Wednesday, January 15, 2025
Trang chủNhìn ra thế giớiHải quân Việt Nam: Lựa chọn tàu chiến nhỏ và vừa mà...

Hải quân Việt Nam: Lựa chọn tàu chiến nhỏ và vừa mà “có võ”

So với tàu chiến lớn từ 3000 tấn trở lên, chi phí đóng và duy trì hoạt động của các tàu cỡ 1000-3000 tấn rẻ hơn hẳn, cho phép Hải quân Việt Nam nhanh chóng gia tăng số lượng.

Tàu hộ vệ tên lửa Gepard-3.9 của Hải quân Việt Nam

Trong những năm qua, nhờ sự tập trung đầu tư của Đảng và Nhà nước, lực lượng Hải quân nhân dân Việt nam đang ngày càng lớn mạnh. Tuy vậy, việc trang bị tàu chiến cỡ lớn cho lực lượng này vẫn còn đang gặp phải một số khó khăn, lực cản lớn nhất đang đến từ vấn đề kinh phí.

Trước yêu cầu cấp bách trong thực hiện nhiệm vụ hiện đại hóa Hải quân, cần chú ý tới việc phân lọai và mua sắm những lớp tàu phù hợp để tăng nhanh chóng số lượng và chất lượng tàu chiến nhằm đảm bảo thực hiện thắng lợi yêu cầu bảo vệ chủ quyền.

Sự lên ngôi của những chiến hạm “nhỏ mà có võ”

Biển Đông là một biển rộng, tuy vậy, bị bao quanh bởi lãnh thổ của nhiều quốc gia. Vùng biển Việt Nam đang tuyên bố chủ quyền là vùng biển nhộn nhịp tàu bè qua lại. Bên cạnh đó, biển Đông có không gian với nhiều đảo nhỏ ngoài khơi đang trong tình trạng tranh chấp.

Việt Nam với những khó khăn riêng của mình không thể nào chú trọng đầu tư vào những chiến hạm lớn, để xoay trở bảo vệ lợi ích trong không gian như vậy, nên việc chú trọng vào tàu chiến cỡ 900-3000 tấn là một ưu tiên phải được cân nhắc.

So với chiến hạm lớn từ 3000-4000 tấn trở lên, chi phí đóng mới và duy trì hoạt động của các chiến hạm từ 1000-3000 tấn rẻ hơn hẳn, điều đó dẫn đến việc chúng ta có thể gia tăng số lượng tàu chiến nhanh chóng. Bên cạnh đó, giãn nuớc từ 900-3000 tấn là giãn nước vừa đủ để chúng ta có những tàu chiến đa năng, đủ chức năng phòng không, chống ngầm.

Khi tập hợp tại, có thể tạo thành những ô an toàn như một mạng lưới, để hỗ trợ và bảo vệ nhau không hề thua kém những hạm đội thực thụ.

Malaisia, rồi Indonesia, lần lượt lựa chọn trang bị là những chiến hạm cỡ vừa. Lựa chọn của họ là Sigma, một chiến hạm không quá mạnh về hỏa lực, nhưng đồng đều về 3 phương diện tác chiến.

Trung Quốc cũng là quốc gia đang trỗi dậy nhanh chóng về lực lượng hàng hải, với biển Đông, trong quá khứ,Trung Quốc sử dụng lớp Type053, hiện tại, họ cho ra đời lớp Type054A, với vũ trang vừa đủ, chuyên hoạt động trong khu vực nhiều đảo nhỏ, bãi cạn như tại khu vực biển Đông. Có thể nói, việc trang bị tàu cỡ 900-3000 tấn trong khu vực là xu thế phù hợp.

Cuộc chiến tại Syria đã cho thấy một diện mạo mới trong tác chiến hải quân, khi những tàu chiến nhỏ bé của Nga giáng những đòn tiến công hàng nghìn km trước sự ngỡ ngàng của giới quan sát quân sự quốc tế.

Hãy thử tưởng tượng Việt Nam có những đội tàu chiến như vậy, với các bệ phóng thẳng đứng đa năng phóng các tên lửa hành trình đối hạm / đối đất đủ sức đe dọa không chỉ đội hình tàu mặt nước đối phương, mà còn dám thực hiện những đòn tiến công có chiều sâu vào quân cảng,cơ sở hạ tầng phục vụ chiến tranh của đối phương.

Đó sẽ là một đòn răng đe đầy trọng lượng lên những quốc gia đang có ý định gây hấn trong tương lai.

Những khó khăn và tiến độ trang bị so với khu vực

Thực tế trong quá khứ, lãnh đạo Hải quân nước ta cũng đã nhìn nhận ra vấn đề này. Cuộc chiến gìn giữ chủ quyền CQ88, và các nhiệm vụ yểm trợ các điểm đóng quân tại Trường Sa cho thấy, không gì hiệu quả hơn việc các điểm đảo được hỗ trợ bằng các tàu chiến cỡ vừa, mớm nước thấp neo trước thềm đảo, cộng với lực lượng trên đảo, sẽ là sự tương hỗ xa-gần lợi hại.

Tàu chiến đó, vừa phải nhanh nhẹn, vừa phải có tính đa năng để giúp thực hiện nhiệm vụ phòng không cho điểm đóng quân, tránh việc ưu thế đường không của đối phương sẽ là ác mộng với các điểm đảo, bởi sự hạn chế không gian, cơ sở hạ tầng, năng lượng… trên đảo sẽ khó cho phép bố trí các hệ thống phòng không lớn.

Những nỗ lực đầu tiên đã được cụ thể hóa bằng việc cố gắng cho ra đời các tàu tên lửa giãn nước hơn 2000 tấn, nhưng do cơ sở vật chất kỹ thuật và con người chưa được chuẩn bị kỹ càng, dự án đã bị hủy bỏ, dẫn đến việc Hải quân Việt Nam không sớm được sở hữu những tàu chiến cỡ vừa.

Vì lẽ đó, mãi tới thập niên đầu của thế kỉ XXI, Hải quân Nhân dân mới có các hợp đồng tàu nổi như Gepard 3.9, thực sự đã thay đổi diện mạo của hải quân nước nhà. Tuy vậy, các nước láng giềng của Việt Nam đều đã và đang thể hiện tư duy đi trước khi nhanh chóng mua sắm.

Việt Nam trong quá trình hiện đại hóa năng lực tác chiến,cũng đã cân nhắc lựa chọn Sigma, nhưng một số yêu tốt khách quan đã khiến hợp đồng bị tạm ngưng. Việt Nam đã quay sang Gepard 3.9 của Nga, bằng việc đặt thêm 2 tàu chiến nữa, nâng tổng số tàu mua từ Nga lên 6 chiếc.

Có thể nói, mãi tới khi hợp đồng Gepard đầu tiên được chuyển giao sản phẩm, chúng ta mới trở nên nhẹ nhõm hơn trong áp lực hiện đại hóa hải quân, rồi hợp đồng Gepard thứ 2 sắp được chuyển giao, rồi thứ 3 đang được ký kết, chúng ta có quyền hy vọng, những con tàu tiếp theo với vũ trang ngày càng mạnh sẽ là át chủ bài trong chiến lược phát triển lực lượng HQVN.

Tuy vậy, trong tương lai, nếu muốn có một lực lượng tàu nổi hùng mạnh, có thể duy trì hiện diện và răn đe có hiệu quả với các nước xung quanh, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của CNQP Việt Nam là phải tự chủ đóng được những tàu từ 900-3000 tấn, đa năng và tác chiến tốt ở 3 phương diện trên không, dưới nước và trên mặt nước.

Có như vậy, Việt Nam mới đủ sức và tự tin để bảo vệ lợi ích ngoài khơi trên không gian sinh tồn hướng biển của mình.

RELATED ARTICLES

Tin mới