“Đi trên dây” giữa các cường quốc phải có bản lĩnh vững vàng, phải đủ mạnh để buộc ai đó trả giá đắt nếu động vào lợi ích quốc gia cốt lõi.
Tổng thống Philippines Duterte
Bài học Crimea
Kể từ khi ông Duterte được bầu làm Tổng thống Philippines và đặc biệt là sau tuyên bố của PCA về Biển Đông, ông ta và chính phủ của mình đã có những tuyên bố gây sốc trong quan hệ Phi-Mỹ và Biển Đông, những tuyên bố khá mâu thuẫn.
Chẳng hạn, Philipines sẽ mua vũ khí Trung Quốc và Nga; Philipines sẽ đàm phán song phương với Trung Quốc về Biển Đông, Philippines yêu cầu lính đặc nhiệm Mỹ phải rút và mới đây Bộ trưởng ngoại giao Philippines tuyên bố gây sốc tại Mỹ, rằng “Philipines không thể mãi là người em da nâu bé nhỏ của Mỹ” (“Người anh em da nâu của Mỹ” là cụm từ của Tổng thống Mỹ William Howard Taft dùng trong thời Philipines là thuộc địa của Mỹ).
Rõ ràng, thấp thoáng sau những tuyên bố đó, đã thể hiện tư tưởng của Philippines hiện nay là muốn độc lập hơn với Mỹ trong quan hệ đối ngoại.
Là người tình của Vua chúa mà bỏ đi ngoại tình theo anh khác thì có thể bị lãnh đòn tàn khốc trở lên chứ không phải đùa.
Chúng ta hãy trở lại mối tình Vua Nga với nàng Ukraine xinh đẹp, họ có với nhau đứa con “căn cứ quân sự Hải quân tại Crimea”.
Mỹ-NATO quyết tâm kéo Ukraine ra khỏi Nga nhằm mục tiêu xóa sổ căn cứ quân sự của Nga tại đây. Nếu mất căn cứ hải quân này, Nga mất quyền kiểm soát tại Biển Đen, Hạm đội Biển Đen của Nga bị xóa sổ. Và, Nga đã hành động ra sao thì đã rõ.
Trong tình thế Biển Đông hiện nay, điều gì sẽ xảy ra nếu Philippines đòi triệt thoái các căn cứ quân sự của Mỹ khi Trung Quốc đang hoành hành thách thức vị trí siêu cường Mỹ?
Chỉ khi nào căn Mỹ tại Philipines bị triệt thoái nhường chỗ cho Trung Quốc thì thế cờ Biển Đông mới có sự thay đổi chút ít, tuy nhiên, Philippines thừa biết Mỹ còn mạnh hơn Nga nhiều lần và Philipines cũng chỉ là “người anh em da màu của Mỹ” mà thôi.
Người Mỹ đã có được bài học mà Nga đã truyền cho từ Ukraine và mới đây đã có thêm một kinh nghiệm quý báu từ Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc đảo chính quân sự vừa qua. Và chắc chắn, ai cũng đã “ớn lạnh” khi tham khảo “đề tài” này cặn kẽ.
Thế cờ có xoay chuyển?
Hơn ai hết Philippines nhận ra cái liên minh quân sự với Mỹ đã không phát huy tác dụng trong việc đối đầu tranh chấp với Trung Quốc trên Biển Đông trong thời gian qua.
Philippines có nền kinh tế phát triển hơn Việt Nam nhưng do dựa vào ô đồng minh Mỹ nên có một nền quốc phòng yếu kém. Khi có vấn đề xảy ra như tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc vừa qua, Hải quân Philipines không đủ sức răn đe để làm Trung Quốc suy nghĩ lại.
Tuy là đồng minh với Mỹ, nhưng Mỹ không coi Philippines có tầm chiến lược như Đài Loan.
Trước tình hình cuộc chiến địa chính trị trên Biển Đông giữa Mỹ, Trung Quốc cùng các nước lớn như Nga, Ấn Độ, Nhật Bản…diễn ra rất căng thẳng, quyết liệt thì Philippines đã nhận thức được vai trò, vị trí và giá trị của họ trong thế trận này.
Đáng buồn là, có một điều mà Philippines thừa hiểu, nếu như Trung Quốc ra tay với Philippines trên Biển Đông lúc nào, ra sao…thì họ không cần nhìn vào Philipines mà chỉ phải nhìn vào Mỹ. Đây không phải là lỗi của chính quyền Tổng thống Duterte mà hậu quả để lại của quá khứ.
Vì thế, Tổng thống Philipines Duterte cố gắng giảm bớt sự phụ thuộc vào Mỹ hoặc chứng tỏ cho Trung Quốc thấy rằng họ đang cố gắng độc lập với Mỹ bằng một loạt phát ngôn “mạnh mẽ”. Đồng thời nhắc nhở Mỹ phải có sự “đầu tư” thích đáng vào Philippines.
“Đi trên dây” giữa các cường quốc không đơn giản, phải có bản lĩnh vững vàng, phải có một sức mạnh đủ để buộc ai đó phải trả giá đắt nếu động vào lợi ích cốt lõi quốc gia không thể nhân nhượng là vạch đỏ giới hạn.
Philippines có đủ sức nặng, khả năng để thay đổi thế cờ trên Biển Đông?