Tuesday, November 19, 2024
Trang chủĐàm luậnNga –Trung: gió đã đổi chiều

Nga –Trung: gió đã đổi chiều

Trong tình hình thế giới và khu vực hiện nay, dưới bất kì góc độ nào, cuộc tập trận trên Biển Đông giữa Nga và Trung Quốc vừa kết thúc hôm 19-9 là đáng tiếc…

Cuộc tập trận tấn công đổ bộ của hải quân Nga và Trung Quốc tại Biển Đông hôm 18/9. – Ảnh: NHK.

Vì sao lại đáng tiếc?

Trước hết, nó được thực hiện ở Biển Đông, dù nằm trên phần lãnh hải Trung Hoa và là địa bàn của Hạm đội Nam Hải (đóng tại Trạm Giang – Quảng Đông), nhưng lại khá gần Việt Nam, khá gần vùng tranh chấp biển giữa Trung Quốc với một số quốc gia láng giềng.Cuộc tập trận diễn tại khu vực gần thành phố Trạm Giang tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Đây là một phần trong chương trình tập trận chung đầu tiên của hải quân Nga và Trung Quốc bắt đầu từ 12/9.

Kế đến là, cuộc tập trận diễn ra sau phán quyết của Tòa Trọng tài Quốc tế tại La Haye. Xin nói thêm, kế hoạch tập trận được tuyên bố từ tháng 4/2016, khi kết quả phán quyết đã có thể dự báo. Rõ ràng điều này nhằm mục đích cộng hưởng căng thẳng chiến lược.

Hiện tại, tuy các áp lực đã giảm nhẹ do đạt được sự hiểu biết nhất định giữa các bên – đặc biệt là giữa ASEAN và Trung Quốc – qua Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN+ vừa kết thúc, nhưng như tờ Straits Times (Singapore) dẫn ý kiến nhiều nhà quan sát trong vùng cho thấy, cuộc tập trận sẽ có tác động tiêu cực tới mối quan hệ này.

Cuộc tập trận sắp tới diễn ra giữa lực lượng hải quân hai nước Nga – Trung, nhưng theo thông báo của chính các bên tham dự, nó có quy mô lớn nhất từ trước tới nay, cả về số lượng, chất lượng tàu thuyền và thời gian thực hiện. Riêng Nga đã đưa đến ba tàu khu trục, một tàu kéo, một tàu dầu, hai tàu cao tốc cỡ lớn cùng nhiều thành phần khác, một lực lượng hùng hậu nhất từ trước tới nay.

Mặc dù các nước vừa cùng tuyên bố không quân sự hóa và gây căng thẳng trên Biển Đông, nhưng cuộc tập trận của Nga – Trung đã lập tức kéo theo cuộc tập trận đáp lại có quy mô không kém của Mỹ trên một khu vực khác ở Thái Bình Dương (Guam – Mariana Islands) vào cùng thời điểm. Căng thẳng đương nhiên sẽ nhân lên gấp bội.

Thử hỏi vị thế của Nga trong cuộc tập trận này như thế nào? Cơn cớ gì mà Nga phải đến tận Biển Đông, nơi cách rất xa đất nước mình để tập trận?

Cùng với việc gần đây Nga chính thức tuyên bố ủng hộ lập trường của Trung Quốc trước phán quyết của Tòa Trọng tài, hình như gió muốn đổi chiều? Một cơn gió đen đang đánh úp Biển Đông. Và không phải không có lí khi người ta lo ngại một cuộc chiến tranh lạnh có thể xảy ra trên Biển Đông.

Mới đây, trả lời phỏng vấn về cuộc tập trận, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã nói rằng hai nước Trung – Nga đang duy trì đà hợp tác chiến lược vô cùng cao.

Nhiều nhà lãnh đạo hai bên gần đây từng tuyên bố: Quan hệ Nga – Trung đang ở giai đoạn “tốt nhất trong lịch sử”.

Thời Liên Xô chưa bị vỡ tung, tại một hội nghị của Phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, khi nhiều ý kiến đề xuất Phong trào này cần được định danh là “do Liên Xô và Trung Quốc dẫn đầu”, Mao Trạch Đông đã đỏ mặt tía tai bác bỏ.

Mao nói, “một cơ thể có hai đầu là một quái thai” và đề nghị chỉ cần nêu một mình Liên Xô là đủ . Nói thì nói thế, nhưng Tầu Cộng, dù tiềm lực kinh tế và quân sự lúc đó thua xa, vẫn không chịu nhận mình ở “ngôi dưới” , là kẻ đi theo sự dẫn dắt của Liên Xô.

Nga từng tố cáo Mỹ đưa tàu chiến vào thực hiện tuần tra FONOP làm căng thẳng Biển Đông. Thế còn họ, họ có vai trò như thế nào khi công bố cuộc diễn tập này lại nhấn mạnh hai nội dung chính: đối kháng chống ngầm và đánh chiểm hải đảo, với rất nhiều thao tác tinh vi phức tạp thể hiện sự “tin cậy đặc biệt”, như lời tướng về hưu Doãn Trác (Trung Quốc) tuyên bố?

Trong khi đó Đô đốc S.Swift, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương thì cáo buộc, bằng cuộc tập trận lần này, Nga và Trung Quốc đã “tìm cách leo thang tình hình vốn đang vô cùng phức tạp tại Biển Đông”.

Gió đã đổi chiều. Cơn gió đen nhắc loài người cảnh giác!

RELATED ARTICLES

Tin mới