Tuesday, November 26, 2024
Trang chủNhìn ra thế giớiSự tích 'đường lưỡi bò' của Trung Quốc

Sự tích ‘đường lưỡi bò’ của Trung Quốc

Năm 2009, Trung Quốc chính thức công bố bản đồ có “đường lưỡi bò” hay “đường chín đoạn” khiến cả thế giới ngạc nhiên và “không thể hiểu nổi”.

 

“Đường lưỡi bò” trên Biển Đông khiến cả thế giới chống Trung Quốc (Ảnh Vietimes)

Đường lưỡi bò (đường chữ U, đường 9 đoạn) là tên gọi dùng để chỉ đường quốc giới hải vực Biển Đông mà Trung Quốc chủ trương và đơn phương tuyên bố chủ quyền. 

Đường lưỡi bò đã bị Tòa án Trọng tài thường trực theo Phụ lục VII của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 bác bỏ ngày 12/7/2016 với lý do “không có căn cứ pháp lý cho việc Trung Quốc nêu quyền lịch sử với các tài nguyên nằm trong vùng biển trong Đường Chín Đoạn” . 

Đường lưỡi bò bao trọn bốn nhóm quần đảo, bãi ngầm lớn trên Biển Đông là quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa, quần đảo Đông Sa và bãi Macclesfield với khoảng 75% diện tích mặt nước của Biển Đông, chỉ còn lại khoảng 25% cho tất cả các nước Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia và Việt Nam, tức mỗi nước được trung bình 5%

Theo những tư liệu mà giới nghiên cứu Trung Quốc công bố rộng rãi trên các trang mạng thì xuất xứ của “đường lưỡi bò” như sau: Thời Trung Hoa dân quốc có tổ chức chuyến đi khảo sát trái phép kéo dài 2 tháng từ đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa đến đảo Ba Bình thuộc Trường Sa. Sau chuyến đi, đã vẽ ra bản đồ 11 đoạn (đường lưỡi bò) rồi cho in ấn vào tháng 10/1947. 

Sau khi phát hành tấm bản đồ, Trung Quốc thời bấy giờ còn công bố “kết quả nghiên cứu của chuyến đi khảo sát” như sau: “Diện tích biển của Trung Quốc bị các nước lấn chiếm như sau: Việt Nam chiếm 1.170.000 km2; Philippines chiếm 620.000 km2; Malaysia chiếm 170.000 km2; Brunei chiếm 50.000 km2; Indonesia chiếm 35.000 km2!”. Như vậy đường lưỡi bò là bất hợp pháp vì không nhà nước nào có thể tự tiện vẽ bản đồ gom lãnh thổ lãnh hải của nước khác vào cho mình. 

 

Trung Quốc ngang nhiên xây dựng đường băng và các công trình phục vụ mục đíchquân sự trên Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam (Ảnh Reuters) 

Năm 1949, chính quyền Trung Hoa dân quốc bị đánh bại, phải chạy ra đảo Đài Loan, tấm bản đồ có đường lưỡi bò 11 đoạn rơi vào quên lãng. 

Tuy nhiên đến năm 1953, đường lưỡi bò tưởng đã tiêu vong theo chính quyền Trung Hoa dân quốc bỗng “sống dậy”. Trong năm này chính phủ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa xem xét và phê duyệt lại đường lưỡi bò, từ 11 đoạn xuống còn 9 đoạn. Nhưng ranh giới của đường lưỡi bò 9 đoạn tham lam hơn, tiến sát Việt Nam, Malaysia và Philippines hơn. 

Theo cách lập luận của Trung Quốc thì với đường lưỡi bò mới 9 đoạn thì các nước Việt Nam, Philippines và Malaysia đã “chiếm” diện tích biển của Trung Quốc nhiều hơn. 

Và hơn 50 năm sau, Trung Quốc mới công khai tham vọng độc chiếm Biển Đông với thế giới.

RELATED ARTICLES

Tin mới