Wednesday, January 8, 2025
Trang chủGóc nhìn mớiKhông thể để “luật rừng” thay thế luật pháp quốc tế ở...

Không thể để “luật rừng” thay thế luật pháp quốc tế ở Biển Đông

Nếu để “luật rừng” chiếm ưu thế trước luật pháp quốc tế, thì các nước nhỏ sẽ bị ràng buộc và rơi vào sự kiểm soát của các quốc gia lớn hơn, mạnh hơn.

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long phát biểu trong hội thảo tại Tokyo do Nikkei tổ chức hôm 29/9/2016.

Phát biểu tại một hội thảo do tờ Nikkei tổ chức tại Tokyo, nhân chuyến thăm chính thức Nhật Bản từ , hôm qua (29/9), Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã khẳng định tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông cần được giải quyết trên cơ sở luật pháp quốc tế.

“Các biện pháp của ASEAN là không đủ. [Vấn đề Biển Đông] cần được giải quyết một cách hòa bình và phù hợp với luật pháp quốc tế và luật biển” ông Lý Hiển Long nói.

Thủ tướng Singapore cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của quy tắc quốc tế đối với các nước nhỏ như Singapore. Ông cũng cảnh báo, nếu để “luật rừng” chiếm ưu thế trước luật pháp quốc tế, thì các nước nhỏ sẽ bị ràng buộc và rơi vào sự kiểm soát của các quốc gia lớn hơn, mạnh hơn.

Thủ tướng Lý Hiển Long nói thêm rằng, sở dĩ ASEAN rất khó khăn để chấp nhận một lập trường chung đối với Trung Quốc, vì mỗi thành viên đều có lợi ích hàng hải khác nhau và mối quan hệ đặc biệt với Bắc Kinh. Tuy nhiên, ông cho rằng, Singapỏe có thể đóng vai trò điều phối giữa ASEAN và Trung Quốc.

Một ngày trước đó, ông Lý đã có cuộc hội đàm với người đồng cấp Nhật Bản Shinzo Abe.

Trong buổi họp báo chung sau cuộc họp, hai vị nguyên thủ đã xác nhận là tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông có nằm trong chương trình thảo luận giữa họ. Theo Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, thì ông và đồng cấp Singapore Lý Hiển Long đã nhất trí về “tầm quan trọng của luật pháp và sự hợp tác trong cộng đồng quốc tế”.

Riêng Thủ tướng Lý Hiển Long thì khẳng định rõ là dù không phải là một nước có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông và không thiên vị bên tranh chấp nào, nhưng Singapore cũng có “những lợi ích then chốt để bảo vệ”. Đó là quyền tự do hàng hải và hàng không, cũng như một “trật tự khu vực và thế giới dựa trên luật pháp, một trật tự cần thiết để duy trì và bảo vệ các quyền, đặc quyền của mọi nước cũng như thể hiện sự tôn trọng đầy đủ các quy trình pháp lý và ngoại giao trong việc giải quyết tranh chấp”.

Hai thủ tướng Shinzo Abe và Lý Hiển Long được cho là đã muốn nhắc nhở Trung Quốc về sự cần thiết phải tôn trọng luật lệ quốc tế, điều mà Bắc Kinh đã coi thường khi phủ nhận phán quyết ngày 12/7/2016 của Tòa trọng tài quốc tế về vụ kiện Philippines – Trung Quốc.

Ngoài hồ sơ Biển Đông, lãnh đạo Nhật Bản và Singapore cũng nêu bật sự cần thiết của hiệp định tự do mậu dịch đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). mà ông Lý Hiển Long xem là một thỏa thuận “chiến lược quan trọng”.

Tại hội thảo hôm 29/9, Thủ tướng Singapore bày tỏ hi vọng Mỹ sẽ phê chuẩn hiệp định này trước khi Tổng thống Barack Obama rời nhiệm sở vào tháng Giêng năm tới.

Ông cũng cân nhắc về một kịch bản trong đó TPP không được thông qua. “Thậm chí nếu không có TPP, chúng ta cần phải tiếp tục làm việc hướng tới các hiệp định thương mại tự do theo một cách khác nhau, bao gồm cả Hiệp định Đối tác tinh tế toàn diện khu vực (RCEP).

RELATED ARTICLES

Tin mới