Sunday, November 17, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiVì sao TQ "động thủ" khi tổ chức Hội nghị G20

Vì sao TQ “động thủ” khi tổ chức Hội nghị G20

Việc Trung Quốc đưa tàu đến gần bãi cạn Scarborough ngay thời điểm đang làm chủ nhà Hội nghị thượng đỉnh G20 được giới chuyên gia đánh giá là một hành động khiêu khích “bất chấp” nữa của Bắc Kinh.

Theo Bộ Quốc phòng Philippines, các bức ảnh tàu Trung Quốc gần bãi cạn Scarborough được chụp ngày 3-9, khi các nhà lãnh đạo thế giới đang có mặt ở thành phố Hàng Châu để dự Hội nghị thượng đỉnh G20.

Việc lựa chọn thời điểm này là hoàn toàn bất ngờ với giới quan sát, vốn tin rằng nếu Trung Quốc có định làm gì tại Scarborough, họ sẽ đợi đến khi G20 Hàng Châu kết thúc để đảm bảo hình ảnh của nước chủ nhà.

Mặt khác, theo các nguồn thạo tin, Bắc Kinh sẽ tạm không hành động khiêu khích trước hội nghị G20 bởi Philippines trước đó đã đề nghị sẵn sàng tìm giải pháp mới để giải quyết tranh chấp.

Trung Quốc rốt cuộc lại hành động khi hội nghị G20 đang diễn ra, và động thái này được New York Times xem là “đặc biệt khiêu khích”, do lẽ cùng ngày với các bức ảnh được chụp, Tổng thống Mỹ Barack Obama có cuộc gặp Chủ tịch Tập Cận Bình ở Hàng Châu.

Trong cuộc gặp ở Washington hồi tháng 3 năm nay, ông Obama từng cảnh báo ông Tập rằng Trung Quốc không được bồi đắp đảo ở bãi cạn Scarborough, và dự định nhắc lại điều này khi hai ông gặp nhau ở Hàng Châu.

Song có vẻ như không khó lý giải việc Bắc Kinh nôn nóng cho tàu (gồm 4 tàu hải cảnh và sáu tàu khác mà Manila cho là tàu hải quân ngụy trang như tàu dân sự) đến bãi cạn Scarborough.

Theo nguồn tin của báo South China Morning Post của Hong Kong, khoảng thời gian “đẹp nhất” để Trung Quốc tranh thủ xây đảo nhân tạo ở bãi cạn Scarborough sẽ là “sau hội nghị G20 nhưng trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ mới vào tháng 11 tới”.

Vị chuyên gia giấu tên này giải thích với báo Hong Kong rằng thời điểm này phù hợp cho Bắc Kinh bởi đó là lúc “Tổng thống Mỹ Barack Obama phải lo tập trung các vấn đề trong nước trước khi rời Nhà Trắng, điều này có thể khiến ông bận rộn và không còn thời gian quan tâm đến các vấn đề an ninh khu vực”.

Việc xây đảo nhân tạo ở bãi cạn Scarborough là hành động đặc biệt khiêu khích còn bởi “đó sẽ là bước đệm để Trung Quốc lắp đặt rađa, máy bay và tên lửa có thể tiếp cận thủ đô Philippines và các căn cứ quân sự của Mỹ gần đó”, theo Bloomberg ngày 7-9.

Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế ở Washington Nói về việc tung hình tố Trung Quốc chỉ vài giờ trước khi Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường gặp các nhà lãnh đạo ASEAN tạo Lào, người phát ngôn của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, ông Ernesto Abella, cho rằng đó là “tín hiệu để Bắc Kinh biết rằng Manila hiểu rõ chuyện gì đang xảy ra gần bãi cạn Scarborough”.

Tuy ông Abella thừa nhận Philippines không trực tiếp thông báo chuyện này cho Mỹ, giới quan sát cho rằng Washington vẫn sẽ tiếp tục lưu tâm đến động thái khiêu khích mới nhất từ phía Bắc Kinh.

Trang Quartz ngày 7-9 khẳng định “hành động hung hăng về quân sự của Trung Quốc sẽ “cứu” quan hệ Mỹ – Phi”, vốn đang trục trặc sau bê bối lăng mạ ông Obama của tổng thống Duterte.

Trong diễn biến mới nhất, hôm 7-9 Bắc Kinh thừa nhận việc có mặt của các tàu gần bãi cạn Scarborough, nhưng phủ nhận việc xây đảo nhân tạo tại đây.

Thông cáo của Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila khẳng định những chiếc tàu Trung Quốc đó “chỉ đang vận chuyển cát từ nơi này sang nơi khác mà thôi”.

Từ Bắc Kinh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Ánh cũng khẳng định “tình hình ở bãi cạn Scarborough không có gì thay đổi”, và còn kêu gọi “chúng ta cần cẩn trọng với những mưu đồ phá hoại đến từ những người phát tán các thông tin vô cớ đó”.

Một thông cáo khác từ Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 7-9 dẫn lời Thủ tướng Lý Khắc Cường nói: Bắc Kinh sẵn sàng hợp tác với các nước ASEAN nhằm “loại trừ can thiệp từ bên ngoài” với vấn đề Biền Đông, với ngụ ý rõ ràng nhằm vào Mỹ.

Hành động bất chấp, sau đó lên tiếng phủ định và giở giọng kêu oan, đổ lỗi cho bên ngoài – không có chiêu trò nào là xa lạ với Bắc Kinh.

RELATED ARTICLES

Tin mới