Saturday, January 11, 2025
Trang chủNhìn ra thế giớiLàn sóng kiện Giang Trạch Dân diễn ra khắp TQ

Làn sóng kiện Giang Trạch Dân diễn ra khắp TQ

Người dân tại Trung Quốc và nhiều nơi trên thế giới đã bùng nổ làn sóng yêu cầu xét xử ông Giang Trạch Dân vì những tội ác đối với Pháp Luân Công như tra tấn, giết hại, mổ cướp nội tạng. 

 

Tên và dấu vân tay điểm chỉ của người dân thành phố Lăng Nguyên, Đông Bắc Trung Quốc, ủng hộ việc đưa Giang Trạch Dân ra công lý.

Ông Giang Trạch Dân là người đã phát động cuộc đàn áp môn khí công Pháp Luân Đại Pháp vào năm 1999, khi ông này nắm giữ những vị trí tối cao của Trung Quốc: Chủ tịch nước kiêm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc. Với quyền lực trong tay, ông Giang đã xây dựng một hệ thống các quan chức thân cận thăng tiến nhờ tham gia đàn áp Pháp Luân Công. Vì vậy, bộ máy bức hại Pháp Luân Công vẫn tiếp diễn đến nay khi ông Giang đã nghỉ hưu.

Những người đầu tiên dám kiện ông Giang về Pháp Luân Công đã phải chịu số phận tàn khốc: họ bị bắt giữ, tra tấn đến chết.

Sau 16 năm, làn sóng kiện ông Giang đã quay trở lại vào tháng 5 năm ngoái sau khi Trung Quốc cải cách hệ thống tư pháp. Đây là một trong nhiều tín hiệu cho thấy ông Tập Cận Bình đang tìm cách chấm dứt di sản đàn áp Pháp Luân Công mà ông Giang để lại. Tính đến ngày 31/12/2015, có hơn 200.000 học viên Pháp Luân Công và gia đình đã đệ đơn kiện ông Giang lên Tòa án tối cao của Trung Quốc, theo báo cáo từ trang tin Minh Huệ. 

Làn sóng kiện Giang được người dân Trung Quốc  ủng hộ mạnh mẽ. Hơn 50,000 người đã ký vào một đơn thỉnh nguyện ủng hộ kiện ông Giang tại tỉnh Hà Bắc, miền Bắc Trung Quốc. Năm 2012, một đơn thỉnh nguyện ở tỉnh Hắc Long Giang đã thu được ít nhất 15,000 chữ ký, trong đó bao gồm cả chữ ký của một cai ngục tại một nhà tù đã giam giữ các học viên Pháp Luân Công. Người cai ngục đã xác nhận rằng các học viên đã bị sát hại ở trong tù.

Còn tại thành phốLăng Nguyên ở đông bắc Trung Quốc, tới nay đã có 12.000 người ký tên ủng hộ việc đưa ông Giang Trạch Dân ra trước công lý.

Câu chuyện bức hại ở Lăng Nguyên

Theo một thống kê không hoàn chỉnh từ trang Minh Huệ, ở Lăng Nguyên có ít nhất 57 học viên Pháp Luân Công bị giết hại, hàng trăm người đã bị bắt vào tù hoặc trại lao động cưỡng bức.

Tháng 10 năm 2000, anh Wang Le, một công nhân nhà máy thép tại Lăng Nguyên, đã bị bắt đưa vào trại lao động cưỡng bức vì đến Bắc Kinh phản đối cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Trại viên và lính canh đã tra tấn tàn bạo người thanh niên 28 tuổi này bằng các hình thức như châm đốt bằng đầu mẩu thuốc lá, mặt bị ấn vào tường với tay bị kéo ngược lên một góc tạo đau đớn dữ dội như ở hình dưới đây. Anh bị bắt không cho ngủ và treo lơ lửng trên trần nhà, cuối cùng anh đã phát điên. Tháng 4 anh Wang được thả ra và chỉ sau một tháng anh đã qua đời vì các chấn thương trên thân thể.

Hình ảnh mô phỏng hình thức tra tấn Wang Le, đây là một trong các hình thức tra tấn mà cảnh sát thực hiện đối với các học viên Pháp Luân Công.

Hình ảnh mô phỏng hình thức tra tấn Wang Le, đây là một trong các hình thức tra tấn mà cảnh sát Trung Quốc thực hiện đối với các học viên Pháp Luân Công.

Một trường hợp bị bức hại khác là ông Wu Yuan, một thầy giáo dạy toán trong độ tuổi 40 ở Lăng Nguyên. Sau khi tiết lộ cho các học sinh rằng ông là một học viên Pháp Luân Công vào năm 2002, ông đã bị bắt vào tù ở thành phố Thẩm Dương, thủ phủ tỉnh Liêu Ninh. Đến tháng 12 năm 2003, cảnh sát đột nhiên thông báo với vợ ông rằng ông đã chết vì ung thư. Tuy nhiên, vợ ông cho biết thân thể ông đầy vết bầm tím khi bà đã nhìn thấy ông ở trong nhà lạnh.

Cộng đồng quốc tế ủng hộ việc kiện Giang

Người dân tại nhiều nước trên thế giới cũng đã ký tên ủng hộ việc đưa ông Giang ra trước công lý sau khi biết đến những vi phạm nhân quyền mà ông này đã gây ra. Tính đến tháng 12 năm ngoái, có trên 1 triệu người dân châu Á ký tên vào đơn thỉnh nguyện yêu cầu xét xử ông Giang, theo báo cáo từ trang tin Minh Huệ.

Cũng theo Minh Huệ, một đơn thỉnh nguyện tại Canada đã thu hút được 20.000 chữ ký của cư dân thành phố Toronto . Đơn thỉnh nguyện này đã được gửi đến Tòa án tối cao Trung Quốc vào tháng 2 năm nay để ủng hộ làn sóng kiện Giang.

Người dân Singapore ký tên ủng hộ đưa Giang Trạch Dân ra công lý

Người dân Singapore ký tên ủng hộ đưa Giang Trạch Dân ra công lý

Nhiều nghị sỹ châu Âu cũng yêu cầu ông Giang phải bị đem ra xét xử. Năm 2015, ông Martin Patzelt, đại biểu Quốc hội Đức đã đăng lên trang web cá nhân bức ảnh ông cầm biểu ngữ kêu gọi đưa ông Giang ra xét xử. Ông cũng tuyên bố rằng bản thân ông đã ký tên ủng hộ việc kiện ông Giang ra công lý. Bốn nghị sỹ Châu Âu khác cũng đã chụp những bức ảnh tương tự trong văn phòng làm việc của họ trong ngày Nhân quyền 10/12/2015.

Năm 2015, ông Martin Patzelt, đại biểu Quốc hội Đức đã đăng bức ảnh này trên trang web cá nhân, và viết rằng ông đã ký tên ủng hộ việc kiện ông Giang ra công lý.

Năm 2015, ông Martin Patzelt, đại biểu Quốc hội Đức đã đăng bức ảnh này trên trang web cá nhân, và viết rằng ông đã ký tên ủng hộ việc kiện ông Giang ra công lý.

Hồi tháng 6 vừa qua, 36 nhà lập pháp Thụy Sĩ đã cùng ký một bức thư gửi Cao ủy Liên hiệp quốc về Nhân quyền, ông Zeid Ra’ad Al Hussein, hối thúc ông giúp xúc tiến các vụ kiện chống lại Giang Trạch Dân.

36 nhà lập pháp Thụy Sỹ ký tên gửi Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đề nghị xúc tiến đưa ông Giang ra xét xử.

36 nhà lập pháp Thụy Sỹ ký tên gửi Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đề nghị xúc tiến đưa ông Giang ra xét xử.

Với hàng loạt khiếu kiện ông Giang Trạch Dân ra công lý, nhiều khả năng ngày mà ông Giang phải đứng ra chịu tội không còn xa. Tuy nhiên, đây cũng không phải là lần đầu tiên ông Giang bị đem ra xét xử. Vào tháng 11 năm 2013, Tòa án Tây Ban Nha đã ra lệnh truy nã quốc tế ông Giang Trạch Dân vì tội diệt chủng đối với người Tây Tạng trong hai thập niên 1980-1990, theo tin từ Đài phát thanh quốc tế Pháp (RFI).

RELATED ARTICLES

Tin mới