Friday, December 27, 2024
Trang chủĐàm luậnCon bài cũ trong chiêu ngoại giao mới

Con bài cũ trong chiêu ngoại giao mới

Lâu nay, Việt Nam và Philippines là hai nước có tiếng nói mạnh mẽ nhất trong vấn đề Biển Đông. Do đó, việc tìm kiếm sự ủng hộ từ phía Việt Nam trong chuyến thăm Hà Nội hôm 29/9 vừa qua của ông Duterte có thể sẽ giúp cho Philippines tránh được thế bị cô lập.

Philippines cũng như các nước có tranh chấp về biển đảo trên biển Đông không khỏi lo lắng trước sự “xoay trục” của Nga khi nước này quay sang ủng hộ lập trường của Trung Quốc.

Và mới đây Trung Quốc lại ngang nhiên tổ chức bầu cử đại biểu Đại hội đại biểu nhân dân lần thứ hai của cái gọi là “thành phố Tam Sa” (quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam), tiến hành tuần tra trái phép ở khu vực vùng biển quần đảo này đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam. 

Những hành động ngang ngược, phi pháp đó không thể thay đổi sự thực về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Bày tỏ sự lo ngại về các quy tắc cũng như luật pháp quốc tế đang bị đe dọa, trong khi nhiều nước (chỉ Trung Quốc) đã có những hành động đơn phương, áp đặt, sử dụng vũ lực nhằm giải quyết các vấn đề an ninh quốc tế, ngày 24/9/2016, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh đã có bài phát biểu trước Đại Hội đồng Liên hiệp quốc.

Ông Minh nói thẳng ra rằng: những nguy cơ xung đột tiềm ẩn ở châu Á – Thái Bình Dương có thể “đe dọa hòa bình, an ninh và thịnh vượng chung của khu vực” . Ông kêu gọi “tăng cường chủ nghĩa đa phương, tuân thủ luật pháp quốc tế vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững”. Nhà ngoại giao Việt Nam cũng bày tỏ lo ngại về các quy tắc cũng như luật pháp quốc tế đang bị đe dọa, trong khi Trung Quốc liên tục có những hành động đơn phương, áp đặt, sử dụng vũ lực nhằm giải quyết các vấn đề an ninh quốc tế. 

Thăm Việt Nam, để rồi trong tháng 10, ông Duterte sẽ tiếp tục thăm Trung Quốc và Nhậ Bản. Ông Du “trấn an” Hà Nội  và tranh thủ sự ủng hộ để không bị cô lập hóa. Bởi trước đó, thế giới liên tục bị đòn gió của Duterte. Đó là những phát ngôn gây nghi ngờ về lập trường của Philippines trong vấn đề tranh chấp Biển Đông.

Chuyên gia nghiên cứu Biển Đông, Giáo sư Ngô Vĩnh Long của Trường đại học Maine, Hoa Kỳ, cho rằng ông Du đã đạt mục tiêu của chuyến đi Việt Nam là nhằm làm yên lòng nước láng giềng này. Vị chuyên gia phân tích: “Tổng thống Philippines đến Hà Nội để trấn an Việt Nam và để trao đổi thông tin với Việt Nam. Bởi vì gần đây, ông ấy có tuyên bố rằng sẽ thương lượng với Trung Quốc. Mặc dù ông nói rõ ràng rằng ông sẽ thương lượng với Trung Quốc trên cơ sở phán quyết của Tòa án thường trực, nhưng thái độ của ông đối với Mỹ đang làm cho nhiều nước trong khu vực thấy bất an”. 

Về vấn đề Biển Đông, Việt Nam và Philippines cam kết duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh, ổn định, an toàn và tự do hàng hải và hàng không, cũng như thương mại không bị cản trở trong khu vực. Hai bên kêu gọi sự kiềm chế, không đe dọa vũ lực hoặc sử dụng vũ lực. Tôn trọng đầy đủ các tiến trình ngoại giao, pháp lý; giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước luật Biển năm 1982 (UNCLOS). Đồng thời, tái khẳng định sự ủng hộ đối với việc triển khai đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), nhanh chóng hợp tác nhằm đạt được Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

Nhớ lại hồi đầu tháng 9, tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN ở Lào, Tổng thống Duterte cho hay, ông không muốn đưa vấn đề tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc ra trong các cuộc thảo luận với các nước ASEAN khác. Ngoài ra, những phản ứng có phần dè dặt của Washington đối với Philippines sau phát ngôn “gây sốc” của ông Duterte dành cho Tổng thống Barack Obama trong kỳ họp nêu trên đã khiến cho không chỉ các nước trong khu vực, mà cả các đối tác và đồng minh phương Tây cũng e ngại.

Gần đây, đặc sứ của ông Duterte về Trung Quốc, cựu Tổng thống Fidel Ramos đã bay sang Hồng Kông để gặp cựu Thứ trưởng Ngoại giao của Trung Quốc Phó Oánh. Hai bên đã thỏa thuận với nhau về việc giảm căng thẳng thông qua đàm phán. Thế nhưng, cuộc thảo luận giữa hai giới chức đã không hề nói nửa lời đến phán quyết của Tòa trọng tài ở La Haye.

Ngày 24/9/2016, Đại sứ quán Mỹ ở Manila vừa xác nhận trên trang web của mình, Philippines dự kiến sẽ chủ trì cuộc thao dượt quân sự chung với Hoa Kỳ vào tháng tới. Điều mà trước đó Tổng thống Duterte tuyên bố, Manila cần sự hiện diện của binh sỹ Mỹ ở Biển Đông. Việc ông sang Hà Nội là để tìm kiếm sự ủng hộ của Việt Nam, giúp Manila tránh cái thế “bị cô lập”. Tổng thống Duterte cũng nói sắp tới đến Trung Quốc, ông sẽ đòi Bắc Kinh trao trả quyền đánh cá cho ngư dân của nước này trong khu vực có tranh chấp giữa hai nước. Đồng thời, ông quả quyết: “Không hề có sự làm ngơ phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế của Liên hợp quốc”.

Việc ông Duterte thăm Việt Nam , rồi sẽ thăm Trung Quốc và Nhật Bản chắc sẽ chẳng đi đến đâu. Chắc sẽ chỉ vẫn là những lời tiền hậu bất nhất, nay đúng mai sai mà thôi.

Trong khi đó Trung Quốc vẫn chơi lá bài cũ của họ Đặng: Mèo nào bắt được chuột đều là thú cưng. Ai liên kết với ai là chuyện của người ta. |Họ cứ “hảo- hảo”, vồ vập, vuốt ve, bắn đại bác rầm rầm. Và họ cứ chiêng trống ngút trời, tổ chức bầu cửđại biểu Đại hội đại biểu nhân dân trên đất nhà người.

Ô hô, ông Tầu coi thiên hạ chả là gì! Các người hào nhoáng thế thôi, nhưng khác nào cái thuyền mục trên biển.

RELATED ARTICLES

Tin mới