Monday, November 18, 2024
Trang chủThâm cung bí sửQuan chức Trung Quốc tuyên bố sẽ nghiên cứu lịch sử ‘nhạy...

Quan chức Trung Quốc tuyên bố sẽ nghiên cứu lịch sử ‘nhạy cảm’ của Đảng cộng sản

Chính quyền Trung Quốc hy vọng sẽ “chinh phục dư luận với những câu chuyện có sức thuyết phục và đầy cảm hứng về những thành tựu lịch sử của Đảng”

Mao Trạch Đông (trái) và cựu Thủ tướng Chu Ân Lai (phải) trong một bức ảnh chụp năm 1945 (AFP/Getty Images) 

Tại một cuộc họp của Hội đồng Nhà nước Trung Quốc vào ngày 6 tháng 7, một nhà lịch sử của Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tuyên bố rằng tổ chức của ông ta sẽ bắt đầu nghiên cứu vào những biên niên sử thâm sâu và thường không được chú ý, của chế độ [Trung Quốc].

Nhưng thay vì dẫn chứng bằng tài liệu chính xác về 95 năm tồn tại của ĐCSTQ, ông Trương Thục Quân (Zhang Shujun), Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Lịch sử Đảng, có ý định nghiên cứu để “chinh phục dư luận với những câu chuyện có sức thuyết phục và đầy cảm hứng về những thành tựu lịch sử của Đảng,”, theo Thời báo Hoàn Cầu, [được quản lý bởi Nhân dân Nhật báo], một cơ quan ngôn luận chính thức của ĐCSTQ.

Người ta nghĩ rằng bằng cách này, Đảng có thể định hình quan điểm của công chúng và giới trí thức về lịch sử của mình – bao gồm cuộc Cách mạng Văn hóa và chiến dịch Đại nhảy vọt mà đã sát hại hàng chục triệu người.

Trong những năm qua, kể từ khi tiến hành những cải cách kinh tế của Trung Quốc, ĐCSTQ vẫn giữ quyền kiểm soát các phương tiện truyền thông và quyền lực nhà nước, nhưng gặp khó khăn trong việc duy trì sự tham gia của chủ nghĩa Mác trong cuộc sống hàng ngày của người dân Trung Quốc bình thường.

Trong khi đó, sự gia tăng của các phương tiện truyền thông xã hội và việc giao lưu với thế giới bên ngoài đã thúc đẩy sự quan tâm [của người dân Trung Quốc] đối với lịch sử Trung Quốc hiện đại, và cùng với nó là sự nhận thức về sự tàn bạo đê tiện, song hành với chế độ cộng sản.

Một ví dụ rõ ràng về điều này có thể được nhìn thấy trong trường hợp của Viên Đằng Phi (Yuan Tengfei), một giáo viên [dạy sử] nổi tiếng tại một trường trung học phổ thông ở Bắc Kinh, với những bài giảng sinh động và sôi nổi, đã chỉ trích và kết tội nhà sáng lập ĐCSTQ Mao Trạch Đông – người đã chỉ đạo chiến dịch Đại nhảy vọt và Cách mạng Văn hoá – là một con quái vật, ngang bằng với Hitler.

Với đánh giá về sự lãnh đạo của Mao là “ba phần tội, bảy phần công”, ĐCSTQ có thể đang chuẩn bị tiến hành nhiều hơn nữa các biện pháp trực tiếp để hạn chế những gì mà ông Trương Thục Quân đã mô tả tại cuộc họp Hội đồng Nhà nước, là “chủ nghĩa hư vô lịch sử” và phỉ báng các nhà lãnh đạo và các anh hùng cộng sản.

Phản đối kịch liệt “thông tin sai trái” trên internet, ông Trương yêu cầu việc nghiên cứu và đại chúng hóa những “cá nhân quan trọng”, cũng như việc thúc đẩy “nghiên cứu học thuật đối với các chủ đề nhạy cảm từ tất cả các khía cạnh”.

Ma Dũng (Ma Yong), một nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học xã hội Trung Quốc, đã chỉ rõ trong một cuộc phỏng vấn với Thời báo Hoàn cầu, rằng trung tâm của ông Trương có thể giúp ĐCSTQ xử lý các chủ đề lịch sử bằng cách cung cấp những câu chuyện chi tiết hơn, nhưng vẫn đúng về mặt chính trị, về quá khứ của ĐCSTQ.

“Cần có nhiều thảo luận hơn nữa về cuộc Cách mạng Văn hóa trong năm nay bởi vì đây là năm kỷ niệm lần thứ 50, nhưng mọi người vẫn sợ nói về nó”, ông Ma cho biết.

Tất nhiên, chủ nghĩa xét lại mới này thậm chí không thừa nhận “những điểm mù” riêng của mình. Các nhà nghiên cứu không bao giờ nhắc đến số lượng người thực tế bị sát hại trong các chiến dịch chính trị của Đảng. Và bạo lực chính trị, đã xảy ra trong vài thập kỷ qua – ví dụ như vụ thảm sát tại quảng trường Thiên An Môn, hoặc cuộc đàn áp Pháp Luân Công, một muôn tu luyện tinh thần, vẫn đang diễn ra – thậm chí còn không được đề cập đến.

RELATED ARTICLES

Tin mới