Tạp chí Wall Street Journal (WSJ) nhận định một trong những sáng kiến quan trọng của Tổng thống Barack Obama là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang có nguy cơ trở thành một thất bại trong chính sách đối ngoại ở Châu Á của Mỹ.
Dự án này có tầm quan trọng chiến lược, là đối trọng đối với sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Các quốc gia tham gia ký kết TPP chiếm 40% thị phần kinh tế Thế giới. Chính phủ Mỹ từng tuyên bố Hiệp định này là hướng đi trọng điểm từ vài năm trước, khi mà nguồn lực quân sự và các nguồn lực khác của Washington lan sang khu vực Châu Á.
“Tuy nhiên hiện tại khi mà lực lượng chống đối lại Hiệp định này hoạt động tích cực hơn tại Washington thì khả năng Quốc Hội Hoa Kỳ phê chuẩn TPP càng ảm đạm hơn” – bài báo viết.
Các chuyên gia cảnh báo: TPP thất bại sẽ gây mất uy tín của Mỹ trong mọi lĩnh vực ở khu vực Châu Á, bao gồm cả lĩnh vực thương mại và quốc phòng, trong khi đó Washington có thể giúp củng cố an ninh cho các quốc gia Châu Á kể từ sau Thế chiến thứ II. “Hoa Kỳ đã đầu tư quá nhiều vào dự thảo này, với tổng giá trị vượt xa lợi ích kinh tế mà TPP mang tới… Khi đặt đối tác Châu Á trong tình trạng lấp lửng, chính phủ Mỹ sẽ phải đối mặt với những hậu quả nặng nề trong khu vực” – Giám đốc Chương trình An ninh Quốc tế của Viện Lowy tại Sydney, Australia Euan Graham nhận định trong bài viết trên WSJ.
Trung Quốc không làm mất thời gian của mình
Tình hình hiện tại đã lên tới cao trào và có thể xoay chiều bất cứ lúc nào. “Chỉ có một phiếu bầu đã buộc chúng tôi phải lựa chọn, hoặc là khẳng định vị thế lãnh đạo của mình, hoặc trao lại chìa khóa cho Trung Quốc” – Trưởng đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) Mike Froman cho biết.
Luận chứng này cũng không giúp Washington có được sự ủng hộ từ Quốc hội, nơi mà phần lớn đại biểu Đảng Dân chủ phản đối TPP. Thậm chí nhiều nhà lập pháp thuộc Đảng Cộng Hòa từng kiên quyết bảo vệ TPP trong nhiều năm, cũng đã từ bỏ lập trường của mình.
Và cả 2 ứng cử viên Tổng thống Mỹ hiện nay cũng không bày tỏ thái độ ủng hộ đối với Hiệp định này. Bà Hillary Clinton tuyên bố phản đối Hiệp định, nhưng cũng không thể hoàn toàn chối bỏ nó vì bà này từng ủng hộ TPP khi còn giữ chức vụ Ngoại trưởng Mỹ trước đó.
Theo WSJ, Mỹ đã “đặt một cột chống” tại Châu Á vào năm 2011 khi mà tiềm lực kinh tế Trung Quốc đe dọa phát triển thành quyền lực bền vững trong khu vực. Các cuộc đàm phán về TPP bắt đầu từ thời Tổng thống George W. Bush.
Tuy nhiên người kế nhiệm ông – Barack Obama lại đi theo chính sách mang tính công kích hơn, và Washington đã thay đổi ý định. Kể từ thời điểm đó căng thẳng lạị gia tăng, Trung Quốc luôn tìm cách thách thức Mỹ về ưu thế quân sự, bảo vệ những tuyên bố về lãnh thổ trên Biển Đông và lên tiếng chống hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ tại Hàn Quốc.
“Và hiện tại Trung Quốc không làm mất thời gian của mình, đang tiến hành đàm phán với các đối tác Châu Á về Hiệp định mà Hoa Kỳ đã vứt lại trên mạn tàu. Chính quyền ông Obama đưa ra cảnh báo – cuối cùng hoặc Mỹ hoặc Trung Quốc sẽ ghi chép các quy tắc về thương mại toàn cầu. Liên quan tới vấn đề này các nhà lãnh đạo Châu Á nhận định, 2 Hiệp định của Washington và Bắc Kinh sẽ không loại trừ lẫn nhau và họ dự định sẽ tham gia cả 2” – bài báo viết.
Mỹ có thể mất “cả chí lẫn chài” tại châu Á cho Trung Quốc vì TPP |
“Khảo nghiệm đánh giá độ tín nhiệm và mức độ quan trọng của các dự định”
Lãnh đạo các quốc gia Châu Á vẫn như trước hy vọng Hiệp định vẫn được ký kết: “Đối với bạn bè và đối tác của Mỹ việc phê chuẩn TPP là một khảo nghiệm đánh giá độ tín nhiệm và mức độ quan trọng các dự định của họ” – trích phát biểu của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long tại Washington vào đầu tháng 8/2016.
Các chuyên gia nhận định, phát biểu của ông Lý Hiển Long cũng là tiếng nói chung cho tất các quốc gia Châu Á tham gia ký kết hiệp định gồm: Nhật Bản, Việt Nam, Malaysia, Brunei, Indonesia, Hàn Quốc và một số quốc gia khác mong muốn tham gia Hiệp định.
Mỹ có mối quan hệ sâu rộng ở Châu Á: quan hệ thương mại quy mô lớn với Trung Quốc và những quốc gia khác, ký kết thỏa thuận về an ninh với Nhật Bản, Hàn Quốc và Philippines…Theo WSJ thì tất cả những mối liên kết này chưa chắc đã thay đổi theo kết quả của TPP.
Nhưng những nhà lãnh đạo Châu Á đã dành tất cả lực lượng và vốn đầu tư chính trị của mình để ủng hộ TPP liệu có chấp nhận thất bại này và lại phải tỏ thái độ ưa thích Trung Quốc hay không.
“Ông Obama đã cố gắng bằng mọi cách thuyết phục chính phủ các nước Châu Á cùng nỗ lực để chứng minh: chúng ta có thể đối đầu với Trung Quốc. Tuy vậy nếu TPP không được thông qua, họ sẽ ngày càng hoài nghi hơn đối với Mỹ” – cựu Giám đốc Ngân hàng Thế giới khu vực Trung Quốc Yukon Huang nhận định.
Quốc gia đầu tiên hoài nghi Washington có thể là đồng minh thân cận Nhật Bản. “Thủ tướng Shinzo Abe hầu như đã đưa TPP vào trong nghị trình của mình. Ông đặt Hiệp định ở vai trò trung tâm trong chính sách đối nội và đối ngoại của mình và chống đối lại các cuộc biểu tình quy mô lớn trong ngành nông nghiệp cùng một số ngành khác. Kế hoạch biến Nhật trở thành nền kinh tế đứng thứ 3 Thế giới của ông Abe hoàn toàn dựa trên cơ sở TPP” – WSJ cảnh báo.
Theo ông Michael Wessel – thành viên Ủy ban Xem xét các vấn đề về An ninh và Kinh tế Mỹ – Trung Quốc, TPP bị đình trệ vì nó đề cập quá nhiều tới chính sách đối ngoại, mà không xét đến lợi ích kinh tế. Việc chú trọng tới sự cần thiết phải hỗ trợ cho các mục tiêu trong chính sách đối ngoại ở khu vực không thu hút được các bên. “Giới lao động Mỹ đã quá mệt mỏi khi phải từ bỏ công việc vì những mục tiêu trong chính sách đối ngoại của Washington” – ông Wessel nói.
TPP sẽ thất bại? |
Dự thảo bị chôn vùi
Người đứng đầu nhóm nghiên cứu của Viện nghiên cứu Mỹ và Canada Vladimir Vasiliev nhận định trong tương lai gần 12 nước tham gia ký kết TPP sẽ đón chờ sự thất bại.
Có một số nguyên nhân dẫn đến thất bại, mà lí do chính là lịch trình làm việc của Quốc hội Mỹ và triển vọng hoàn thành nhiệm vụ theo Hiến pháp của Washington.
“Vào đầu tháng Chín Quốc hội Mỹ tạm nghỉ, nhưng thực tế thành phần đầy đủ của Thượng viện Mỹ đã được bầu lại. Trong số 34 thượng nghị sĩ tái đắc cử có 24 đại biểu thuộc Đảng Cộng Hòa và 10 người còn lại thuộc Đảng Dân chủ, nghĩa là thành viên Đảng Dân chủ chỉ chiếm 1/3 Thượng Viện.
Quốc hội Mỹ hiện chỉ tiến hành xóa bỏ những tồn đọng và vấn đề cơ bản là thông qua ngân sách năm 2017. Đây là nhiệm vụ theo Hiến pháp của Mỹ. Vì thế theo lịch trình việc thông qua TPP sẽ không được đề cập đến” – ông Vasiliev cho biết khi trả lời phỏng vấn trên tờ Quan điểm (Nga).
“Trong giai đoạn diễn ra bầu cử Tổng thống việc biểu quyết cho các vấn đề then chốt không được tiến hành. Nếu bạn thắc mắc thì đây là truyền thống chính trị tại Mỹ, chuyên gia Nga tiếp tục – Đặc biệt là các thành viên Đảng Cộng hòa còn lên tiếng chống lại TPP. Ứng cử viên Đảng này – tỷ phú Donald Trump cũng có cùng quan điểm. Và bởi vì họ nắm quyền kiểm soát Thượng Viện nên rất ít khả năng cơ quan này sẽ có động thái tích cực về vấn đề này.
Chỉ có chính quyền ông Obama – lực lượng đã phát triển và thúc đẩy Hiệp định này là quan tâm tới nó. Và Đảng Cộng hòa còn có một nhiệm vụ quan trọng, đó là khiêu khích chính quyền Tổng thống Obama. Quốc hội hiện tại chọc tức ông Obama bằng cách không làm theo những gì ông ấy muốn”.
Các thượng nghị sĩ và những thành viên Thượng viện được bầu lại thường tránh nói tới chủ đề TPP trong chiến dịch tranh cử của mình. “Hiện các chiến dịch tranh cử tập trung vào chủ đề trong nước. Vì vậy vấn đề TPP gần như bị chôn vùi trong kỳ triệu tập Quốc hội lần này” – ông Vasiliev tiếp tục.
Theo chuyên gia này khu vực Châu Á rất thu hút Mỹ và đóng vai trò quan trọng so với Châu Âu. Vì vậy không nên nói tới việc đóng băng hợp tác trong bất kỳ trường hợp nào.
“Ở đây có cả yếu tố kinh tế. Chính quyền Obama ủng hộ các thỏa thuận đa phương như TPP. Nhưng Đảng Cộng hòa lại đề xuất cách tiếp cận khác. Họ cho rằng cần phải có chính sách riêng rẽ đối với từng quốc gia.
Điều này có nghĩa là họ không thay đổi những vấn đề ưu tiên, mà chỉ thay đổi chiến thuật. Vì vậy về cơ bản Mỹ không hạ nhiệt mối quan hệ với Châu Á, mà chỉ thay đổi cách tiếp cận mới” – chuyên gia khẳng định.
Nhà chính trị học người Mỹ Boris Mezhuev cũng nhận định, cả 2 ứng cử viên Tổng thống Hoa Kỳ đều có thái độ hoài nghi đối với TPP. “Cả 2 ứng viên đều phản đối TPP. Và không thể cho rằng trong giai đoạn tranh cử này một thỏa thuận không phổ biến đối với cử tri của cả 2 Đảng sẽ được thông qua. Còn một cơ hội nữa, đó là những thỏa thuận kiểu này sẽ được xem xét sau cuộc bầu cử” – ông Mezhuev nói với tờ Quan điểm.
Dự án thể hiện ý tưởng về Thế giới hậu Mỹ và sức mạnh toàn cầu (của Mỹ) không nhận được sự ủng hộ của cử tri nước này, vì đối với họ TPP thực sự sẽ gây tình trạng thất nghiệp cho giới lao động Mỹ.
Chuyên gia Mỹ cũng đồng ý rằng, sự thất bại của TPP sẽ làm giảm uy tín của nước này trong khu vực Châu Á. “Việc bắt đầu một thỏa thuận và sau đó lại từ bỏ chúng tất nhiên sẽ không góp phần thúc đẩy sự phổ biến và uy tín của Mỹ” – ông Mezhuev nêu quan điểm.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo ngồn tin từ tờ báo “Quan điêm”, một trong những tờ báo uy tín và có lượng truy cập lớn nhất tại Nga, và tờ WSJ.