Máy bay tiêm kích bí ẩn Shenyang J-31 (Merlin) chưa phù hợp với thế hệ thứ 5.
Máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 của Trung Quốc Shenyang J-31 (Merlin).
Mẫu máy bay tiêm kích mới thế hệ thứ 5 của Trung Quốc Shenyang J-31 (Merlin) đã lọt vào ống kính máy ảnh. Các chuyên gia đã phân tích về sự phát triển bí mật này và đưa ra kết luận rằng đây là máy bay có ngoại hình giống chiếc F-35 của Mỹ nhưng đạt đến thế hệ thứ 5 thì vẫn còn là xa vời.
Bất ngờ được chứng kiến ngày vận chuyển máy bay chiến đấu mới nhất của Trung Quốc, thấy rằng quá trình vận chuyển chúng được tiến hành với các biện pháp tuân thủ bí mật: thân máy bay được phủ bạt khá dày và bảo vệ chống rung.
Người ta cho rằng dưới lớp bạt phủ là phiên bản thứ 2 máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 của Trung Quốc Shenyang J-31 (Merlin), chúng được thiết kế sử dụng công nghệ tàng hình.
Rõ ràng sự phát triển và thử nghiệm các máy bay thế hệ thứ năm được thực hiện hoàn toàn ở Podnebesnoy.
Theo số liệu thu thập được, loại máy bay này có khả năng tăng tốc đến 2200 km/h, chúng có bán kính hoạt động khá rộng 1250 km và được trang bị bộ radar hoạt động mạng pha.
Sau chuyến bay này nó đã được phát triển một cách bí mật, không một người dân nào biết thông tin về nó. Cũng giống như PAK FA được thực hiện bí mật không ai được xem nó cho tới khi nó hoàn thành “Thượng tướng tổng tư lệnh Lực lượng hàng không vũ trụ Nga Viktor Bondarev nói rằng, còn quá sớm để người xem tiếp nhận sự phát triển này”.Chuyến bay trình diễn của loại máy bay này được tổ chức ở triến lãm hàng không vũ trụ Airshow China 2014, các chuyên gia đã khẳng định rằng “Merlin” có thể đứng ngang hàng với dự án máy bay tiêm kích thế hệ thứ năm như F-35 của Mỹ và PAK FA của Nga.
Câu hỏi đặt ra là Shenyang J-31 (Merlin) có xứng hay không với sự tuyên bố táo bạo của nhà sản xuất rằng tiêm kích này là máy bay thế hệ thứ 5.
Bay bằng gì?
Tìm hiểu với động cơ của nó, có thông tin cho rằng tiêm kích J-31 sẽ sử dụng động cơ RD-93 của Nga.
Đây là phiên bản xuất khẩu của động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt có khả năng đốt sau RD-33, chúng được trang bị trên MIG-29. Lực đẩy của động cơ khi đốt sau là 8300 kg.
Mà RD-33 không phải là động cơ thế hệ thứ năm, nó không thể bay ở tốc độ siêu âm kể cả ở chế độ làm việc đốt sau của động cơ.
Đặt trên bàn cân về lực đẩy với động cơ F-119, được trang bị cho tiêm kích thế hệ thứ 5 của Mỹ là F-22 và Pratt & Whitney F135- động cơ này sau khi nâng cấp thành động cơ thế hệ thứ năm từ F-119, được đặt trên F-35.
Đây là động cơ thế hệ thứ năm phiên bản hai của Mỹ, lực đẩy khi đốt sau là 19500 kg.
Như vậy RD-93 và Pratt & Whitney F135 có sự chênh lệch khá lớn về lực đẩy 8300 kg so với 19500 kg. Như vậy so sánh hai động cơ này trên phương diện lực đẩy động cơ thì chưa cân xứng.
Dựa vào chỉ số hiệu quả trên mà nói rằng Shenyang J-31 được so sánh F-35 về tầm bay và khả năng tải trọng trong chiến đấu thì vô cùng vội vàng. Khẳng định rằng động cơ thế hệ thứ năm của Nga sẽ chỉ bay từ năm 2017.
Bay với tiêu chuẩn nào?
Máy bay Shenyang J-31 cũng thua kém F-35 khi không được tranh bị hệ thống điện tử hàng không, định vị máy bay và vũ khí trên máy bay.
Người ta cũng cho rằng máy bay Shenyang J-31 được thiết kế sử dụng công nghệ tàng hình nhưng các chuyên gia vẫn còn ngờ vực công nghệ này của Trung Quốc.
Ai và làm thế nào để xác định được chính xác các chỉ số của tiêm kích Shenyang J-31?
Hiện không có nhiều vị trí thử nghiệm có thể đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật để có thể xác định được các tham số với độ chính xác cao.
Nhũng ai đang cố gắng so sánh Shenyang J-31 và F-35 cần nhớ lại rằng F-35 là máy bay thứ tư của Mỹ sử dụng công nghệ tàng hình. Đầu tiên phải kể đến F-117 nhưng chúng đã bị loại bỏ khỏi biên chế.
Có nghĩa là chỉ có các nhà nghiên cứu Mỹ, những người tiên phong trong việc phát triển và khai thác loại máy bay này mới có thể hiểu một cách sâu sắc và đánh giá khách quan nhất sản phẩm mới của Trung Quốc.
Tất nhiên Trung Quốc có thể đã “đánh cắp” công nghệ của Mỹ, nhưng nếu có thì không nhiều.
Có thể thấy rằng, kế hoạch tạo ra máy bay thế hệ thứ năm Trung Quốc vẫn còn ở giai đoạn đầu. Trong những năm gần đây Trung Quốc cung cấp rất nhiều tiền cho việc nghiên cứu các loại vũ khí mới, nhiều người được đào tạo ở nước ngoài (rất nhiều được nhận đào tạo ở Hoa Kỳ), tuy nhiên ở Trung Quốc cơ sở hạ tầng để phát triển còn hạn chế: các trường về tổng công trình thiết kế kiểu như về máy bay không có, chưa thành lập được cơ chế đánh giá sự sáng tạo và kết quả đạt được…
Tuy nhiên tốc độ phát triển trong lĩnh vực này ở Trung Quốc làm các chuyên gia kinh ngạc. Rất có thể các kĩ sư, kỹ thuật viên sẽ sớm giải quyết được nhiều công việc khó này với khả năng của họ.
Trong chương trình triễn lãm hành không ở Chu Hải vào năm 2014 máy bay này được gọi là FC-31 – máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của Trung Quốc và chúng dự kiến sẽ được xuất khẩu.
Tuy nhiên để có thể được các nước chú ý tới và đặt hàng thì danh tiếng của nhà sản xuất máy bay đóng vai trò rất quan trọng. Thường các mẫu thiết kế của Trung Quốc không được sử dụng vào nhu cầu thị trường về mặt vũ khí.
Trên thực tế thì Trung Quốc chưa hoàn thiện được máy bay tiêm kích thế hệ thứ tư. Tuy họ đã sản xuất được động cơ máy bay nhưng vẩn còn nhiều vấn đề chưa thể khắc phục, vì vậy họ vẩn phải mua của Nga với số lượng lớn.
Nhiều nguồn tin cho biết Trung Quốc có rất nhiều “điệp viên” công nghiệp. Họ có thể đã “đánh cắp” hàng Terabyte dữ liệu từ công ty sản xuất F-35 và sao chép toàn bộ.
Nếu không chú trọng nghiên cứu và phát triển chất lượng bên trong mà chỉ đơn thuần ở hình dạng, một cái vỏ rỗng (phần cấu trúc máy bay không có động cơ và thiết bị) thì sự sao chép này chỉ ở mức “độc đáo”.
Hiện tại máy bay chiến đấu của Trung Quốc chỉ thực sự trông giống một cỗ máy chiến đấu thế hệ thứ năm.