câu kết của Giang Trạch Dân và La Cán...

Đằng sau sự câu kết của Giang Trạch Dân và La Cán trong hội nghị Bộ chính trị ngày 26 tháng 4 năm 1999

Trong vòng 48 tiếng kể từ khi xảy ra sự kiện 25 tháng 4 đến ngày 26 tháng 4 năm 1999, Giang Trạch Dân và Bí thư Chính Pháp ủy đương thời La Cán đã bắt đầu một loạt những động thái trấn áp nhắm vào Pháp Luân Công. Từ hội nghị bộ Chính trị được diễn ra vào ngày 26 tháng 4 và những lời nói đay nghiến của hai họ Giang  – La có thể nhìn ra trên thực tế, trước lúc sự kiện “25 tháng 4” xảy ra, Giang và La sớm đã có sự bày mưu tính kế nhằm giá họa cho Pháp Luân Công, từ đó đạt được mục đích riêng của mỗi người.

 

Trong vòng 48 tiếng kể từ khi xảy ra sự kiện 25 tháng 4 đến ngày 26 tháng 4 năm 1999, Giang Trạch Dân và Bí thư Chính Pháp ủy đương thời La Cán đã bắt đầu một loạt những động thái trấn áp nhắm vào Pháp Luân Công. Từ hội nghị bộ Chính trị được diễn ra vào ngày 26 tháng 4 và những lời nói đay nghiến của hai họ Giang  – La có thể nhìn ra trên thực tế, trước lúc sự kiện “25 tháng 4” xảy ra, Giang và La sớm đã có sự bày mưu tính kế nhằm giá họa cho Pháp Luân Công, từ đó đạt được mục đích riêng của mỗi người.

Kể từ khi Giang Trạch Dân “nhất ý cô hành” (tự làm theo ý mình) bắt đầu phát động cơ chế trấn áp, vận mệnh của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) dường như đã bị buộc chặt với cuộc bức hại nhắm vào Pháp Luân Công này, những cuộc đấu đá nội bộ của ĐCSTQ nổ ra cũng là xoay vòng ở vấn đề Pháp Luân Công. 48 tiếng đồng hồ đó đã quyết định, vận mệnh của Giang Trạch Dân và ĐCSTQ sẽ đi theo chiều hướng diệt vong.

Ngày 25 tháng 4 năm 1999, hàng vạn các học viên Pháp Luân Công đã đến Trung Nam Hải thỉnh nguyện một cách ôn hòa, còn được gọi là sự kiện “25 tháng 4”.

La Cán hấp tấp phát ngôn trên hội nghị của Bộ Chính trị

Ngày 25 tháng 4 năm 1999, cuộc thỉnh nguyện ôn hòa của các học viên Pháp Luân Công tại Trung Nam Hải đã nhận được rất nhiều sự tán dương từ trong và ngoài nước, vừa là tán dương sự hòa bình, lý trí của các học viên Pháp Luân Công, cũng tán dương sự sáng suốt của Chu Dung Cơ, còn được coi là cuộc đối thoại hòa bình, lý trí nhất giữa quan chức và dân chúng kể từ khi ĐCSTQ xây dựng chính quyền, đã mở ra một trang hoàn toàn mới trong lịch sử ĐCSTQ.

Đối với một cục diện vui vẻ như thế, Giang Trạch Dân lại nhảy nhót như sấm dậy.

Theo cuốn sách “Con người Giang Trạch Dân”, trong ngày thứ hai của sự kiện “25 tháng 4”, Bộ Chính trị vì việc này đã triệu tập hội nghị khẩn cấp, La Cán, Tăng Khánh Hồng đều tham gia và thảo luận ý kiến xử lý. Giang Trạch Dân vừa bước vào hội trường, sắc mặt mười phần khó coi. Ông ta moi ra một chồng tài liệu, ném lên bàn nói: “… Lần này hơn hai vạn tên học viên cư trú ở bốn phương tám hướng dùng phương thức ẩn mình như không để đến Bắc Kinh, trước đó trong một buổi sớm mà bao vây Trung Nam Hải một cách có tổ chức, mà cơ quan công an vẫn như không biết gì, việc tắc trách thế này không được cho phép xảy ra nữa!” Giang quay đầu nhìn La Cán, thanh sắc bén như dao nói: “Cơ quan an ninh của chúng ta, ở thủ đô Bắc Kinh đông đúc như vậy, nguy cơ tới sát chính quyền như thế lại còn không có chút cảm giác gì”.

Trong cuốn sách “Đời thứ tư” từng được phát hành tại hải ngoại, tác giả Tông Hải Nhân cũng viết về một vài tình tiết phát sinh trong hội nghị lúc đó. Trong cuốn sách nói, ngày 26 tháng 4, Thường ủy Bộ Chính trị Trung ương ĐCSTQ đã nghe được những báo cáo của La Cán đối với vấn đề Pháp Luân Công.

Sau khi bị Giang Trạch Dân phê bình là thiếu độ nhạy cảm chính trị, La Cán đã tự mình giải thích: “Pháp Luân Công mấy năm nay tốc độ truyền bá cực nhanh. Năm 1997, bộ Công an từng phát thông báo, yêu cầu các nơi nghiêm mật khống chế sự phát triển của Pháp Luân Công”. Nhưng ông ta “thừa nhận”: “công việc nắm bắt không tốt”.

La Cán trong buổi hội nghị đã nói rằng: “Tại hiện trường vụ việc, tín đồ Pháp Luân Công từng lời từng tiếng đều biểu thị là không tham dự chính trị, cũng không hỏi về vấn đề chính trị, không cản trở công vụ, không gây mất trật tự quốc gia,cũng không làm loạn, chỉ là đến thỉnh cầu sự giải thích. Hơn hai vạn người trong cùng một thời gian xuất hiện tại Trung Nam Hải, không có một người nào tay cầm biểu ngữ, truyền đơn; không có một người nào hô khẩu hiệu; thậm chí nhân viên công an đứng bên đó giám sát một thời gian dài cũng không nhìn ra ai là kẻ chỉ huy hiện trường”.

Những điều này trong mắt La Cán đã trở thành chứng cứ cho thấy Pháp Luân Công “trên thực tế đã có một bối cảnh chính trị sâu sắc”.

“Học viên Pháp Luân Công bao gồm cả đảng viên ĐCSTQ, nhân viên công vụ nhà nước, quân nhân, võ cảnh, bác sĩ, giáo sư, còn có cả nhân viên ngoại giao, dường như các ngành các nghề đều có”. Vin vào đó, La Cán đã cố công nhào nặn mà bảo rằng thành phần tham gia Pháp Luân Công “vô cùng phức tạp”.

Cuối cùng La Cán đã đưa ra một cái kết luận dối trá rằng, “Tổ chức của Pháp Luân Công không chỉ là tranh đoạt quần chúng với Đảng, mà còn tranh đoạt Đảng viên, những cơ quan trọng yếu cũng xâm nhập vào, buộc phải có sự cảnh giác cao độ”.

Sau khi Pháp Luân Công được ông Lý Hồng Chí truyền ra vào tháng 5 năm 1992, bộ môn khí công này đã nhanh chóng nhận được sự quan tâm và yêu thích của quảng đại dân chúng Trung Quốc đại lục, trong đó không thiếu những quan chức cao cấp của ĐCSTQ. Những bài báo trước đó đã chỉ ra, bởi vì người theo học mỗi lúc một đông, điều này đã khiến Giang Trạch Dân đố kỵ bừng bừng, cho rằng Pháp Luân Công đang tranh đoạt quần chúng với ông ta.

Những kết luận của La Cán trong hội nghị bộ chính trị ngày hôm đó, rõ ràng đã thể hiện được ý tứ của Giang Trạch Dân.

Sự câu kết giữa hai họ Giang – La

Cuốn sách “Con người Giang Trạch Dân” còn nhắc đến, trong hội nghị diễn ra lúc đó, bảy Ủy viên Thường trực Bộ Chính trị (Giang Trạch Dân, Chu Dung Cơ, Hồ Cẩm Đào, Lý Bằng, Lý Thụy Hoàn, Úy Kiến Hành, Lý Phong Thanh), ngoài Giang Trạch Dân ra, những người khác đều biểu đạt ý kiến phản đối. Ông Chu Dung Cơ nói: “Học viên Pháp Luân Công đa phần là người ở độ tuổi trung – lão niên, phụ nữ là nhiều, cái nguyên vọng lớn nhất của họ cũng chỉ là sức khỏe mà thôi.” Ông ta còn dẫn thuật lời của một học viên Pháp Luân Công nói rằng tu luyện Pháp Luân Công có những lợi ích gì. Sau đó, Chu Dung Cơ biểu thị: “Nói mấy người này có ý đồ chính trị, quả thực tìm không ra. Ngoài ra, chúng ta không thể lại sử dụng phương thức vận động để giải quyết vấn đề tư tưởng, như thế không có lợi cho việc đẩy mạnh xây dựng kinh tế, cũng không có lợi cho hình tượng đối ngoại mở cửa của đất nước”.

Lúc đó Giang Trạch Dân “lập tức đứng lên”, chỉ vào mũi Chu Dung Cơ mà thét: “Hồ đồ! Hồ đồ! Hồ đồ! Mất đảng mất nước! Tôi rất là xót xa”, đồng thời chỉ trích ông Chu Dung Cơ “độ nhạy bén chính trị kém như thế. Vấn đề Pháp Luân Công không tranh thủ giải quyết, sẽ phạm phải sai lầm mang tính lịch sử!”

“Vậy Tổng Bí thư nói nên làm thế nào” lúc đó La Cán hỏi.

“Diệt hết! Diệt hết! Nhanh chóng diệt hết!” Giang Trạch Dân khua múa hai tay hò hét, “việc gấp gáp hiện giờ là tra rõ nhân số của Pháp Luân Công, tình trạng phân bố và người phụ trách, mỗi một cơ quan, đơn vị, ủy ban đều phải tra ra”. Nguyên thời gian hội nghị của Bộ Chính trị Giang Trạch Dân lớn tiếng đến giọng khô sức kiệt. Những ủy viên khác chỉ im lặng.

Trong lần hội nghị đó, La Cán được chỉ định chuyên môn phụ trách cuộc điều tra mang tính toàn quốc đối với Pháp Luân Công, truy tìm trên quy mô lớn. Vì để biểu thị quyết tâm đánh phá Pháp Luân Công, qua chưa đầy 2 tháng điều tra, La Cán đã đưa báo cáo lên Bộ Chính trị Trung ương, đồng thời chính thức định vị Pháp Luân Công là “X giáo”, kiến nghị diệt trừ tận rễ.

Cái cách nói “X giáo” này, tác giả Kuhn trong cuốn “Chuyện về Giang Trạch Dân” có nói, trong ngày 25 tháng 4 năm đó, Giang Trạch Dân nửa đêm đã có sự “định tính” đối với Pháp Luân Công y hệt như thế.

Bình luận viên thời sự Thạch Cửu Thiên vào ngày 20 tháng 4 năm nay có nói, bây giờ lật lại xem, toàn bộ sự kiện “25 tháng 4” vốn là cái vòng mà Giang Trạch Dân và La Cán cố ý đặt ra, trong hội nghị ngày 26 tháng 4, cả hai lại cố ý diễn kịch đôi. Sau khi Giang Trạch Dân đội cái mũ “vong đảng vong quốc” lên sự kiện này xong, là có thể thong dong xuất thủ, bởi vì ĐCSTQ sợ nhất là để mất chính quyền. Còn La Cán thì ở một bên nhào nặn lý do, từ những lời nói của ông ta trong hội nghị là có thể nhìn ra, ông ta hoàn toàn không có chứng cứ, mà chỉ là bẻ cong sự việc, nghe nhìn lẫn lộn, để tạo ra cho Giang Trạch Dân một cái cớ để bức hại.

Thạch Cửu Thiên còn bày tỏ, kỳ thực vào ngày 26 tháng 4, Giang Trạch Dân đã công khai biểu đạt là sẽ “nhất ý cô hành” mà trấn áp Pháp Luân Công.

Trước hội nghị của Bộ chính trị, Giang Trạch Dân tự mình “định tính” cho Pháp Luân Công

Cuốn sách “Con người Giang Trạch Dân” có nhắc đến, vào ngày 25 tháng 4, Giang Trạch Dân không chỉ gọi điện một lần cho khu đồn trú ở Bắc Kinh, hỏi rằng nếu như đến đêm mà Pháp Luân Công vẫn không chịu giải tán, quân đội đóng trú có thể lập tức tập kết, đồng thời bắt giữ những học viên Pháp Luân Công ở lân cận Trung Nam Hải được không. Buổi chiều, Giang còn tự mình đi “thị sát” một vòng.

Đối với tình huống lúc đó, Kuhn trong cuốn sách “chuyện về Giang Trạch Dân” cũng có ghi chép. Cuốn sách này viết: “sao lại như thế được?” Giang Trạch Dân lớn tiếng hỏi người bạn thân Thẩm Vĩnh Ngôn, “Pháp Luân Công sao lại có thể trồi lên trong vòng một đêm như thế? Chẳng lẽ chúng nó từ dưới đất chui lên sao? Cơ quan công an của chúng ta ở đâu? Cơ quan an ninh của chúng ta ở đâu?”

Chính là trong đêm đó (đêm trước hội nghị của Bộ Chính trị), Giang đã viết một bức thư với lời lẽ nghiêm trọng gửi cho các lãnh đạo cấp cao. Ông ta nói rằng: “Pháp Luân Công” là “X giáo” (tức tà giáo). “Tôi không tin rằng chủ nghĩa Marx lại không chiến thắng nổi Pháp Luân Công”, ông ta viết.

Vì để khiến cho các Ủy viên Thường ủy ủng hộ phán đoán của mình, Giang lại hỏi trong thư: “(Pháp Luân Công) rốt cuộc là có quan hệ với hải ngoại, với phương Tây, đằng sau không có ‘cao thủ’ nào đang bày vẽ chỉ huy sao?” Đồng thời nói “đây là một tín hiệu mới”, “thời kỳ nhạy cảm đã đến gần”.

Liên kết với quân đội, Giang trong đêm 25 tháng 4 triển khai trấn áp

Theo cuốn sách “Chuyện về Trương Vạn Niên” tiết lộ, tối 25 tháng 4, Giang Trạch Dân còn đưa ra vấn đề quân nhân trong cuộc thỉnh nguyện, nói với Phó chủ tịch Quân ủy đương thời là Trương Vạn Niên, yêu cầu tăng cường “công tác tư tưởng quân đội”.

Ngay trong đêm, Trương Vạn Niên chủ trì triệu tập hội nghị khẩn cấp Quân ủy Trung ương, ráo riết triển khai công tác đánh vào Pháp Luân Công với lực lượng bộ đội võ cảnh, đặc biệt là đối với quân đội đóng trú tại khu vực Bắc Kinh.

Ngày 26, theo yêu cầu của Trương Vạn Niên, bộ Tổng tham mưu, Tổng cục Chính trị lập tức phát xuống thông tri khẩn cấp, yêu cầu toàn quân “nhanh chóng hành động”, tra rõ thân phận các học viên Pháp Luân Công là quân nhân, sĩ quan lão thành và cả con em của họ, “Tra rõ con số, nắm chắc người trọng yếu”.

Nhiều động cơ để Giang Trạch Dân bức hại Pháp Luân Công

Giang Trạch Dân ngoài việc đố kỵ Pháp Luân Công, cho rằng Pháp Luân Công giành giật quần chúng với ông ta ra, vẫn còn có nhiều nguyên nhân khác khiến ông ta thù hận Pháp Luân Công.

Giang Trạch Dân có một mối ganh ghét từ lâu đối với Chu Dung Cơ, sau khi nhìn thấy sự tán dương của dư luận đối với ông Chu khi ông này xử lý sự kiện 25 tháng 4, Giang vô cùng hậm hực.

Lúc trước, Giang Trạch Dân còn phẫn phẫn bất bình với sự ủng hộ của Kiều Thạch dành cho Pháp Luân Công.

Ông Kiều Thạch tuy rằng đã về hưu từ thời “thập ngũ đại”, nhưng ông ta lại là người công khai cho toàn thế giới biết tin tức Đặng Tiểu Bình chỉ định Hồ Cẩm Đào sẽ trở thành nhân vật lãnh đạo chính yếu đời thứ 4, cũng bằng như tuyên bố Giang Trạch Dân đến “thập lục đại” phải về hưu, để ghế lại cho Hồ Cẩm Đào. Bất kể là Giang muốn chèo kéo chức vị của mình hay tự đề bạt người của mình tiếp nhận chức Tổng Bí thư hay Chủ tịch nước cũng không thể thực hiện được. Điểm này khiến cho Giang phẫn phẫn bất bình.

Ngoài ra, trong hai năm cuối cùng của thập niên 90, Giang Trạch Dân còn phải đối mặt với trùng trùng nguy cơ: mâu thuẫn từ tầng lớp cao nhất của ĐCSTQ càng ngày càng gay cấn và nhạy cảm, quan hệ Trung – Mỹ ngày càng xấu đi, năm 1998 trận cuồng phong trong thị trường tài chính châu Á càng lúc càng ác liệt, người dân chịu thiệt hại cũng mỗi lúc một nhiều, ông Chu Dung Cơ đòi điều tra triệt để “Viễn Hoa án”, năm 1999 sự kiện “Lục Tứ” vừa tròn 10 năm, những điều này đã khiến Giang lâm vào tình cảnh “ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”.

Vì để đổi hướng mâu thuẫn, hóa giải nguy cơ, Tăng Khánh Hồng – “quân sư” đắc lực của Giang Trạch Dân đã hiến cho ông ta một kế sách “xây dựng kẻ địch giả tưởng trong nước”, mục tiêu khóa chặt vào một quần thể tu luyện thiện lương đang phát triển ngày càng đông: Pháp Luân Công.

La Cán châm ngòi cho sự kiện 25 tháng 4

Ngay từ rất sớm, tại những năm như 1997, 1998 La Cán đã có ít nhất hai lần muốn dán nhãn “X giáo” cho Pháp Luân Công để tiện tay trấn áp. Sau khi thế lực của Lý Bằng từ từ rơi rụng, ông ta nhận định đây chính là để lấy lòng Giang Trạch Dân, cố gắng vớt vát một ít vốn liếng chính trị để được cơ hội leo cao.

Được biết, bắt đầu vào năm 1997, Bộ Công an đã ra thông tri, yêu cầu các nơi “nghiêm mật khống chế Pháp Luân Công phát triển”. Lúc đó có các cơ quan Công an, Mặt trận và Đặc công đã đến các điểm luyện công của Pháp Luân Công nằm vùng, biểu hiện bề mặt là cùng với học viên Pháp Luân Công học tập “Chuyển Pháp Luân”.

Nhưng sau đó phát hiện, Pháp Luân Công chả có gì đáng để nằm vùng, bởi vì tất cả hoạt động của học viên là đều công khai. Rất nhiều nhân viên nằm vùng vì thế mà hiểu rất rõ về học viên Pháp Luân Công, từ đó trở thành một học viên chân chính.

Theo nguồn tin được biết, đương thời sau khi ông Chu Dung Cơ biết được việc này đã “giáo dục” một trận với La Cán, nói ông ta “Án lớn, án nặng để đó không đi bắt, lại đi lợi dụng đặc vụ cao cấp nhất để đối phó với bá tánh”, khiến cho La Cán tối mặt tối mày.

La Cán vẫn luôn tìm kiếm cơ hội đả kích Pháp Luân Công để đoái công lĩnh thưởng với Giang Trạch Dân nên đã câu kết với Hà Tộ Hưu. Vào ngày 11 tháng 4 năm 1999 ông Hà Tộ Hưu đã cho đăng một bài viết trên “Chuyên mục khoa học kỹ thuật thanh thiếu niên”, nhằm nhào nặn ra những lời công kích ác ý, bôi nhọ Pháp Luân Công, cuối cùng làm thành mồi lửa cho sự kiện thỉnh nguyện Trung Nam Hải vào ngày 25 tháng 4.

Vì bức hại tàn khốc lên Pháp Luân Công, nên La Cán vào năm 2002 đã được bước vào Ủy ban Thường trực Bộ Chính trị. Sau khi Giang Trạch Dân về hưu, La Cán trở thành một trong những người thay mặt Giang để tiếp tục chính sách bức hại.

Lời kết

Giang Trạch Dân dốc toàn lực bức hại Pháp Luân Công, một thời hô hào “trong ba tháng trừ bỏ Pháp Luân Công”. Nhưng sự thực đã chứng minh, Pháp Luân Công không chỉ không bị đánh đổ, mà còn hồng truyền ra trên hơn 100 quốc gia và khu vực trên khắp thế giới, số người tu luyện lên đến khoảng hàng trăm triệu người, Pháp Luân Công còn nhận được rất nhiều giải thưởng và ủng hộ của nhiều  thành phần chính phủ cấp cao ở các nước.

Ngược lại ĐCSTQ trong cuộc bức hại này đã tự bức tử chính mình. Hiện nay sự băng hoại đạo đức của toàn xã hội Trung Quốc, nhiều hiện tượng dị thường xảy ra đều có quan hệ trực tiếp tới việc đàn áp Pháp Luân Công, đi ngược lại với  “Chân – Thiện – Nhẫn”. Các học viên Pháp Luân Công trong vòng 17 năm nay thông qua việc giảng rõ sự thật trên xã hội quốc tế đã không ngừng vạch trần tội ác của ĐCSTQ.

Từ tháng 5 năm 2015, hiện đã có hơn 200 ngàn học viên Pháp Luân Công và gia quyến của họ đã đệ đơn khởi kiện hung thủ cuộc bức hại Giang Trạch Dân lên Viện kiểm sát Tối cao và Tòa án Tối cao.

RELATED ARTICLES

Tin mới