Monday, November 25, 2024
Trang chủThâm cung bí sửTQ "đả hổ diệt ruồi" theo gương Hoàng đế Ung Chính

TQ “đả hổ diệt ruồi” theo gương Hoàng đế Ung Chính

Vào đầu thế kỷ 18, vương triểu nhà Thanh của Trung Quốc, được cai trị bởi Hoàng đế Ung Chính, phải đối mặt với một nan đề: chưa đẩy một thế kỷ sau khi người Mãn Châu vượt Vạn Lý Trường Thành và thiết lập chế độ thống trị ở Trung Nguyên, nạn tham nhũng tràn lan trong hàng ngũ quan lại của nhà Thanh đe dọa nghiêm trọng đến sự tồn vong của vương triều.

Bên trái: tranh vẽ Hoàng đế Ung Chính trong Hoàng bào bởi một họa sỹ vô danh (public domain). 
Bên phải: ông Tập Cận Bình tại Le Bourget, ngoại ô Paris, ngày 30 tháng 11 năm 2015 (Martin Bureau/AFP/Getty Images)

Với một kịch bản có phần tương tự, nhưng đặc trưng hơn, những ấn bản chính thức của cơ quan kỷ luật nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc gần đây được công bố để nhấn mạnh nỗ lực dài hạn nhằm làm sạch những tệ nạn như tham ô, hối lộ, và gia đình trị.

Một bài viết được đăng trên tờ Tin tức Kiểm tra và Thanh tra Kỷ Luật, và được lưu truyền mạnh mẽ trên mạng internet của Trung Quốc, ca ngợi Hoàng đế Ung Chính, người trị vì Trung Quốc từ năm 1722 đến 1735, là một người vừa nghiêm khắc vừa có sức hút cá nhân.  Bài viết miêu tả ông là một minh quân, người mang hơi thở cuộc sống vào bộ máy cai trị của nhà Thanh và truyền cảm hứng cho cấp dưới, ông đã dấn thân vào “đống cặn bã của chế độ phong kiến” và không ngừng tìm kiếm sự hoàn thiện và sung túc, để “ biến chính những người đó thành vàng ròng”.

Một bài viết, của tác giả Tập Hóa (Xi Hua), có vẻ là một thông điệp ẩn giấu có tính hiệu triệu các quan chức trong Đảng chấp nhận và ủng hộ nhiệt thành sự lãnh đạo của Tổng Bí thư Tập Cận Bình.

Tập Hóa giải thích “ Ý tưởng chợt đến với tôi. Nếu tôi trở về 300 năm trước, và là một thần tử của Hoàng đế Ung Chính, tôi có thể lựa chọn điều gì?”

Đối với Tập Hóa (người không có quan hệ thân thích với ông Tập Cận Bình), phong cách chính trị độc đáo của Hoàng đế Ung Chính thể hiện sự bao dung đồng thời chỉ mang tính đạo nghiêm khắc đối với cấp dưới.

Mặt khác, ông Tập miêu tả cách mà hoàng đế “đấu tranh và duy trì áp lực thường xuyên đối với tham nhũng, chủ nghĩa cơ hội, và quan chức lười biếng cũng như những kẻ xu nịnh”.

Tranh vẽ Hoàng đế Ung Chính trong Âu phục đang đi săn hổ nằm trong tuyển tập tranh vẽ bởi nhiều họa sỹ vô danh vẽ về Hoàng đế Ung Chính (1723-1735) (Wikimedia Commons)

Tranh vẽ Hoàng đế Ung Chính trong Âu phục đang đi săn hổ nằm trong tuyển tập tranh vẽ bởi nhiều họa sỹ vô danh vẽ về Hoàng đế Ung Chính (1723-1735) (Wikimedia Commons)

Mặt ngược lại, Hoàng đế Ung Chính luôn thể hiện “một khuôn mặt vui vẻ và rạng ngời” với những người trung thành, những người trung thực và đứng đắn.

Cho dù là một vị hoàng đế luôn duy trì những trao đổi ngắn gọn nhưng có tính cá nhân với cấp dưới, cũng như đưa ra được những biện pháp hòa giải được tình huống cho từng người, ông vẫn giữ cho mình có được hình thái của một người mạnh mẽ. Để minh chứng điều này, ông Tập Hóa đưa ra một ví dụ về Tôn Quốc Tỉ (Sun Gouxi), một vị quan có trách nhiệm quản lý Đài Loan.

Khi Hoàng đế Ung Chính nhận thấy việc phân công quản lý Đài Loan sẽ khiến ông Tôn phải xa rời mẹ già ở Đại Lục, ông ngay lập tức điều chuyển cấp dưới của mình về tỉnh Phúc Kiến, nằm ngay cạnh eo biển nối liền hai nơi.

Nhưng một vài năm sau, khi ông Tôn muốn đánh cược sự sủng ái của hoàng đế để xin ban cho mẹ mình một danh hiệu khi bước vào tuổi 80, Hoàng đế Ung Chính khiển trách ông ta nghiêm khắc và đe dọa điều tra “mẹ của người sẽ bị dính líu bởi hành động sai trái của ngươi”.

Đây không phải là lần đầu, ông Tập Hóa, làm việc tại Ủy ban Điều tra và Kỷ luật Trung Ương (CCDI) – một cơ quan chống tham nhũng của Đảng – dùng tích cổ để ám chỉ hiện tại. Bài viết nổi tiếng nhất của ông là về một nhân vật của triều nhà Thanh mà ông sử dụng để nhấn mạnh đối thủ chính trị, thu hút sự quan tâm của truyền thông Trung Quốc và phương Tây.

Vào tháng 2 năm 2015, ông Tập Hóa viết một bài chỉ trích dài về một Vương tử triều Thanh, một vị quý tộc nổi tiếng vì tham nhũng vào cuối triều Thanh, cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Trong môi trường chính trị phức tạp, sự sa đọa của vương tử đời Thanh được giải thích có nhiều nét tương đồng vơi Tăng Khánh Hồng, một quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc đã nghỉ hưu, một đồng minh thân cận của cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân, người vẫn duy trì ảnh hưởng một thời gian dài sau khi nghỉ hưu vào những năm 2000. Tăng là cố vấn chính trị cho Giang Trạch Dân suốt nhiều thập kỷ, “nhạc trưởng” của những thủ đọan quỷ quyệt để hạ bệ những đối thủ cạnh tranh và nâng đỡ phe cánh trung thành.

Từ “tăng”  trong “Tăng Khánh Hồng” là cùng một ký tự Trung Quốc sử dụng cho tên của vị vương tử người Mãn Châu (là chữ “khánh” trong tên Khánh Thân Vương).

Kể từ khi Tổng Bí thư Tập Cận Bình nắm quyền năm 2013, CCDI đã bắt giữ và điều tra hàng chục ngàn quan chức Trung Quốc, bao gồm những quan chức đứng đầu, còn được gọi là “những con hổ lớn” vì hành vi tham nhũng của họ. Các nhà phân tích chính trị tin rằng yếu tố then chốt của chiến dịch là sự đối đầu giữa phe cánh của ông Tập và phe ủng hộ của cựu lãnh đạo Trung Quốc Giang Trạch Dân.

Hướng đi mới?

Ông Tập Cận Bình đang giương cung, trong một bức ảnh trên mang Sina Weibo (Weibo.com)

Ông Tập Cận Bình đang giương cung, trong một bức ảnh trên mang Sina Weibo (Weibo.com)

Theo phân tích của ông Tập Hóa, Hoàng đế Ung Chính có công tạo một cầu nối kết hợp 140 năm của một triều đại, từ cha ông, vua Khang Hi đến người kế vị ông, vua Càn Long.

Ông Tập viết “ Dưới triều đại của Hoàng đế Ung Chính, mọi quan chức đều trung thực và đứng đắn”. Vào thời điểm ấy, Trung Quốc chiếm gần 1/3 GDP toàn cầu.

Bài viết chỉ ra rằng lãnh đạo của Đảng có khả năng đang lên kế hoạch để cải tổ mạnh mẽ trong tương lai. Hạ Minh (Xia Ming), một giáo sư chính trịnh tại Trường Đại học thành phố New York, cho rằng Tổng Bí thư Tập Cận Bình có ý định mang lại nhưng thay đổi to lớn hơn cho thể chế hiện hữu của chính quyền Trung Quốc và mang hơi hướng của một hệ thống do Tổng Thống đứng đầu.

“Đây là thời đại độc nhất chứng kiến những thay đổi diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Những thứ cũ kỹ bị loại bỏ và những điều mới mẻ được thiết lạp. Đây cũng là thời điểm sóng lớn cuốn cát đi”. Theo bài viết của Tập Hóa về sự trị vì của Hoàng đế Ung Chính, sử dụng phép ẩn dụ của Trung Quốc mô tả sự tinh luyện hoặc gột rửa. “Mọi người đang đối mặt với việc phải đưa ra quan điểm (rõ ràng)”.

Ông Tập đang mơ hồ chỉ ra luận điểm cuối cùng này, khi tuyên bố ” tư tưởng quyết định hành động, và thể chế (chính trị) quyết định kết quả”. Nếu lựa chọn đi theo ban lãnh đạo (chính trị) hiện thời, người đó sẽ “ trở thành vàng ròng sáng óng ánh và tìm kiếm được nhiều giá trị hơn trong cuộc sống”, và những người chống lại sẽ trở thành “tro bụi vô danh, tan thành hư vô bởi cơn sóng mạnh mẽ của thời đại. Không có lựa chọn thứ ba nào khác”.

RELATED ARTICLES

1 COMMENT

Comments are closed.

Tin mới