Giới lãnh đạo Trung Quốc biết rằng quan hệ với Mỹ đang bước vào một thời kỳ chuyển tiếp và Bắc Kinh không thể tiên liệu điều gì sẽ xảy ra.
Mỹ luôn đóng vai trò đặc biệt trong cách phản ứng của Trung Quốc. Thay vì reo mừng chiến thắng, họ tiến hành đàm phán bên lề với giới lãnh đạo Trung Quốc. Nhân vật chủ chốt trong trường hợp này là cố vấn an ninh quốc gia Susan Rice, người đã viết trên trang web của Nhà Trắng sau một chuyến thăm Bắc Kinh rằng bà đã kêu gọi giới lãnh đạo Trung Quốc “xử lý các bất đồng lớn giữa chúng ta trên tinh thần xây dựng”.
Bà Rice viết: “Tôi đã nhắc lại rằng lợi ích quan trọng nhất đối với chúng ta là giải quyết hòa bình các cuộc xung đột và tôn trọng trật tự quốc tế dựa trên luật lệ”. Cái “trật tự dựa trên luật lệ” này chính là điều mà Bắc Kinh đã thách thức trong các động thái gần đây nhằm chiếm đoạt lãnh thổ tại các vùng biển nước đang tranh chấp.
Dù Trung Quốc luôn mạnh miệng tuyên bố phớt lờ tòa và gọi phán quyết hôm 12/7 là “mớ giấy lộn”, nhưng mức độ phản bác mạnh mẽ, dứt khoát của phán quyết dường như cũng tác động đến Trung Quốc ít nhiều. Trung Quốc đã thể hiện sự kiềm chế, ít nhất là đến nay: vẫn chưa có ADIZ nào được thông báo.
Theo các chuyên gia phân tích, thực tế này phần nào cho thấy Trung Quốc đang đau đầu trước hai lựa chọn: Tuyên bố chủ quyền ở toàn bộ vùng biển bên trong “đường 9 đoạn” sẽ là một hành động khiêu khích, nhưng giảm bớt yêu sách này sẽ là một sự mất mặt. Giải pháp tốt nhất lúc này đối với Bắc Kinh là tiếp tục im lặng.
Trong khi đó, đối với Trung Quốc trong tháng này là đã thuyết phục được một số đồng minh ở Đông Nam Á không đưa ra một nghị quyết ủng hộ phán quyết của Tòa trọng tài. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã tìm kiếm một sự đồng thuận như thế tại một hội nghị của ASEAN vừa diễn ra ở Lào, nhưng đã phải ra về “tay trắng”.
Một quan chức tình báo cấp cao của Mỹ nhận định: “Phán quyết của Tòa trọng tài có tầm ảnh hưởng rất lớn. Đó là thực tế, và Trung Quốc đang thực hiện một việc là làm cho mọi người không nói gì về nó. Nhưng ngoài việc này, họ chẳng thể làm gì khác”.
Một vấn đề sâu hơn ẩn trong tranh chấp tại Biển Đông là chủ nghĩa dân tộc ngày càng xác quyết của giới lãnh đạo chóp bu của Trung Quốc.
Christopher Johnson, một chuyên gia phân tích hàng đầu về Trung Quốc tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) ở Washington, ghi nhận rằng phản ứng của truyền thông Trung Quốc đã nhẹ nhàng, dịu dàng hơn. Đây là dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang muốn làm nhẹ tình hình.
Có thể thấy một sự tương phản giữa chính sách ngoại giao tế nhị và thực dụng, với cách tiếp cận có phần thô bạo của ứng cử viên Tổng thống Mỹ Donald Trump và những người chỉ trích Trung Quốc ở Mỹ. Bất chấp chuyến thăm nhằm xoa dịu tình hình của bà Rice, giới lãnh đạo Trung Quốc biết rằng quan hệ với Mỹ đang bước vào một thời kỳ chuyển tiếp và Bắc Kinh không thể tiên liệu điều gì sẽ xảy ra./.