Friday, November 15, 2024
Trang chủĐiểm tinMỹ, Nhật Bản có thể khai chiến nếu TQ manh động làm...

Mỹ, Nhật Bản có thể khai chiến nếu TQ manh động làm liều

Thúc đẩy sự ủng hộ của Mỹ, Philippines có thể sẽ ít kiềm chế hơn và tham gia vào các hành vi nguy hiểm khi tuyên bố chống lại Trung Quốc, có khả năng sẽ lôi kéo Mỹ vào một cuộc xung đột quân sự với Trung Quốc trên những bãi đá không người sinh sống ở Biển Đông.

 

Cụm tác chiến tàu sân bay Mỹ gồm mẫu hạm và các tàu tuần dương hạm, khu trục hạm và hộ vệ hạm hoạt động trên Biển Đông

Mỹ, Nhật Bản không ngại khai chiến nếu Trung Quốc manh động làm liều

Theo National Interest, Mỹ thận trọng hơn trong trường hợp của Philippines cho dù có nghĩa vụ tương tự dựa trên hiệp ước an ninh chung. Khi căng thẳng giữa Philippines và Trung Quốc tăng vọt vào cuối năm 2012, Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố: “Chúng tôi quan ngại về sự gia tăng căng thẳng trên Biển Đông và đang giám sát tình hình chặt chẽ. Mỹ kêu gọi tất cả các bên liên quan giảm căng thẳng,  giữ vững tinh thần của tuyên bố ASEAN năm 1992 về Biển Đông và Tuyên bố chung ASEAN- Trung Quốc năm 2002 về ứng xử của các bên ở Biển Đông”.

Vào tháng 2/2013, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ đã khẳng định: “Mỹ ủng hộ việc sử dụng các biện pháp ngoại giao và hòa bình để quản lý và giải quyết các bất đồng, bao gồm cả việc sử  dụng trọng tài hoặc các cơ chế pháp lý quốc tế khác”.  Sự dè dặt trong việc đưa ra một cam kết rõ ràng giúp Philippines chống lại sự tấn công từ Trung Quốc đã thể hiện rõ sự miễn cưỡng không muốn để dính vào một cuộc đối đầu quân sự với Trung Quốc về các vùng lãnh thổ của Philippines trên Biển Đông. Một quan chức quân sự cấp cao của Mỹ tuyên bố: “Tôi cực kỳ thẳng thắn với mọi người: Tôi không nghĩ rằng chúng ta sẽ cho phép Mỹ bị kéo vào cuộc xung  đột dù là về cái gì đi chăng nữa…bất chấp hiệp ước quân sự, chúng ta không cho phép họ kéo ta vào tình thế tranh chấp các đảo, đá”.

Năm 1995, người phát ngôn Bộ ngoại giao Mỹ đã làm rắc rối vấn đề liệu hiệp ước phòng thủ chung với Philippines có áp dụng trong các tranh chấp hàng hải hay không. 15 năm sau, với sự quan ngại gia tăng về quyết tâm của Trung Quốc, Mỹ đã làm rõ chính sách của mình. Với việc căng thẳng leo thang, Ngoại trưởng Hillary Clinton đã nhắc lại chính sách của Mỹ, khẳng định rằng “trong khi Mỹ không ủng hộ hoàn toàn bên nào trong tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, nhưng về những tuyên bố bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc, bà bổ sung “tuân thủ luật pháp quốc tế các tuyên bố hợp pháp về tự do hàng hải ở Biển Đông chỉ nên bắt nguồn từ các tuyên bố lãnh thổ hợp pháp”.

Philippines hoan nghênh  lời tuyên bố mạnh mẽ hơn, nhưng Mỹ vẫn chưa đưa ra mối liên hệ nào tới các nghĩa vụ trong hiệp ước. Vào tháng 11/2011, trên khu trục hạm the USS Fitzgerald, trong khi kỷ niệm lần thứ 16 hiệp ước phòng thủ chung, Ngoại trưởng Clinton đã kêu gọi một giải pháp hòa bình cho các tranh chấp nhưng vẫn nhấn mạnh cam kết của Mỹ với Philippines khi tuyên bố: “Chúng tôi chắc chắn rằng khả năng phòng thủ tập thể và hạ tầng thông tin liên lạc đủ khả năng ngăn chặn sự khiêu khích từ các nhà nước và các nhân tố ngoài nhà nước”.

Có lẽ được khuyến khích bởi những  lời tuyên bố từ phía Mỹ, vào tháng 4/2012, giữa lúc bế tắc với Trung Quốc trên vụ bãi cạn Scarborough, Bộ trưởng ngoại giao Philippines Abert del Rosario đã tuyên bố rằng “xét về cam kết của Mỹ, họ khẳng định rằng họ sẽ tuyên bố nghĩa vụ của Hiệp ước phòng thủ chung”. Manila công khai kêu gọi đưa các đảo đang tranh chấp vào trong hiệp ước phòng thủ chung, nhưng Hiệp định hợp tác tăng cường quốc phòng vẫn để lại một sự mơ hồ. Hiệp định chỉ cam kết nước Mỹ sẽ bảo vệ lãnh thổ chính của Philippines và khu vực Thái Bình Dương. Ngoài ra, Mỹ vẫn giữ sự mập mờ về mức độ mở rộng cam kết của mình.

Vào một cuộc phỏng vấn hồi tháng 5/2016, nguyên Tổng thống Philippines Benigno Aquino III khẳng định rằng Mỹ phải duy trì…lòng tin của một trong các đồng minh và sẽ có nghĩa vụ phải thực hiện các hành vi quân sự trên Biển Đông nếu Trung Quốc tái  tuyên bố chủ quyền với rặng san hô đang tranh chấp nóng bỏng ngoài khơi bờ biển Philippines”.

Quân đội Philippines trong cuộc tập trận chung với Mỹ

Tháng 6/2016 vừa qua, tại Đối thoại Shangri-La, Bộ trưởng bộ quốc phòng Ash Carter trả lời câu hỏi về phản ứng của Mỹ nếu Trung Quốc tiếp tục bành trướng lãnh thổ về phía nam, đặc biệt là chiếm bãi cạn Scarborough, ông đã tuyên bố : “Điều này sẽ dẫn đến các hành động của Mỹ không chỉ có ảnh hưởng tới những căng thẳng đang gia tăng mà còn cô lập Trung Quốc.” Phát biểu tại hội nghị, Thượng nghị sĩ John McCain nói rằng “Tôi tự tin rằng Mỹ sẽ tiếp tục đảm bảo lợi ích quốc gia, duy trì những cam kết và bảo vệ tự do hàng hải và thương mại”.

Điều này rõ ràng ám chỉ đến việc bảo vệ Philippines nếu nước này bị lôi kéo vào một cuộc xung đột quân sự về các đảo tranh chấp. Đây là nghĩa vụ của hiệp ước phòng thủ chung Mỹ – Philippines.  Một vài người gợi ý rằng Mỹ nên thắt chặt liên minh với Philippines và tuyên bố rằng hiệp ước này có bao gồm cả bãi cạn Scarborough, nhưng công nhận rằng điều này có thể vô tình thúc đẩy hành vi cứng rắn hơn từ phía Philippines. Mỹ gần đây đã có những bước đi nhằm tăng cường lĩnh vực trinh sát, giám sát của Philippines về vùng trời và vùng biển.

Khi phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực được đưa ra, giả sử nó có lợi cho Philippines, nó sẽ cung cấp cho nước này động lực chính trị và pháp lý để hối thúc hỗ trợ kiên quyết hơn từ phía Mỹ khi Phiippines tìm cách thực thi phán quyết của tòa, hoặc nếu Trung Quốc phản kháng, ra tay ở bãi cạn Scarborough. Thúc đẩy sự ủng hộ của Mỹ, Philippines cũng có thể sẽ ít kiềm chế hơn và tham gia vào các hành vi nguy hiểm khi tuyên bố chống lại Trung Quốc, có khả năng sẽ lôi kéo Mỹ vào một cuộc xung đột quân sự với Trung Quốc trên những bãi đá không người sinh sống ở Biển Đông.

Tuy nhiên lập trường hòa giải của Tổng thống mới nhậm chức của Philippines, Rodrigo Duterte, lại trái ngược với cựu Tổng thống Aquino. Duterte thể hiện rằng ông sẽ theo đuổi một biện pháp hòa giải với Trung Quốc, kể cả với một phán quyết có lợi từ phía Tòa trọng tài thường trực. Nhưng trong khi điều ngày làm giảm khả năng lôi kéo Mỹ vào một cuộc xung đột, nó sẽ tạo ra căng thẳng cho liên minh Mỹ – Philippines nếu như nó có vẻ rằng Philippines đang tách dần ra khỏi Mỹ.

Chiến đấu cơ yểm trơ cư ly gần A-10 của Mỹ đã có mặt tại Philippines

Trung Quốc đang tận dụng thế lưỡng nan của liên minh an ninh này, và người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã cảnh báo Mỹ rằng “việc củng cố liên minh quân sự sẽ chỉ làm trầm trọng thêm cuộc đối đầu và không giúp giải quyết vấn đề. Trung Quốc hi vọng quốc gia liên quan có thể suy nghĩ tới hòa bình và ổn định trong khu vực, tỏ thái độ trách nhiệm và hành động cẩn trọng”.

National Interest kết luận, với thế lưỡng nan của liên minh an ninh hiện nay, Mỹ phải thận trọng điều chỉnh các cam kết của mình. Mỹ không muốn để các đồng minh kéo mình vào nguy hiểm, nhưng cũng không để Trung Quốc mặc sức muốn làm gì thì làm. Điều này đặc biệt đúng khi cân nhắc vấn đề quá nhạy cảm về tranh chấp lãnh thổ, một trong những nguyên nhân chính gây ra chiến tranh.

RELATED ARTICLES

Tin mới