Saturday, November 23, 2024
Trang chủĐàm luậnSự tráo trở của Hun Sen

Sự tráo trở của Hun Sen

Ngày 20-6, phát biểu tại lễ Tốt nghiệp Học viện Hành chính quốc gia Campuchia, Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã nói: “Tôi xin tuyên bố rằng, lập trường của Campuchia là sẽ không ra bất kỳ tuyên bố nào ủng hộ phán quyết của Hội đồng Trọng tài. Campuchia có tuyên bố của riêng mình”.

Hun Sen cũng tuyên bố tẩy chay phán quyết của PCA là vì: “Đây không phải là vấn đề pháp lý, nó hoàn toàn là về chính trị. Tôi sẽ không ủng hộ bất kỳ phán quyết nào của Toà. Vụ kiện này là một âm mưu chính trị giữa một số quốc gia và Toà án”. Tuyên bố nêu trên của Hun Sen khiến dư luận thế giới choáng váng. Choáng váng vì rằng: Ngay từ ngày 29-10-2015, Toà Trọng tài quốc tế PCA đã thụ lý và ra phán quyết rõ ràng về thẩm quyền của Tòa đối với 7/15 nội dung Philippines khởi kiện, liên quan đến việc áp dụng, giải thích và vi phạm UNCLOS ở Biển Đông. Bỗng dưng ông Hun Sen lại xưng xưng nói rằng đây là một âm mưu chính trị. Xin hỏi ông, Campuchia không phải một bên có yêu sách ở Biển Đông, nơi mà Trung Quốc đang ôm mộng chiếm 80% diện tích và nhảy vào tranh chấp, vậy tiếng nói của Campuchia chỉ thể hiện thái độ và nhận thức của mình, chứsao ông lại có quyền xía vào phán quyết của PCA? Phản ứng của ông thật dữ dội và bất ngờ: “Tôi xin tuyên bố rằng, lập trường của Campuchia là sẽ không ra bất kỳ tuyên bố nào ủng hộ phán quyết của Hội đồng trọng tài. Campuchia sẽ cớ tuyên bố của riêng mình”. Khi thẳng thừng “tuyên bố” như vậy ông Hun Sen rõ ràng đã vào hùa với Trung Quốc, như lòi bà Hoa Xuân Oánh: “Trung Quốc không chấp nhận, không tham dự cái gọi là vụ kiện chính là vì bảo vệ sự tôn nghiêm và uy tín của luật pháp quốc tế”. Thật là nực cười, những kẻ đang cố tình chà đạp lên luật pháp quốc tế lại cao giọng là họ đang “bảo vệ luật pháp quốc tế”. Đấy là giọng lưỡi của những kẻ đạo tặc, vừa ăn cướp vừa la làng.

Nhưng thôi, chuyện quay ngoắt của Thủ tướng Campuchia Hun Sen có nhiều lý do. Lúc đầu dư luận quốc tế hết sức ngỡ ngàng và bất bình. Nhưng rồi bình tĩnh quan sát và nhìn lại những hành xử của Campuchia mươi năm trở lại đây, các nhà phân tích cho rằng, không có gì đáng ngạc nhiên. Bởi từ lâu Campuchia đã lệ thuộc vào Trung Quốc về cả viện trợ, thương mại và đầu tư. Sự lệ thuộc ngày càng sâu khi từ năm 2010 đến nay Trung Quốc là nhà cung cấp viện trợ nước ngoài lớn nhất cho Campuchia. Nhận định này là của giáo sư Carlyle Thayer, chuyên gia về Đông Nam Á tại Australia.

Gần 15 năm qua Trung Quốc đã âm thầm mở rộng vòng đai ảnh hưởng xuống các quốc gia Đông Nam Á. Gọi chiến lược có vẻ to tát, thực chất là mua chuộc các nước khác bằng tiền. Gần đây báo chí phương Tây đã nói trắng ra rằng, Bắc Kinh đang đổi ti ền lấy sự im lặng để họ thực hiện chủ nghĩa bành trướng trên biển. Chỉ tính trong khoảng thời gian từ 1994 đến 2011, Trung        Quốc đã đầu tư tới 8,8 tỷ USD vào Campuchia. Trung Quốc còn là nhà tài trợ phát triển cơ sở hạ tầng lớn nhất tại Campuchia, với hơn 2,1 tỷ USD để xây dựng các quốc lộ nối liền biên giới Lào và cao nguyên phía đông đến vịnh Thái Lan và Cảng Kompong Som.

Mới đây nhất, tháng 6-2016, Trung Quốc viện trợ cho Campuchia 2 tỷ USD để xây thủy điện. Khoản viện trợ n ày được công bố sau cuộc gặp giữa Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân và Phó Thủ tướng Campuchia Hor Namhong tại thủ đô Phnom Penh ngày 6-6. Hai ông Lưu và Namhong thảo luận khá kỹ về khoản tiền 2 tỉ USD này. Hiện 6 con đập đã được xây dựng và con đập thứ 7 đang trong giai đoạn hoàn thiện.

Phó Thủ tướng Campuchia như kẻ chết đuối vớ được cọc vì khoản viện trợ của Trung Quốc sẽ giúp Phnom Penh thúc đẩy phát triển kinh tế. Còn việc Trung Quốc đầu tư mạnh vào thủy điện giúp giảm giá điện đáng kể. Chính vì thế, ông Namhong vội lên tiếng, bất chấp phải trái: “Tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông cần phải được giải quyết thông qua đàm phán giữa các bên liên quan trực tiếp”.

Sau phát biểu “chí tình” của hai ông Hor Namhong và Hun Sen, Trung Quốc mở cờ trong b ụng. Bà Hoa Xuân Oánh nói trong một cuộc họp báo: “Phía Trung Quốc vô cùng cảm ơn và tán thưởng cao độ phát biểu của Thủ tướng HunSen…Về vụ kiện của Philippines, Trung Quốc đã sớm tuyên bố lập trường không chấp nhận, không tham dự. Vì vậy đừng ai hy vọng Trung Quốc sẽ chấp nhận kết quả của một phiên tòa phi pháp, không công bằng”.

Thế giới ngày nay đã khác xưa. Mọi thứ lấp liếm, nguỵ biện không che mắt được ai. Thời “Thiên tử” nói sao, “Chư hầu” nghe vậy cũng đã qua lâu rồi. Cộng đồng các nước ASEAN và nhân dân thế giới đều nhận rõ một điều, cách tốt nhất lúc này là phải tôn trọng luật pháp quốc tế. Ăn tài nói giỏi đến mấy cũng không che giấu được bản chất muốn làm bá chủ thế giới, biến Biển Đông thành ao nhà, và không tránh được sự phán quyết nghiêm khắc của PCA .

Còn việc ông Hun Sen tuyên bố tẩy chay phán quyết của PCA trong vụ Philippines kiện Trung Quốc là quyền của ông ấy, là “nói lấy được”, vì đã dấn quá sâu vào con đường người khác đã vạch vòi, đã dẫn lối, không dễ “thoát Trung” khi sa lầy vào những khoản viện trợ kinh tế khổng lồ. Và rồi từ lệ thuộc về kinh tế sẽ dẫn tới lệ thuộc vào chính trị. Từ sự lệ thuộc đó người ta dễ dàng tráo trở, quên bạn tốt, trở thành tiền đồn của một nước lớn, tiếp tay cho sự bành trướng xuống các nước phía nam.

Những tiếng nói lạc lõng của Campuchia chỉ tỏ rõ sự “trung thành” với những bó đô-la được chuyển đến từ Bắc Kinh mà thôi. Những tiếng n i đó chỉ thể hiện lập trường nhất thời và nhận thức phiến diện của họ về Biển Đông và luật pháp quốc tế. Điều đó chẳng hề hấn gì đếnphán quyết của PCA trong những ng ày sắp tới. Người Việt Nam có câu “chưa thấy quan tài chưa đổ lệ”. Hình như ông Hun Sen có biết chút ít tiếng Việt?!

RELATED ARTICLES

Tin mới