Thursday, January 2, 2025
Trang chủĐiểm tinThổ Nhĩ Kỳ sử dụng "Ngoại giao đu dây" để thu lợi...

Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng “Ngoại giao đu dây” để thu lợi lớn ở Trung Đông

Đa chiều (Mỹ) đánh giá đây là “tay chơi lớn”, đang thu lợi nhiều nhất ở Trung Đông do tận dụng được vị trí địa chính trị của mình cũng như sự đối đầu Nga – Mỹ.

 

Địa vị của Ankara trong cuộc chiến Trung Đông đang ngày càng phát huy tác dụng quan trọng. (Ảnh: AFP/VCG)

Thổ Nhĩ Kỳ và nước cờ khôn khéo

Ngày 24/8, chỉ vài giờ trước cuộc viếng thăm của Phó tổng thống Mỹ Joe Biden, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã tổ chức cuộc tấn công nhằm vào IS và lực lượng vũ trang người Kurd tại Syria.

Trước đó vào tháng 7, Thổ Nhĩ Kỳ đã cáo buộc Mỹ và NATO đứng sau cuộc đảo chính quân sựtại nước này.

Tuy nhiên đầu tháng 8, khi vừa quay sang thân Moscow, Ankara cũng đồng thời bắt tay với Washington.

Hành động này của Thổ Nhĩ Kỳ đã gặp sự phản đối mạnh mẽ từ Nga. Chính phủ Nga chỉ trích, Thổ Nhĩ Kỳ đã không “bàn bạc” trước và sẽ theo dõi chặt chẽ diễn biến mối quan hệ giữa Ankara – Washington.

Nhưng đến ngày 26/8, Tổng Tham mưu trưởng lực lượng vũ trang Nga – Đại tướng Valery Gerasimov đã đến thăm Thổ Nhĩ Kỳ và cho biết, lực lượng quân sự hai nước chuẩn bị hợp tác quy mô lớn.

Theo giới quan sát, chỉ trong vẻn vẹn một tháng, Ankara đã nhiều lần lợi dụng vị trí địa chính trịcũng như địa vị chiến lược quan trọng ở khu vực Trung Đông của mình để “chơi trò” cân bằng chiến lược với Nga và Mỹ.

“Tay chơi” lớn được lợi nhất ở Trung Đông

Hiện tại, Tổng thống Nga Putin đang nhanh chóng bắt tay với Thổ Nhĩ Kỳ và Iran nhằm xây dựng liên minh  tại Trung Đông. Bên cạnh đó, Trung Quốc đang âm thầm giúp Nga, gây sức ép với Mỹ tại khu vực này.

Một số ý kiến cho rằng, sau những bất đồng giữa Thổ Nhĩ Kỳ và các nước phương Tây, Nga sẽ trở thành “tay chơi” lớn nhất ở khu vực Trung Đông.

Tuy nhiên, theo Đa chiều (Mỹ), Thổ Nhĩ Kỳ mới là “tay chơi” lớn và giành vị trí chủ đạo trong cục diện Trung Đông bởi Ankara đang lợi dụng sự đối đầu giữa Moscow và Washington cũng như vị trí địa chính trị của mình để trở thành “ngư ông đắc lợi”.

Trước đó, khi “mùa xuân Ả rập” bắt đầu dậy sóng vào năm 2010, vị trí chủ đạo của Mỹ ở Trung Đông bị phá vỡ khiến khu vực này trở thành mảnh đất bị “xâu xé” bởi ba thế lực.

Thứ nhất là “phe phản đối” chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad, gồm Mỹ, Liên minh châu Âu, Ả Rập Saudi và Thổ Nhĩ Kỳ. Thứ hai là “phe ủng hộ” chính quyền Tổng thống Assad gồm Nga và Iran. Thứ ba là “phe trung lập” gồm Trung Quốc và Ấn Độ.

Hơn nữa, thay đổi mục tiêu chiến lược khiến sức ảnh hưởng của Mỹ ở Trung Đông trở nên suy yếu, cục diện Trung Đông dần chuyển từ đơn cực sang đa cực.

Cuộc đảo chính bất thành tại Thổ Nhĩ Kỳ một tháng trước chính là một trong những nguyên nhân quan trọng giúp chính phủ Tổng thống Erdogan có thể bắt đầu kiểm soát cục diện Trung Đông.

Ankara với tham vọng giành chỗ đứng trong “bàn cờ ” Trung Đông đã lần đầu tiên đưa quân tấn công Syria dưới sự “hỗ trợ” từ hai “ông lớn” là Nga và Mỹ.

Theo giới phân tích, trong cuộc chiến tranh giành quyền lực ở Trung Đông giữa Nga – Mỹ, Ankara vừa là “cái gai” nhưng cũng là “miếng mồi ngon”.

Nga đã nhanh chóng lợi dụng cuộc đảo chính thất bại ở Thổ Nhĩ Kỳ để mở rộng tầm ảnh hưởng chính trị tại Trung Đông cũng như chuyển sự chú ý của quốc tế từ vấn đề Ukraine sang khu vực này.

Trong khi đó, được coi là “nhà đầu tư lớn nhất” vào cuộc chiến ở Trung Đông, Mỹ muốn nhận được sự ủng hộ của Thổ Nhĩ Kỳ để dễ dàng duy trì tầm ảnh hưởng trong cuộc chiến tại khu vực này. Vì thế, Mỹ chỉ có thể phái “lão tướng” Joe Biden đến Thổ Nhĩ Kỳ nhằm mục đích hòa giải.

Ngoài ra, thậm chí để lôi kéo “đồng minh lớn” Ankara, Washington mới đây đã phải “bán bớt” đồng minh nhỏ – Lực lượng vũ trang người Kurd ở Syria để Ankara có thể thoải mái điều quân tới Syria.

“Với tham vọng “hồi sinh đế chế Ottoman”, Ankara đang lợi dụng chính sức ảnh hưởng của mình, dưới sự “trợ giúp” của Nga và Mỹ để trở thành “tay chơi mới” được lợi lớn nhất trên “bàn cờ” Trung Đông”, Đa chiều nhận định.

RELATED ARTICLES

Tin mới