Friday, November 15, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiNhật Bản quyết hợp tác với Nga bất chấp bất đồng

Nhật Bản quyết hợp tác với Nga bất chấp bất đồng

Hãng Kyodo dẫn nguồn tin ngoại giao ngày 30/8 cho biết Chính phủ Nhật Bản định hướng phát triển hợp tác kinh tế toàn diện với Nga mà không cần chờ đợi tiến bộ trong vấn đề giải quyết tranh chấp lãnh thổ giữa hai nước liên quan tới quần đảo Nam Kuril.

Quần đảo Nam Kuril mà phía Tokyo cũng tuyên bố chủ quyền và gọi là Vùng lãnh thổ phương Bắc.

Theo đánh giá của Kyodo, điều này có nghĩa là Nhật Bản đang rời khỏi quan điểm mang nguyên tắc trước đây – đặt sự hợp tác phụ thuộc vào việc giải quyết các tranh chấp về lãnh thổ, cụ thể là chủ quyền quần đảo Nam Kuril.

“Trong các điều kiện khi các cuộc đàm phán về vấn đề lãnh thổ không có tiến bộ, cần thiết phải điều chỉnh lại lập trường, quan điểm mang tính nguyên tắc trước đó”, Kyodo nguồn tin từ trong chính phủ Nhật Bản cho biết.

Như vậy, cách tiếp cận mới của Thủ tướng Shinzo Abe có thể đồng nghĩa với việc Tokyo đang từ bỏ tham vọng chủ quyền với các đảo. Tokyo coi đây là bản chất “cách tiếp cận mới” cho quan hệ song phương, được đề cập sau cuộc hội đàm hồi tháng 5/2016 giữa Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Sochi.

Theo Kyodo, vấn đề hợp tác song phương sẽ là chủ đề tiếp tục được thảo luận vào đầu tháng 9 tới tại Diễn đàn kinh tế phương Đông ở thành phố cảng Vladivostok – Vùng Viễn Đông Nga.

Năm 1951, Nhật Bản đã phải ký vào Hiệp ước hòa bình San Fransisco để từ bỏ chủ quyền đối với quần đảo Kuril và khu vực Nam Sakhalin. Tuy nhiên, hiệp ước này không chỉ rõ khu vực lãnh thổ này sẽ thuộc về bên nào nên đại diện Liên Xô đã từ chối ký hiệp ước này.

Nhận thấy bất hợp lý trong vấn đề này, phía Nhật Bản năm 1955 đã lên tiếng đòi Liên Xô công nhận chủ quyền của Nhật Bản đối với toàn bộ khu vực này. Sau các cuộc đàm phán kéo dài gần 2 năm, quan điểm hai bên đã trở nên gần nhau hơn và Nhật Bản chấp nhận không đòi chủ quyền với khu vực Nam Sakhalin mà chỉ đòi chủ quyền đối với cả 4 đảo trong quần đảo Kuril.

Năm 1956, Liên Xô và Nhật Bản ký tuyên bố chung. Theo đó, Moscow đồng ý xem xét lại khả năng chuyển cho phía Nhật Bản 2 đảo nếu như hai bên ký kết Hiệp ước hòa bình.

Tuy nhiên, phía Nhật Bản cho rằng việc ký kết hiệp ước này chỉ là một phần các giải pháp giải quyết tranh chấp và không từ bỏ yêu sách chủ quyền đối với toàn bộ 4 hòn đảo trong khu vực này. Do đó, các cuộc đàm phán sau này đã không đem lại bất cứ kết quả nào.

RELATED ARTICLES

Tin mới