Saturday, November 16, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiLiệu chiến tranh có xảy ra ở châu Á?

Liệu chiến tranh có xảy ra ở châu Á?

Liệu rồi tới đây có tránh được một cuộc chiến tranh ở châu Á ? Ngoài yếu tố Trung Quốc, câu trả lời có lẽ còn tùy thuộc ai sẽ là người thắng cử vào Nhà Trắng cuối năm nay. Và chính sách nào sẽ được chính phủ mới ở Mỹ đem ra áp dụng?

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Barack Obama.

 Trước thềm cuộc gặp Tập Cận Bình – Barack Obama bên lề Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Hàng Châu (Trung Quốc) vào hai ngày 4 và 5 tháng 9 tới, các cuộc tiếp xúc ngoại giao vừa qua ở châu Á một lần nữa lại bắt đầu nở rộ.   

Trong cuộc gặp thượng đỉnh có thể coi là cuối cùng trong nhiệm kỳ của ông Obama, Tổng thống Mỹ cho biết, ông có ý định tái đề cập đến các căng thẳng trên hai vùng biển đang tranh chấp là Biển Hoa Đông và Biển Đông. Nhưng theo giới chuyên gia, ông Tập Cận Bình sẽ không dễ khuất phục trước các áp lực của Mỹ.

Theo quan điểm của tờ báo Nhật Asia Nikkei, Tổng thống Obama khó có thể đạt được điều gì từ ông Tập trên cả hai vấn đề Biển Đông và Biển Hoa Đông. Bởi vì, Đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ diễn ra vào mùa thu năm 2017. Theo thông lệ, từ 5 đến 7 ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị, những vị trí cao cấp nhất trong hàng ngũ lãnh đạo Trung Quốc sẽ được bầu mới vào thời điểm ấy. Từ đây cho đến kỳ Đại hội Đảng tới, duy trì được quyền lực là một việc vô cùng hệ trọng đối với Tập Cận Bình. Chủ tịch Trung Quốc cần phải lèo lái tiến trình này để có thể nắm tiếp quyền lãnh đạo Đảng và đất nước cho nhiệm kỳ thứ hai.

Thật bất lợi cho ông Tập, phán quyết của Tòa Trọng tài quốc tế tại La Haye trên thực tế đã bác bỏ yêu sách “đường lưỡi bò” ngang ngược của Bắc Kinh ở Biển Đông. Thêm vào đó, việc Washington quyết định triển khai hệ thống lá chắn tên lửa THAAD tại Hàn Quốc đã khiến Đảng Cộng sản Trung Quốc nghi ngờ về vai trò của Tập Cận Bình. Nhiều nhà quan sát nhận xét, trong tình hình này, ông Tập không cho phép mình tỏ ra yếu đuối trước nước khác.

Do đó, tại cuộc gặp Tổng thống Obama sắp tới, Chủ tịch Trung Quốc hy vọng có thể nhắc lại đề xuất “mô hình quan hệ mới giữa các cường quốc”. Ông Tập sẽ phác ra “một tầm nhìn mới” về thế giới. Theo đó, Trung Quốc và Mỹ cùng hợp tác đối phó các hồ sơ quốc tế mà không giẫm đạp lên lợi ích lên nhau. Theo cách giải thích của Trung Quốc cho đến nay, điều đó còn bao gồm cả việc giải quyết tranh chấp trên Biển Đông.

Đề xuất này của Trung Quốc thực ra đã bị Mỹ khước từ nhiều lần trước đây. Chính quyền Obama đã đáp trả sự hiện diện của hải quân Trung Quốc bằng việc điều tàu chiến đến vùng Biển Đông, nhân danh “tự do lưu thông hàng hải”.  Tập Cận Bình đã cố nuốt giận trước việc Mỹ gia tăng áp lực quân sự trong khu vực. Có thể nói là quan hệ Mỹ – Trung đã trở nên u ám, đã xuống đến mức thấp nhất kể từ khi hai bên nối lại quan hệ bang giao, nhất là từ khi Washington và Seoul quyết định triển khai hệ thống lá chắn tên lửa THAAD tại Hàn Quốc.

Ngày 14-8-2016, Yomiuri Shimbum, tờ báo hằng ngày có lượng độc giả đông nhất nước Nhật cho biết, sắp tới Tokyo cũng sẽ đưa một giàn tên lửa chống hạm loại tối tân nhất ra đảo Miyako, thuộc tỉnh Okinawa.

Đây chính là kế hoạch bố trí tên lửa chống tàu chiến loại “đất đối biển” ở phía nam Okinawa trong bối cảnh xảy ra hàng loạt vụ hải thuyền Trung Quốc áp sát quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Các hỏa tiễn này có tầm bắn 300 km, một khi được bố trí tại Miyako vào năm 2023, sẽ bao phủ khu vực Senkaku/Điếu ngư nơi mà Bắc Kinh luôn vơ vào là của Trung Quốc. Theo Yomiuri Shimbum, trước những hành động “khiêu khích liên tục của Trung Quốc chung quanh Senkaku, Nhật Bản cần tăng cường vũ khí răn đe với tên lửa mới có khả năng tấn công xa”.

Bản tin cho biết, nhiên liệu sử dụng thuộc loại “rắn” này hàm ý tên lửa mới có thể được tích trữ lâu dài mà không mất thời gian chuẩn bị khi có lệnh báo động. Kể từ tháng 6-2016, Tokyo chính thức phản đối với Bắc Kinh vụ tàu tuần duyên Trung Quốc lần đầu áp sát đường ranh 12 hải lý chung quanh các đảo đá Senkaku.

Liệu chiến tranh có xẩy ra ở châu Á hay không?

Ngoài yếu tố hung hăng của Trung Quốc, câu trả lời còn tùy thuộc ai sẽ là người thắng cử vào Nhà Trắng cuối năm nay. Và chính sách nào chính phủ mới ở Mỹ sẽ đem ra áp dụng? Mối đe dọa của một cuộc xung đột Trung – Mỹ không hẳn là hoang tưởng!

Chuyên gia chính trị Stefan Halper thuộc Đại học Cambridge không muốn “báo động” nhưng ông ghi nhận là có những “khác biệt sâu sắc” giữa Trung Quốc và Mỹ trong quyết tâm chuẩn bị giải quyết các vấn đề khu vực. Còn ông Michael Green thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế thì đưa ra lời đánh cuộc như sau: “Hoa Kỳ phải dự đoán trước về một tương lai có nhiều khả năng khác nhau với Trung Quốc, có thể hòa hoãn, thân thiện, nhưng cũng có thể cực kì khó khăn, khốc liệt”.

Sự khốc liệt ấy ai cũng hiểu sẽ xảy ra trong trường hợp tệ hại nhất: Trung Quốc không từ bỏ bản chất hung hãn, thù địch.

                                                                                     

  

RELATED ARTICLES

Tin mới