Vào thời xưa, có thể nhận ra và sửa sai là một đức hạnh mà một người cao quý phải có. Sau đây là nhiều câu chuyện về các nhân vật lịch sử đã làm lại cuộc đời và gây dựng được đại công.
3. Khấu Chuẩn: Một viên quan tận tụy vì dân
Khấu Chuẩn là người ở tỉnh Sơn Tây, sống vào thời Bắc Tống, Trung Quốc. Ông sinh ra trong một gia đình dòng dõi học hành đỗ đạt. Cha mất ngay sau khi ông ra đời, nên cả gia đình phải dựa vào công việc dệt vải của mẹ ông mà sống qua ngày.
Một sự giáo dục tốt
Mẹ của Khấu Chuẩn thường dạy dỗ và yêu cầu ông trở thành một người có ích bằng cách lao động chăm chỉ khi bà đang kéo sợi. Sự thông minh của Khấu Chuẩn đã vượt trội hơn những người đồng trang lứa. Năm lên bảy tuổi ông đã viết bài thơ nổi tiếng “Vịnh Hoa Sơn”: “Chỉ hữu thiên tại thượng, cánh vô sơn dữ tề, cử đầu hồng nhật cận, hồi thủ bạch vân đê” (Dịch nghĩa: Chỉ có trời là ở trên, càng không có núi sánh ngang, ngẩng đầu mặt trời đỏ ở gần, quay đầu thấy mây trắng dưới thấp), đã thành giai thoại “ba bước thành thơ vịnh Hoa Sơn”.
Khấu Chuẩn đã không làm mẹ thất vọng. Năm 18 tuổi ông lên kinh ứng thí. Ông đạt được trung Tiến sĩ.
Tin mừng đã truyền về đến quê nhà của ông. Lúc này mẹ ông đang bị bệnh rất nặng. Lúc lâm chung, bà trao một bức tranh của bà cho người giúp việc và nói: “Khấu Chuẩn chắc chắn sau này sẽ làm quan. Nếu nó có phạm bất kỳ lỗi làm gì thì hãy đưa cho nó bức tranh này.”
Sự xa hoa lãng phí
Khấu Chuẩn sau đó trở thành tể tướng của triều Bắc Tống. Ông quyết định tổ chức sinh nhật bằng cách mời tất cả quan đồng liêu đến dự một bữa tiệc xa hoa cùng với xem hí kịch nhằm thể hiện địa vị và sự giàu có của mình.
Người giúp việc nghĩ rằng đã đến thời điểm và lấy bức tranh ra. Khấu Chuẩn mở bức tranh, trong đó vẽ cảnh ông đang đọc một cuốn sách dưới ánh đèn dầu kế bên người mẹ đang dệt vải. Bên cạnh bức tranh có bài thơ:
“Cô đăng khóa độc khổ hàm tân
Vọng nhĩ tu thân vi vạn dân
Cần kiệm gia phong từ mẫu huấn
Tha niên phú quý mạc vong bần.”
Tạm dịch:
“Vất vả đọc sách dưới ánh đèn; Mong con tu thân vì dân chúng; Lời của mẹ dạy sống cần kiệm; Giàu sang khi ấy đừng quên nghèo.”
Rõ ràng, bức tranh và bài thơ là nguyện vọng lúc lâm chung của mẹ ông. Khấu Chuẩn đọc đi đọc lại bài thơ khóc nức nở. Ông yêu cầu khách mời rời đi và kết thúc bữa tiệc.
Từ đó, ông hướng mình chặt chẽ theo các tiêu chuẩn cao, đối xử rộng lượng với người khác và làm việc liêm chính. Cuối cùng ông trở thành một trong những tể tướng nổi danh và được kính trọng nhất của triều Tống.
Một tể tướng liêm minh chính trực
Sau khi Khấu Chuẩn trở thành tể tướng, ông gặp hai viên quan tham nhũng. Vương Hoài biển thủ hàng chục triệu lượng và bị cách chức nhưng không lâu sau đó được phục chức. Tổ Cát thì biển thủ ít hơn nhưng lại bị tử hình.
Khấu Chuẩn nhận thấy Vương Hoài bị phạt nhẹ hơn vì anh ông ta là quan Tham chính tên Vương Miện đã làm loạn. Vào thời điểm đó đang gặp hạn hán. Khấu Chuẩn khuyên nhà vua rằng hạn hán là cảnh báo của Trời rằng các quan viên tham nhũng không bị trừng trị thích đáng. Ông công khai vạch trần sự dung túng của Vương Miện trước mặt tất cả quan lại, khiến Vương Miện không nói được lời nào. Kết quả là nhà vua đã ra lệnh xét xử lại vụ của Vương Hoài.
Khấu Chuẩn không bao giờ nhượng bộ thượng cấp, và sự khẳng khái của ông đã làm mất lòng nhiều đại quan có thanh thế trong triều đình.
Vì điều này mà ông bị giáng chức xuống làm quan của một thị trấn nhỏ.
Được phục chức trong lúc nguy nan
Vào thời Tống Chân Tông, nước Liêu láng giềng phía bắc đã dẫn 200.000 quân xâm lược triều Tống. Triều Tống gặp nguy hiểm khi quân Liêu chiếm được nhiều thành phố chính và liên tục tiến về kinh đô nhà Tống. Những quan tham chính như Vương Khâm Nhược đều sợ hãi và đã đề nghị dời đô.
Khi đó tể tướng Tất Sĩ An tiến cử lên Tống Chân Tông cho Khấu Chuẩn làm tướng để cứu nước. Nói rằng: “Khấu Chuẩn có tư chất trung nghĩa, có thể quyết được việc lớn, hết lòng báo quốc, giữ vững chính khí, trước sự xâm lăng của phương bắc, chỉ có Khấu Chuẩn có thể ngự địch báo quốc”. Tống Chân Tông đã chuẩn cho cả hai làm tể tướng.
Khấu Chuẩn kiên quyết chủ trương kháng Liêu và lấy lại các vùng đất đã mất, lại mời nhà vua thân chinh để cổ vũ sỹ khí.
Để phòng việc những người như Vương Khâm Nhược tiến sàm ngôn tới nhà vua, Khấu Chuẩn đã đưa họ đến tiền tuyến để phòng quân Liêu. Dưới sự lãnh đạo mạnh mẽ và quyết tâm của ông, quân đội triều Tống đã lấy lại được dũng khí, động lực và sau đó thắng một trận lớn ở Thiền Châu.
Sau đó, nước Liêu lùi bước và đưa ra “nghị hoà”, từ đó họ không còn dám xâm lược lần nào nữa.
Dân chúng hai bên biên giới đã có cuộc sống yên bình hàng thập kỷ sau đó. Về sau ở Thiền Châu có người viết bài thơ rằng:
“Hoan minh tòng thử chí kim nhật
Thừa tương Lai Công công đệ nhất”.
(Khấu Chuẩn từng được phong làm Lai Quốc Công)
Khấu Chuẩn làm tể tướng trước sau hai lần kéo dài trong 30 năm. Những năm đó trước sau ông vẫn giữ cuộc sống đam bạc và được dân chúng và quan lại triều đình kính trọng. Thậm chí quan lại nước Liêu cũng bày tỏ sự khâm phục đối với Khấu Chuẩn.