Saturday, January 11, 2025
Trang chủBiển nóng5 cuộc chiến tranh có thể diễn ra: Lò lửa Trung Quốc

5 cuộc chiến tranh có thể diễn ra: Lò lửa Trung Quốc

Trung tuần tháng 6/2016, báo Mỹ Wearethemighty công bố danh sách cuộc chiến tranh có thể xảy ra trong vòng 4 năm tới.

Trung Quốc có tham vọng kiểm soát hầu hết các đảo ở Biển Đông

Đặc biệt, nhấn mạnh đến yếu tố Trung Quốc, mầm mống có thể dẫn đến Thế chiến thứ III.

1. Trung Quốc với từng nước trong khu vực TBD

Năm 2013, Trung Quốc tuyên bố quần đảo Senkaku (hay Điếu Ngư) là một phần của Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ). Kể từ đó, không quân và hải quân hai nước liên tục thực hiện nhiều cuộc tuần tra, kiểm soát khu vực này. Người Trung Quốc cho rằng đây là những hành động khiêu khích, vi phạm chủ quyền lãnh thổ của họ và thường xuyên tổ chức các cuộc biểu tình chống Nhật, giống như những gì họ làm trong Thế chiến II.

Theo báo Mỹ, những hòn đảo này chỉ là cái cớ. Ý thức hệ tư tưởng “Giấc mơ Trung Hoa” mới là thủ phạm, để biến giấc mơ Đại Hán thành hiện thực và để bù đắp những gì mà Trung Quốc bị thua thiệt trên trường quốc tế.

Ngược lại, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, người theo chủ nghĩa dân tộc, cũng không thể làm ngơ trước sự ngạo mạn của Bắc Kinh chỉ vì những điều nhỏ nhặt. Cơ quan lập pháp Nhật Bản đã thay đổi hiến pháp để cho phép quân đội Nhật Bản tham chiến ở ngoài nước, động thái mới kể từ sau Thế chiến II kết thúc, điều này sẽ cho phép Nhật mạnh tay hơn nếu Trung Quốc vẫn cố tình khiêu khích.

Ở những nơi khác, Philippines, Brunei, Malaysia, Đài Loan và Việt Nam đang phải đối mặt với các tranh chấp ở Biển Đông. Quần đảo Trường Sa là một tập hợp nhỏ, dường như không quá quan trọng “tính năng hàng hải” ở Biển Đông, nhưng đóng vai trò tuyến đường hàng hải thương mại quan trọng của mỗi nước. Nhưng quan trọng hơn là trữ lượng dầu mỏ và khí thiên nhiên nằm sâu trong lòng đất tại khu vực.

Trung Quốc bắt đầu xây dựng các hòn đảo nhân tạo và các căn cứ quân sự tại quần đảo Trường Sa, điều này đã làm tăng sự quan ngại của dư luận, bởi Mỹ đã ký các hiệp ước phòng thủ chung với Nhật Bản, Philippines và Đài Loan nên Mỹ cũng phải có trách nhiệm khi an ninh hàng hải tại khu vực bị đe doạ.

2. Chiến tranh Trung – Mỹ

Thuật ngữ “trỗi dậy hòa bình” (peaceful rise) ít được dư luận quan tâm bởi nó chứa đựng nhiều điều không tưởng. Nguyên thuỷ, là ý thức hệ chính thức cựu Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào khi rời nhiệm sở năm 2012 đưa ra. Khi Trung Quốc thuộc quyền Tập Cận Bình thì độ hiếu chiến của tư tưởng này bắt đầu tăng vọt.

Bằng chứng, tin tặc Trung Quốc đã thâm nhập, đánh cắp bản thiết kế của các chiến đầu cơ F-35 Joint Strike Fighter của Mỹ, trước khi quân đội Trung Quốc “khoe” sản phẩm “cây nhà lá vườn” y trang F-35 của Mỹ.

Chưa hết, Trung Quốc còn mông má một tàu sân bay second-hand của Nga, sau đó, khi khi đã chôm được thiết kế, ngay lập tức cho ra đời một chiếc nhân bản giống đến nỗi người Nga cũng phải mơ. Điều này cho thấy công nghệ copy của Trung Quốc đã đạt tới trình độ “ngoại hạng”, nhắc nhở thế giới cần phải cảnh giác.

Đặc biệt, người Trung Quốc còn phát triển được cả tên lửa chống tàu DF-21D để đối trọng với tàu sân bay và các loại tàu tiên tiến khác của Mỹ. Tên lửa đạn đạo này rất giống tên lửa hạt nhân và có thể mang theo cả phụ tải hạt nhân, có thể đánh chìm tàu ​​sân bay Mỹ.

Đây chính là lý do tại sao Trung Quốc lại phát triển vũ khí để làm giảm ưu thế của hải quân Mỹ, đồng thời ngăn chặn xâm lược của Mỹ từ phiá sau ngay khi chiến tranh bắt đầu xảy ra.

3. Chiến tranh Nga – NATO

Sự mở rộng của NATO giống như một bức tường kiên cố nhằm cản trở sự lớn mạnh của Nga ở Đông Âu, thực sự đã âm thầm diễn ra trong vòng ba mươi năm qua. Chiến tranh Lạnh kết thúc làm thay đổi cách mà người Nga và phương Tây tương tác với nhau.

Phương Tây coi ảnh hưởng của Nga vẫn còn lớn và mang tính hiếu chiến. còn Nga không coi ý tưởng mở rộng của NATO sang vùng Đông Âu như Ukraine là điềm lành, nên việc sáp nhập bán đảo Crimean năm 2014 được xem là phản ứng của Nga trước sự bành trướng của NATO về phía đông.

Phản ứng, NATO đang triển khai hàng ngàn quân tới Ba Lan và các nước vùng Baltic để tạo ra đối trọng, chặn ảnh hưởng của Nga. NATO coi các mối đe dọa của Putin là rất nghiêm trọng.

Nga không chỉ sáp nhập Crimea mà trước đó, năm 2008 còn thôn tính CH Xô viết Gruzia để “bảo vệ dân tộc thiểu số nói tiếng Nga” tại tỉnh Nam Ossetia và Abkhazia. Putin tuyên bố trách nhiệm của Nga là bảo vệ quyền các dân tộc thiểu số nói tiếng Nga ở nước ngoài và việc sử dụng vũ lực để thực thi nhiệm vụ này là cần thiết.

4. Chiến tranh Iran và Saudi Arabia

Cuộc nội chiến tôn giáo Sunni-Shiite diễn ra trên khắp khu vực Trung Đông và được xếp vào nhóm chiến tranh proxy war (có thể tạm hiểu là cuộc chiến giữa 2 phe mà cả 2 được giúp đỡ, ủng hộ từ 2 hay nhiều phe khác).

Tại Yemen, các bộ lạc Houthi được Iran hậu thuẫn đã tiến hành lật đổ chính phủ Rabbuh Mansur al-Hadi được Saudi Arabi hậu thuẫn. Các bộ lạc Houthis vẫn đang cố gắng chiến đấu để lật đổ nhà độc tài Ali Abdullah Saleh, nạn nhân của Mùa Xuân Ả Rập 2012.

Ngay sau khi liên minh với Qatar, Bahrain, Kuwait và UAE, Saudi Arabia đã tiến hành chiến tranh can thiệp. Cuộc chiến ở Yemen hiện nay bao gồm cả lực lượng al-Qaeda ở bán đảo Ả Rập và tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). Thủ tướng Iraq Haidar al-Abadi cảnh báo sự gia tăng đột ngột trong bạo lực của giáo phái này có thể lan rộng, ảnh hưởng mạnh hơn lớn tới Trung Đông.

Cuộc chiến proxy thể hiện khá rõ tại Iraq. Chính phủ Iraq đang sử dụng một liên minh tạm thời của Mỹ, lực lượng dân quân Shia, và các cố vấn của Iran để tái thu hồi vùng lãnh thổ bị IS chiếm đóng năm 2014.

Tại Syria, lực lượng trung thành với al-Qaeda được tài trợ bởi dòng Sunni trong khi đó các chiến binh thuộc chế độ Asad và Hezbollah lại được hỗ trợ từ Iran và Nga (mặc dù các bên đều chiến đấu chống lại IS).

Đồng thời, cả Iran và Saudi Arabia vẫn tiếp tục dự trữ vũ khí và phát triển các hệ thống vũ khí mới. Đến một thời điểm nhất định, khi hai bên cảm thấy proxy war đã hội tụ đủ tiêu chí, họ sẽ tiến hành chiến tranh riêng ngay trên lãnh thổ của mình.

5. Trung Quốc và Ấn Độ

Trung Quốc và Ấn Độ đã từng xảy ra chiến tranh vào năm 1962 do Mao Trạch Đông ngộ nhận Ấn Độ cản trở Trung Quốc nắm quyền kiểm soát Tây Tạng và do Ấn Độ cấp quyền tị nạn cho Đức Dalai Lama. Cuộc chiến kéo dài cả tháng và cuối cùng chỉ dẫn đến sự thay đổi không đáng kể về đường biên mà đến hay đã hơn nửa thế kỷ “đâu vẫn đóng đấy”.

Theo giới phân tích, các cuộc chiến tranh sắp tới về mặt danh nghĩa có thể liên quan đến biên giới Himalaya của hai nước, nhưng thực tế nó lại liên quan đến nước. Cả hai đều muốn dùng các dự án thủy điện và nước từ sông Yarlung Tsangpo-Brahmaputra.

Con sông bắt nguồn từ Tây Tạng sau đó chảy vào Ấn Độ và Bangladesh. Trong năm 2008, một dự án đập Trung Quốc trên Yarlung Tsangpo đã làm cho Ấn Độ lo lắng bởi sự chuyển dòng đột ngột, Trung Quốc sẽ dùng nước làm vũ khí để không chế chủ đề trong cuộc đàm phán song phương.

Trong trường hợp chiến tranh với Trung Quốc xảy ra, kẻ thù vĩnh viễn của Ấn Độ là Pakistan có thể sẽ đứng về phía Trung Quốc. Nhằm khai thác tối đa thế mạnh này, Trung Quốc hiện đang đổ tiền vào Pakistan, đặc biệt là tại khu vực tranh chấp Kashmir.

Với những khoản đầu tư khoogn lồ, cho phép quân đội Trung Quốc có quyền thâm nhập sâu vào vùng Trung Á, xây dựng lực lượng để tiến hành cuộc chiến dài hơn. Về phần mình, Ấn Độ có thể đánh bại Pakistan để cách ly Trung Quốc, nhưng chiến thắng cả hai là điều khó mặc dân dù dân số Ấn Độ không thua kém Trung Quốc.

RELATED ARTICLES

Tin mới