Người Hoa có câu: “Một lời nói ra, bốn ngựa giỏi đuổi không kịp.” Một cách tương tự, các tác hại môi trường không thể sửa lại được. Trong các thập niên qua, đã có nhiều mối quan tâm về vấn đề môi trường ở Biển Đông.
Trung Quốc ồ ạt tôn tạo đảo, đá; ráo riết săn rùa biển, trai khổng lồ quý hiếm
Phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực La Haye ngày 12/ 7 /2016 đã xác định “những tác hại không thể sửa chữa được với môi trường biển” và việc đánh bắt “các loài rùa biển, san hô và trai khổng lồ quý hiếm” đã gây ra sự chú ý nhiều hơn về mức nghiêm trọng của vấn đề. Sự thiếu hành động kịp thời, hoặc và bàng quan trong việc bảo vệ môi trường biển ở Biển Đông, sẽ khiến cho việc tranh chấp lãnh thổ, cùng các hoạt động bồi đắp, xây dựng nhân tạo và đánh bắt bất hải sản hợp pháp càng thêm nóng bỏng..
Bất chấp sự phán quyết của Tòa án quốc tế, Trung Quốc tôn tạo ồ ạt các đảo, đá của Trung Quốc gây hại nặng nề môi trường biển. Việc bồi đắp và xây dựng nhân tạo trên 7 cấu trúc của Quần đảo Trường Sa gần đây của Trung Quốc, đã gây hại nghiêm trọng với môi trường của các rặng san hô và vi phạm nghĩa vụ bảo tồn và bảo vệ các hệ sinh thái dễ bị tổn thương và môi trường sống của các loài đang suy yếu. Thậm chí các loài này bị đe doạ và bị huỷ diệt.
Trung Quốc đã cố tình lờ đi việc ngư dân nước này đánh bắt các loài rùa biển, san hô và trai khổng lồ quý hiếm trên diện rộng ở Biển Đông (bằng các biện pháp gây ra tổn hại nghiêm trọng với môi trường rặng san hô). Họ đã không thực hiện các nghĩa vụ trong việc ngăn chặn và chấm dứt các hoạt động này.
Một số nguồn giải thích tính trầm trọng của vấn đề. Tạp chí Địa lý Quốc gia (National Geographic) chỉ ra rằng: “Hơn 40 dặm vuông (104 kilômét vuông) san hô – một số trong số sinh thái đa dạng nhất trên trái đất – đã bị phá hủy vì việc đánh bắt trai khổng lồ ở Biển Đông.” Việc đánh bắt trai khổng lồ bất hợp pháp là do nhu cầu vỏ sò làm nội thất và nữ trang ở Trung Quốc. Tiến sĩ John McManus, Giáo sư sinh vật và sinh thái biển tại Đại học Miami đầu năm 2016, giải thích rằng việc xây dựng các đảo nhân tạo ở Biển Đông có thể dẫn đến tuyệt chủng sinh thái vĩnh viễn.
Không thể chậm hơn, các thành viên ASEAN cần xem trọng lợi ích của việc bảo vệ môi trường là một vấn đề chiến lược của phát triển kinh tế quốc gia và khu vực; tăng cường hợp tác với nhau cũng như với các nước khác trên thế giới để ngăn ngừa các thiệt hại cao hơn đối với môi trường.
Các nước khác trên thế giới cần xem trọng lợi ích của việc nêu lên tầm quan trọng của sự bảo vệ môi trường biển ở Biển Đông ở cấp quốc gia, khu vực và toàn cầu. Cần hỗ trợ các tổ chức phi chính phủ địa phương và quốc tế, các tổ chức xã hội nhân sự và các nhóm môi trường để nâng cao ý thức, và liên hệ, hợp tác với các nước ASEAN thông qua hỗ trợ và đầu tư cho việc bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế bền vững.
Để có được trái đất xanh, cần phải có ý chí chính trị và nhiều yếu tố khác mới có thể thay đổi cách nghĩ của con người. Nhiều nơi trên thế giới trở thành các thành phố đầy xe đạp chứ không phải ô tô, vì ô tô gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Những tác hại với môi trường biển ở Biển Đông là một trong các điểm trọng tâm của phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực La Haye. Trong khi Trung Quốc luôn nói rằng họ đã đảm bảo việc bảo vệ môi trường sinh thái dựa trên bằng chứng khoa học, thì thực tế của việc bảo vệ môi trường biển ở Biển Đông là nguy cơ vẫn tiếp diễn. Môi trường bị phá hoại nghiêm trọng bởi sự phức tạp của việc tranh chấp lãnh thổ, các hoạt động bồi đắp, xây dựng nhân tạo và đánh bắt hải sản bất hợp pháp.
Để vượt qua sự thiếu hành động và bàng quan này, các nước ASEAN và nhất là các nước có tranh chấp chủ quyền cần xem xét mối liên hệ chiến lược giữa môi trường và phát triển kinh tế. Hãy cộng tác chặt chẽ, thực chất hơn để ngăn ngừa việc tiếp diễn các thiệt hại môi trường. Cùng với các vấn đề quan trọng mà nhiều nước quan tâm, trong đó có tự do hàng hải, các vấn đề môi trường ở Biển Đông cần được các tổ chức phi chính phủ địa phương và quốc tế, các tổ chức xã hội nhân sự và các nhóm môi trường quan tâm.
Cuộc chiến chống thay đổi khí hậu ngày càng khẩn cấp hơn nếu chúng ta không hành động kịp thời. Theo Tom Rand, một nhà đầu tư công nghệ sạch ở Canada, có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự thiếu hành động và bàng quan, trong đó có: các nhóm lợi ích kinh doanh và chính trị; tính phức tạp của khoa học khí hậu; “việc thay đổi khí hậu diễn ra trong thời gian dài nhưng chúng ta thường nghĩ gần và hành động trong thời gian ngắn”; và thảm họa “cha chung không ai khóc” thường thấy, vì “vấn đề là toàn cầu nhưng hành động lại ở cấp địa phương.”
Tom Rant đề nghị rằng, thay vì tìm cách sửa các nhận thức thành kiến tiêu cực, chúng ta nên tận dụng chúng bằng cách bắt đầu một cuộc đối thoại mới tích cực, chẳng hạn về “một tương lai xán lạn với năng lượng sạch dồi dào, có được từ gói kinh tế kích cầu để xây dựng lại cơ sở hạ tầng của chúng ta.” Với cách này, chúng ta “đi thẳng vào trái tim và vượt qua các thành kiến, khuynh hướng bào chữa và cảm giác lo âu.”
Một cách tương tự, chúng ta có thể nhận ra sự phủ nhận chủ động và thụ động trong vấn đề các tác hại môi trường ở Biển Đông.
(Còn tiếp)