Saturday, December 21, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiÔng Phạm Bình Minh nói gì về ý định vay TQ 7000...

Ông Phạm Bình Minh nói gì về ý định vay TQ 7000 tỷ đồng?

Như Dân trí đã đưa tin, Bộ Giao thông Vận tải vừa đề xuất vay vốn thực hiện dự án xây dựng đường cao tốc Vân Đồn – Móng Cái (96 km) từ Ngân hàng Trung Quốc với tổng vốn vay khoảng 7000 tỷ đồng. Theo Bộ này, Bộ Ngoại giao cũng đã đồng thuận chủ trương trên. Chiều ngày 28/7, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh đã trả lời chúng tôi về dự án này:

Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh:”Nguồn vốn nào đáp ứng yêu cầu của chúng ta thì chúng ta sử dụng”

Thưa ông, được biết là Bộ Ngoại giao cũng ủng hộ việc vay vốn thực hiện dự án trên. Xin cho biết, vì sao Bộ ủng hộ việc này?

-Hiện nay, chúng ta có nhu cầu rất lớn trong việc đầu tư, xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, chúng ta lại không có nguồn vốn, tuy có một số nguồn vốn trong nước nhưng không đủ để phát triển cơ sở hạ tầng. Như vậy, chúng ta có các khoản vay, các khoản vốn hỗ trợ phát triển (ODA) của các nước cho chúng ta thì việc Trung Quốc hay nước nào đó có nguồn vốn ODA cho chúng ta, đáp ứng yêu cầu của chúng ta thì chúng ta sử dụng. Chứ không phân biệt nước này, nước kia. Cái chính là nguồn vốn đó đáp ứng điều kiện của chúng ta hay không, đảm bảo chúng ta có khả năng vay, trả nợ.

Nhưng nhiều người dân, giới chuyên gia kinh tế cũng có lo ngại khi nhìn vào một số công trình dự án đã từng vay vốn của Trung Quốc trước đây nhưng quá trình triển khai có nhiều vấn đề. Ví dụ như họ cho vay nhưng buộc ta phải nhận nhà thầu Trung Quốc nhưng nhà thầu đó thực tế năng lực lại yếu, làm kéo dài thời gian thực hiện dự án, mất hiệu quả vốn vay ?

-Nguồn vốn vay ODA của nước nào cũng vậy, cũng kèm theo các điều kiện của các nước cho vay vốn ODA. Không phải Trung Quốc mà các nước khác cũng vậy: Vay ODA của chúng tôi với lãi suất thấp hơn vay thương mại thì phải chấp nhận nhà thầu của chúng tôi tham gia, hoặc sử dụng máy móc, công nghệ của họ…Với các điều kiện như vậy, chúng ta cũng xem xét, nếu vay mà vẫn có lợi thì chúng ta phải sử dụng nguồn lực đó thôi.

Một ví dụ nhãn tiền là Dự án đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông (Hà Nội), cũng vay vốn Trung Quốc nhưng hậu quả hiện đã khá rõ ràng thì người dân lo ngại là có cơ sở chứ, thưa ông?

-Phải nói thế này: Khi đánh giá dự án tiến triển nhanh hay chậm, nó không chỉ có một nguyên nhân, có rất nhiều nguyên nhân khác như có thể do qúa trình giải phóng mặt bằng chậm, có nguyên nhân sử dụng hiệu quả các nhà thầu phụ…Chứ không phải do đồng tiền nó làm chậm mà sử dụng thế nào cho hiệu quả thì cơ quan, đơn vị triển khai phải biết sử dụng. Nhưng thực tế, chúng ta cũng phải nhìn nhận, nếu dùng nguồn vốn vay mà dự án bị kéo dài thì vốn vay càng đắt lên, thời gian trả nợ kéo dài, thời gian ân hạn ngắn lại. Chúng ta không triển khai nhanh thì sẽ thiệt hại nhiều.

RELATED ARTICLES

Tin mới