Trung Quốc là quốc gia rộng lớn, kì bí, ẩn chứa nhiều sự tình uẩn khúc, quanh co của lịch sử đến nay vẫn chưa từng được lí giải. Hãy cùng điểm lại những bí mật, vì lí này hay lí khác, vẫn thường bị cất giấu ấy.
1. Thân kim cương bất hoại của Lục tổ Huệ Năng phái Thiền tông
Huệ Năng (638 – 713), là một đại sư, được người đời tôn sùng là vị tổ thứ sáu của Thiền tông Trung Quốc. Ông là học trò của Ngũ tổ Hoằng Nhẫn, đắc đạo từ khi còn chưa xuất gia. Sau khi viên tịch, thân xác của Huệ Năng đại sư không hề bị phân hủy. Người ta cho rằng ông đã tu hành đạt đến ngưỡng “thân kim cương bất hoại”.
Thân kim cương bất hoại của Lục tổ Huệ Năng. Ảnh dẫn qua: khoahoc.tv
Trong Cách mạng văn hóa (1966-1976), với làn sóng bài trừ “Bốn cũ”, Hồng vệ binh từng dùng búa đập vào ngực Huệ Năng. Tất cả đều ngã ngửa khi nhìn thấy bên trong cơ thể của đại sư các cơ quan nội tạng vẫn còn giữ được gần như nguyên vẹn. Theo lời kể của các nhân chứng, khi ấy tất cả đã chấn động, vội vàng quỳ sụp xuống dập đầu trước Huệ Năng.
Thân xác bất hoại của Huệ Năng một lần nữa minh chứng cho thuyết “thân kim cương bất hoại” của nhà Phật. Thuyết này cho rằng con người ta một khi tu luyện đắc đạo, lúc chết đi linh hồn sẽ nhập cõi Niết Bàn còn thân xác thì bảo trì mãi.
2. Nước sông Trường Giang đột nhiên cạn trơ đáy
Đoạn sông Trường Giang chảy qua Giang Tô. Ảnh dẫn qua: khoahoc.tv
Đoạn sông Trường Giang chảy qua quận Thái Hưng (Giang Tô), nay là thành phố Thái Hưng trong lịch sử từng hai lần xảy ra hiện tượng kì bí. Năm 1342, dòng sông lớn bỗng nhiên cạn trơ đáy chỉ sau một đêm. Nên nhớ Trường Giang là dòng sông dài nhất Trung Quốc (6.385 km) chứ không phải là một dòng suối.
Hiện tượng kì lạ đó một lần nữa lặp lại vào năm 1954. Khi ấy, bầu trời đổi màu vàng sẫm, nước Trường Giang đột nhiên cạn khô, rất nhiều tàu thuyền mắc kẹt. Chỉ sau 2 giờ, nước sông lại cuộn trào chảy về cứ như có ai đó lấy tay chặn lại dòng chảy vậy.
3. Rồng xuất hiện ở sông Liêu Hà ở Doanh Khẩu
Bến sông Liêu Hà ở Doanh Khẩu. Ảnh dẫn qua: khoahoc.tv
Năm 1934, ở Doanh Khẩu, trời đổ mưa liên miên trong hơn 40 ngày. Nước sông Liêu Hà dâng lên biến vùng lau sậy xung quanh thành một đầm lầy. Người ta phát hiện trong đầm lầy một con vật kì lạ, hình thù rất giống với rồng trong truyền thuyết.
Các nhân chứng ở thời điểm đó kể lại rằng, họ tận mắt chứng kiến “con rồng” mắt mở to, thân màu trắng, nằm uốn khúc trên mặt đất, ở bụng có hai chân vươn ra. Sau đó, lại có mưa lớn suốt 40 ngày đêm. Con rồng cũng đột nhiên biến mất. Một thời gian sau, người ta phát hiện ra xác của nó cạnh một hố đất dài 17 m, rộng 6 m. Bộ xương còn lại của con rồng dài 10 m, hai bên đầu có chân dài 1 m, xương sống có tổng cộng 29 đốt.
4. Thanh kiếm bên trong mộ Tần Thủy Hoàng
Thanh kiếm đồng trong mộ vua Tần Thủy Hoàng. Ảnh: Internet.
Năm 1994, những binh khí bằng đồng đã được các nhà khoa học phát hiện ra bên trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Trong đó có một thanh kiếm đồng cực kì độc đáo. Ruột kiếm rất dày, dù đã nằm trong lòng đất hơn 2.000 năm nhưng vẫn rất sắc bén.
Người ta đã rất sửng sốt sau khi kiểm tra thấy trên bề mặt thanh kiếm đồng có một hợp chất muối crôm dày 0,01 mm. Càng bất ngờ hơn, thao tác oxy hóa muối crôm từng được cho là mới chỉ xuất hiện ở thời hiện đại, ở Đức năm 1937 và ở Mỹ năm 1950.
5. Số phận của các học viên Pháp Luân Công
Các học viên Pháp Luân Công đang luyện công (bài công pháp số 2 “Pháp Luân Trang Pháp”). Ảnh: Internet.
Pháp Luân Công (còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp) là một môn khí công tu dưỡng cơ thể và tinh thần dựa trên nguyên lí Chân – Thiện – Nhẫn. Hệ thống này được ông Lý Hồng Chí đưa ra lần đầu tiên trước công chúng vào năm 1992.
Vì những lợi ích kì diệu về sức khỏe và tinh thần, Pháp Luân Công mau chóng trở thành môn khí công được yêu thích nhất Trung Quốc với khoảng gần 100 triệu người tập luyện mỗi ngày. Tháng 7/1999, vì lòng đố kị cá nhân và nỗi sợ hãi mất đi quyền lực, Giang Trạch Dân và những người dưới quyền đã mở một chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công trên quy mô toàn quốc.
Mô tả lại cảnh các học viên Pháp Luân Công bị tra tấn trong nhà tù. Ảnh dẫn qua: Minh Huệ Net.
Các học viên Pháp Luân Công không một tấc sắt trong tay đã phải gánh chịu những thủ đoạn bức hại tàn khốc nhất trong lịch sử nhân loại. Họ bị chính quyền bắt giữ và bỏ tù mà không qua xét hỏi trước tòa án. Trong tù, họ chịu đủ hình thức tra tấn dã man nhất, bị khủng bố tinh thần, chích thuốc độc, cho giật điện, đánh đập, bỏ đói… Khủng khiếp hơn, các học viên ở trại lao động cưỡng bức, hầm bệnh viện, nhà tù còn bị thu hoạch nội tạng phi pháp. Họ bị mổ sống, cướp nội tạng để phục vụ cho ngành ghép tạng đầy mờ ám của Trung Quốc.
Cho đến nay, đã qua 17 năm kể từ cuộc đàn áp, bức hại, số phận của những học viên Pháp Luân Công bị giam giữ trong các trại cải tạo và nhà tù Trung Quốc vẫn tiếp tục bị che dấu.