Friday, November 15, 2024
Trang chủĐiểm tinHọc bạn Tàu, Triều Tiên dùng nước làm … vũ khí ?

Học bạn Tàu, Triều Tiên dùng nước làm … vũ khí ?

Bình Nhưỡng xả lũ tại con đập gần biên giới với Hàn Quốc sẽ làm cho phần còn lại của bán đảo này ngay lập tức chìm trong lũ.

Đập Hwanggang xả nước xuống sông Imjin.

Đài truyền hình KBS đưa tin hình ảnh được ghi nhận từ thiết bị vệ tinh Arirang cho thấy lượng nước tại con đập Hwanggang đã gần đầy thể tích chứa. Độ cao của con đập là 114 m, trong khi hiện nay mực nước đã lên tới cao trình 108 m.

Con đập chỉ các khu vực Đường ranh giới quân sự (MDL) 46 km. Nếu như Triều Tiên quyết định xả lũ, dòng nước đạt vận tốc 500 mét khối/s sẽ chỉ cần 30 phút để làm ngập vùng MDL.

Bộ Quốc phòng Hàn Quốc thông báo họ đang sát sao kiểm soát tình hình.

Hãng thông tấn Yonhap dẫn lời người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Moon Sang-gyun ngày 27/6 cho biết: “Mực nước tăng cao do mưa lớn kéo dài trong năm. Quân đội Hàn Quốc cũng trong tư thế sẵn sàng cứu trợ nếu tình huống khẩn cấp xảy ra.”

Đập Hwanggang chỉ cách đập Gunnam của Hàn Quốc 56 km. Tuy nhiên, Gunnam chỉ chứa được 71 triệu tấn nước, tương đương 20% lượng nước mà Hwanggang xả ra. Tháng trước, Triều Tiên đã hai lần xả nước, khiến ngư dân Hàn Quốc trên sông Imjin thiệt hại nặng nề.

Vào tháng 9/2009, chính quyền Bình Nhưỡng cũng quyết xả lượng nước khổng lồ xuống sông mà không thông báo trước cho chính quyền Seoul, khiến 6 người Hàn Quốc thiệt mạng.

Trieu Tien hoc Trung Quoc, dung nguon nuoc ran de

Các binh sĩ Hàn Quốc tìm kiếm 3 người mất tích ở sông Imjin. Ảnh: AP

Việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên như nguồn nước để kiềm tỏa, gây ảnh hưởng tới láng giềng có lẽ được Bình Nhưỡng “học hỏi” từ Bắc Kinh.

Hầu hết các đập nước lớn ở châu Á là của Trung Quốc. Bắc Kinh tự hào có hơn một nửa trong số 50 ngàn con đập lớn nhất thế giới. Sự bùng nổ các đập thủy điện ở Trung Quốc vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Ngược lại, Trung Quốc đang tập trung xây dựng các đập nước sát biên giới với các nước láng giềng.

Những gì Trung Quốc làm và thúc giục các nước khác (như Lào, Campuchia) làm là đắp đập, ngăn sông, chặn dòng, khiến các dòng sông xuyên quốc gia như Mê Kông hay Salween nhìn từ bản đồ giống như một chuỗi hạt, mỗi hạt là một đập thủy điện.

Hồi đầu năm nay, việc Trung Quốc xây dựng hàng loạt các đập thủy điện trên thượng nguồn sông Mê Kông đã gây hạn hán, ảnh hưởng không hề nhỏ đối với lưu vực như Lào, Campuchia, Thái Lan. Trên hệ thống sông Mê Kông – dòng chảy cung cấp nước ngọt huyết mạch của Đông Nam Á, Trung Quốc đã xây dựng 6 con đập và đang có kế hoạch xây thêm 14 con đập nữa.

Ấn Độ cũng phải “chịu chung số phận” khi bị Trung Quốc khóa vòi cung cấp nước ngọt trên các dòng dông. Tình hình thiếu nước ngọt ở Ấn Độ tồi tệ hơn nhiều so với Trung Quốc, nguồn nước tái tạo nội bộ của Trung Quốc khoảng 2813 tỉ mét khối mỗi năm, nhiều gấp đôi Ấn Độ. Ngoài ra, Bắc Kinh vẫn đang tiếp tục chặn dòng, đắp đập ngăn sông.

Tranh chấp nguồn nước trên các con sông và hồ với Balkhash, Kazakhstan, Trung Quốc đang trong một cuộc chiến âm thầm, không khoan nhượng.

Hồ Balkhash trong một vài thập kỷ tới sẽ lặp lại số phận của Biển Aral, sông Irtis sẽ biến thành một dãy các đầm lầy và các vũng nước đọng, cư dân các thành phố Ust- Camenogorsk, Pavlodar, Caraganda và Semei (Semipalatinsk) sẽ không còn nước uống, các núi băng trên dãy Alatai sẽ tan và nhấn chìm và cuốn trôi thành phố Alma- Ata.  Đây là kịch bản phát triển sự kiện thảm họa mà các nhà sinh thái học đưa ra liên quan đến các kế hoạch của Trung Quốc phát triển khu vực lãnh thổ phía Tây Bắc của nước này- Khu tự trị  Duy Ngô Nhĩ Tân Cương.

RELATED ARTICLES

Tin mới