Saturday, January 11, 2025
Trang chủNhìn ra thế giớiPhilippines đàm phán với TQ như thế nào?

Philippines đàm phán với TQ như thế nào?

Cuộc đàm phán song phương giữa Philippines và Trung Quốc sẽ không cần bất kỳ điều kiện liên quan tới chủ quyền trên Biển Đông.

Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay. Ảnh: Rappler

Tờ Phil Star của Philippines mới đây dẫn lời Ngoại trưởng Perfecto Yasay cho hay chính quyền Manila đang lặng lẽ thu xếp một cuộc đàm phán song phương với Bắc Kinh mà nội dung của nó không đề cập tới bất kỳ các điều kiện nào liên quan tới các tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông và Biển Tây Philippines.

“Điều quan trọng là chúng ta trao đổi (với Trung Quốc)”, ông Yasay nói với cộng đồng người Philippines trong cuộc họp ở Đại sứ quán Philippines tại Mỹ vào hôm thứ 6 tuần trước.

Theo vị Ngoại trưởng, điều này góp phần giải quyết các vấn đề lãnh thổ một cách hòa bình.

Ông Yasay cho hay, quân đội Philippines không được trang bị đầy đủ vũ trang để chống lại quân đội Trung Quốc trong bất kỳ trận chiến nào và đây là lý do tại sao Tổng thống  Rodrigo Duterte ra lệnh không cho Hải quân tiến hành tuần tra chung trên biển với Hải quân Mỹ trên vùng biển tranh chấp.

Ngoại trưởng Yasay nói, tuần tra chung có thể sẽ khiến Trung Quốc hiểu là một hành động khiêu khích và nó sẽ khó khăn hơn để giải quyết vấn đề hòa bình lãnh thổ.

“Lập trường của chúng tôi là không tham gia đàm phán bên ngoài khuôn khổ của các phán quyết của Tòa. Để bắt đầu, chúng tôi không thể tiến hành kéo Trung Quốc vào một cuộc đàm phán song phương. Bắc Kinh tuyên bố chỉ có thể nói chuyện với nhau bên ngoài khuôn khổ các quyết định của Tòa Trọng tài Thường trực”, Ngoại trưởng Philippines nói.

Ngoại trưởng Philippines cũng cho biết, mối quan hệ giữa Manila và Bắc Kinh không chỉ giới hạn trong các tranh chấp trên biển. Có những lĩnh vực khác cũng cần được quan tâm như đầu tư, thương mại, du lịch và việc thảo luận sẽ mở ra cánh cửa cho các cuộc đàm phán về vấn đề hàng hải.

Tờ Phil Star cho biết, ông Yasay tới Mỹ để tham dự phiên họp lần thứ 71 của Đại Hội đồng Liên Hợp quốc. Ngoại trưởng Philippines đã không có bất cứ cuộc họp nào với các quan chức chính phủ Mỹ. 

Một ngày trước đó, Ngoại trưởng Yasay còn nhắc tới việc chưa chuẩn bị tổ chức các cuộc đàm phán song phương hay thảo luận nào với phía Trung Quốc tại một diễn đàn ở Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế.

Bắc Kinh đã tuyên bố chỉ có thể gặp và trao đổi với Manila ngoài khuôn khổ của các phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực ở Hague về tuyên bố mở rộng các vùng biển theo yêu sách của Trung Quốc.  Phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực cũng tái khẳng định quyền của Philippines trên những bải san hô, bãi cát ngầm, hải đảo.

Theo nhà phân tích chính trị Prospero de Vera, quan hệ Trung Quốc và Philippines nên được phát triển xa hơn các vấn đề Biển Đông. Mở rộng mối quan hệ này có thể giúp giải quyết vấn đề hàng hải.

“Nếu Chính phủ Philippines rút khỏi đàm phán song phương hay việc Trung Quốc lên kế hoạch cho một trao đổi đã có thể hiểu là một hành động cân bằng”, nhà phân tích Alfredo Crespo nói.

Tổng thống Philippines đã thông qua một chính sách đối ngoại thực tế với Trung Quốc. Sau khi phán quyết của Tòa Trọng tài nghiêng về phía Philippines, Tổng thống Duterte nói rằng ông muốn có một cuộc đàm phán song phương với Trung Quốc để ngư dân Philippines có thể được đánh bắt cá trên một phần vùng biển của đảo Luzon và  bãi cạn Scarborough.

Trong khi đó, Hoa Kỳ, một đồng minh quốc phòng của Philippines thì muốn đàm phán đa phương và tuyên bố không có đàm phán song phương trong giải quyết các vấn đề hàng hải.

Biểu tình đuổi Mỹ khỏi Philippines

Trong một diễn biến liên quan tới tình hình Philippines, người dân nước này đã tổ chức một cuộc biểu tình đòi đuổi binh sỹ Mỹ ra khỏi đất nước.

Hàng trăm người biểu tình đã tụ tập bên ngoài Đại sứ quán Mỹ tại Philippines hôm thứ 6, đòi hỏi quân đội Mỹ phải rời đi.

Ông Renato Reyes, người lãnh đạo cuộc biểu tình nói: “Tổng thống Philippines cuối cùng đã can đảm và là xương sống để chúng tôi đứng lên chống lại một cuộc can thiệp của Mỹ. Chúng tôi ủng hộ Tổng thống về một chính sách đối ngoại độc lập”.

Cuộc biểu tình đưa ra sau khi Tổng thống Rodrigo Duterte chối bỏ khái niệm tuần tra chung trong vùng biển tranh chấp gần biển Đông với Hải quân Mỹ.

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte nói: “Chúng tôi sẽ không tham gia vào bất kỳ cuộc thám hiểm hay tuần tra chung trên vùng biển nào. Tôi không cho phép bởi tôi không muốn đất nước tôi tham gia vào một hành động thù địch”.

Ngoại trưởng Perfecto Yasay làm rõ thêm: “Chúng tôi không mãi là những cậu em trai nâu bé nhỏ của Mỹ nữa. Chúng tôi phải phát triển và trở thành người anh trai lớn của thế hệ kế tiếp ở Philippines”.

RELATED ARTICLES

Tin mới