Monday, December 23, 2024
Trang chủKinh tế - Văn hóa - Xã hộiViệt Nam bắt đầu biết… cảnh giác với doanh nghiệp Đài Loan

Việt Nam bắt đầu biết… cảnh giác với doanh nghiệp Đài Loan

Bất cứ dự án nào cũng đều cần phải được xem xét một cách thận trọng, đặc biệt là vị trí có tầm chiến lược như Vũng Áng.

Một góc khu kinh tế Vũng Áng

Phải xem xét cẩn trọng

Vừa qua, công ty Wei Yu Engineering (Đài Loan, Trung Quốc) đã đề xuất xây dựng các cầu cảng tại Vũng Áng và khu hậu cần cảng diện tích 96,8 ha; phát triển tổng hợp ngành nuôi trồng như chăn nuôi lợn, gà, sản xuất rau quả với diện tích khoảng 800 ha.

Doanh nghiệp cũng muốn xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn gia súc, bột mì, chế biến dầu ăn, chế biến thịt, đông lạnh thực phẩm…Đồng thời, phía công ty dự định xây nhà điều hành và ký túc xá cho các chuyên gia, kỹ sư với diện tích 80ha trong tổng diện tích đề xuất sử dụng là 1.000ha.  Phía Hà Tĩnh cho biết, đang nghiên cứu, xem xét về dự án này.

Trước thông tin về dự án trên, trao đổi với chúng tôi, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho biết: “Tất cả các dự án này nên được xem xét một cách rất cẩn trọng sau khi có kinh nghiệm của Formosa, đặc biệt với vị trí quan trọng như Vũng Áng cần phải tham khảo ý kiến bên quốc phòng, an ninh.

Sau khi có được ý kiến phân tích của nhiều phía, thấy rằng vị trí của Vũng Áng hết sức nhạy cảm về mặt quốc phòng, nếu cho sự hiện diện quá lớn, quá đậm đặc của các nhà đầu tư Đài Loan, Trung Quốc thì phải hết sức xem xét, thậm chí là thận trọng”.

Cũng đưa ra quan điểm, ông Bùi Ngọc Sơn – Trưởng phòng Kinh tế thế giới, Viện Nghiên cứu chính trị thế giới bình luận: “Phải từ kinh nghiệm dự án cấp phép của Formosa để xem liệu nếu như cấp phép thêm cho một dự án vào đầu tư thì có đáp ứng được các yêu cầu đặt ra như vấn đề môi trường, tạo công ăn việc làm, an ninh hay không?.

Formosa là một kinh nghiệm nhãn tiền thì với dự án này phải nhìn từ đó, rút kinh nghiệm, chứ không thể tiếp tục sai lầm, phê duyệt một dự án lớn thì cần làm những việc gì, nếu xảy ra hiện tượng thứ hai tiếp theo là hoàn toàn không được”.

Đặc biệt, trong trường hợp Hà Tĩnh cân nhắc để chấp thuận dự án, theo ông Sơn, cần phải có cam kết cụ thể về từng yếu tố, đặc biệt là phải thật chặt chẽ dựa theo pháp luật, rõ ràng về trách nhiệm.

“Cam kết là yếu tố mà bất cứ dự án nào đều được đề cập đến đầu tiên, chủ đầu tư phải cho chúng ta thấy nếu họ đến thì chúng ta được gì, thu được bao nhiêu thuế, bao gồm thuế gì, cụ thể là bao nhiêu, có đáng để đánh đổi hay không.

Vấn đề đảm bảo an toàn môi trường, an ninh sẽ được quan tâm ra sao, tất cả phải được chủ đầu tư giải trình, sau đó từ những giải trình đó mà xem xét, phản biện, cân đo cái lợi, cái hại để phê duyệt”, ông Sơn phân tích.

Trong khi, ông Lê Đăng Doanh nhiều e ngại, vì theo ông, với một vị trí chiến lược như Vũng Áng, nên cẩn trọng với một dự án xin quá nhiều đất như trên, đặc biệt lại của nhà đầu tư Trung Quốc.

Ông nhấn mạnh: “Đây là vị trí hết sức cẩn trọng, liên quan đến cả  yếu tố quốc phòng và an ninh nên phải nghiên cứu giám định từng yếu tố, cần rút kinh nghiệm từ các sơ hở trong trường hợp cấp phép cho Formosa”.

Không được xé rào pháp luật

Nhắc lại câu chuyện vừa rồi tỉnh Hà Tĩnh cấp phép cho Formosa thuê hơn 33 triệu m2 với giá tiền thuê đất chỉ 80 đồng/m2/năm và tiền thuê mặt nước 10 triệu đồng/km2/năm. Trong thời hạn 70 năm, Formosa chỉ phải trả gần 94 tỷ đồng, theo ông Doanh đây là hành động vượt khỏi khung phá luật của Việt Nam.

Bình thường, đối với các công ty có vốn đầu tư nước ngoài chúng ta chỉ cho phép thuê 50 năm, nhưng Hà Tĩnh lại cho thuê 70 năm, đây là việc làm đáng tiếc.

Vì thế, ông Doanh kiến nghị: “Tôi đề xuất phải giữ nguyên kỷ luật, kỷ cương và pháp luật, chứ không thể cho một tỉnh nào đó xé rào như vậy. Khuyết điểm đó không riêng gì Hà Tĩnh mà cả Chính phủ, để cho một sự việc đáng ngại xảy ra

Với dự án lần này với diện tích thuê đất hàng nghìn m2, theo tôi, mức giá thuê và điều kiện thuê cần được nêu rõ và minh bạch. Không được cho thuê quá thời gian quy định, cũng như nêu rõ mức giá thuê, tất cả phải được công khai, rõ ràng ngay từ ban đầu”.

Hơn nữa, theo ông Doanh Chính phủ phải giám sát chặt chẽ. Việc này cần rút kinh nghiệm và thực hiện nghiêm túc, đây là bài học rất lớn với tỉnh Hà Tĩnh nói riêng và Chính phủ nói chung.

Đánh giá Vũng Áng là nơi có vị trí chiến lược quan trọng, ông Bùi Ngọc Sơn nhấn mạnh, chúng ta phải quy định rõ ràng trong luật ngày từ đầu, khu vực nào được phép cho nhà đầu tư nước ngoài vào, nơi nào không, chứ không phải đến khi họ vào thì mới tính toán.

“Đã không được vào thì tất cả các nhà đầu tư đều không được, không riêng gì Đài Loan hay bất cứ nước nào, luật chơi phải công bằng, bình đẳng. Phải định nghĩa, phải làm trrớc, chứ còn chạy theo dự án đầu tư là sai lầm. Vấn đề luật pháp và thi hành luật pháp tại Việt Nam cần được nâng cao, còn làm như hiện nay thì khó quản lý”, ông Sơn chỉ rõ.

RELATED ARTICLES

Tin mới