Các thành viên ASEAN có các lợi ích khác nhau ở Biển Đông, vì một số có tranh chấp lãnh thổ và một số thì không. Còn một lí do khác là vì Trung Quốc có ảnh hưởng kinh tế rất mạnh trong khu vực.
Cuộc họp các quan chức cao cấp (SOM) Hiệp hội các nước ASEAN tại
thủ đô Vientiane, Lào, từ ngày 23 đến 26/7/2016.
Vì sự phát triển kinh tế bền vững của các nước ASEAN
Trong tuyên bố chung ngày 25/6 /2016, ASEAN hình như dã cố tình lờ đi việc này: phán quyết của toà án quốc tế đã thiên về phía Philippines. Sự thiếu nhất trí trong tuyên bố chung về chủ đề hết sức tế nhị này có thể được xem là thiếu đoàn kết. Thật ra ASEAN đã tìm cách cân bằng giữa sự đoàn kết và duy trì sự tin tưởng của các cường quốc qua các cách mới vừa nguyên tắc vừa thực tế.
Trong tương lai, một cuộc đối thoại chiến lược với ASEAN và trong khuôn khổ ASEAN về vấn đề bảo vệ môi trường biển ở Biển Đông cần tránh tìm sự nhất trí một cách hình thức, và tránh đề cập sự phức tạp của các tranh chấp lãnh thổ. Thay vào đó, cuộc đối thoại cần chuyển sang các thành quả tích cực cuả một môi trường biển được bảo vệ, và liên hệ đến những lợi ích thực tế như nâng cao các cơ hội sinh sống, phát triển kinh tế mạnh hơn, và tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế với các nước trên thế giới.
“Tầm nhìn ASEAN 2025” kêu gọi hướng tới “ASEAN sạch và xanh để đạt đến phát triển bền vững qua việc đảm bảo sự bảo vệ môi trường khu vực.” Đây là cơ hội để đưa ra một cuộc đối thoại đem lại động cơ cho các nhóm lợi ích trong việc xem bảo vệ môi trường là một vấn đề chiến lược của phát triển kinh tế quốc gia và khu vực. Đây cũng là cơ hội để các nhóm lợi ích hợp tác với nhau ngăn ngừa các thiệt hại có nguy cơ cao hơn đối với môi trường.
Các nước có tranh chấp chủ quyền ở Đông Nam Á đòi hỏi mạnh mẽ hơn trong việc đưa ra cuộc đối thoại về việc bảo vệ môi trường biển ở Biển Đông. Các lợi ích kinh tế và lợi ích môi trường có được từ sự hợp tác với các nước ngoài khu vực để học hỏi kinh nghiệm của họ trong việc bảo vệ môi trường trong các bối cảnh tương tự sẽ giúp đưa ra các cuộc đối thoại đem đến giải pháp cho các vấn đề môi trường trong khu vực.
Mỹ đã có tham gia vào việc thảo luận về các vấn đề môi trường biển ở Biển Đông qua các nghiên cứu và hội thảo, trong khi các nước khác như Úc và New Zealand có thể cẩn thận hơn vì không muốn làm ảnh hưởng đến quan hệ kinh tế với Trung Quốc. Canada cũng phải tính đến một sự cân bằng tương tự. Tuy nhiên, 9 ngày sau khi phán quyết của Tòa, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Canada đưa ra tuyên bố có đoạn kết: “Canada cam kết việc gìn giữ luật quốc tế và một trật tự thế giới tuân thủ theo luật về biển và đại dương, cũng như về sự quản lý hòa bình và giải quyết các tranh chấp.”
Tại Canada đã có các bàn luận vì sao nước này nên có quan tâm lợi ích về Biển Đông. Cựu Đại sứ Canada tại Việt Nam Marius Grinius cho rằng Canada nên giúp ngăn ngừa chiến tranh ở khu vực. Ông cho rằng: “Canada có lợi ích cao nhất trong việc đảm bảo Biển Đông vẫn là một vùng hòa bình, ổn định, phồn thịnh và đường biển quốc tế thông thương.”
Còn Gordon Houlden, Chủ tịch Viện Trung Quốc tại Đại học Alberta, giải thích vì sao quyết định La Haye nên là vấn đề quan trọng cho Canada. Quan trọng bởi vì khả năng bị kéo vào liên minh chiến tranh vì các tranh chấp khi an ninh bị phá vỡ; hậu quả kinh tế trong trường hợp đường biển bị đóng; nguồn cá và hệ thống sinh thái bị đe dọa. Cuối cùng lợi ích trường kỳ của Canada trong việc thương lượng và phán quyết theo luật quốc tế, mà cụ thể ở đây là Công ước Liên hợp quốc về Luật biển UNCLOS.
Một cựu Đại sứ Canada khác tại Việt Nam Deanna Horton giải thích vì sao Biển Đông có ý nghĩa quan trọng cho Canada: đó là vì các quan tâm của Canada về đầu tư và trao đổi thương mại ngày càng cao hơn, thêm vào đó là sự phá hủy môi trường vì việc xây dựng đảo nhân tạo.
Ông Horton nói: “Là một quốc gia hòa bình, Canada nên sẵn sàng gánh trách nhiệm cao hơn để tránh một bước đi sai lầm đắt giá mà có thể dẫn đến mâu thuẫn và phá hủy môi trường nhiều hơn.” Với uy tín về sự tôn trọng luật pháp quốc tế, Canada có thể “hỗ trợ các đối tác ở châu Á, đồng thời tiến hành với Trung Quốc để khuyến khích hội nhập kinh tế, xây dựng niềm tin về an ninh cho tất cả các phía lợi ích, và làm giảm các tác động của thay đổi khí hậu.”
Quan điểm này tương tự với khái niệm của Arnold Wolfers về “các mục tiêu chung”. Là một nước có sức mạnh trung bình, Canada có thể hỗ trợ việc duy trì ổn định và hòa bình trong khu vực và toàn cầu và một trật tự thế giới cao hơn lợi ích quốc gia.
Tuy nhiên, các ý bàn luận trên đây mâu thuẫn trực tiếp với lợi ích kinh tế với Trung Quốc, vì vậy có thể làm nhạt đi các thảo luận về Biển Đông. Khu vực kinh doanh ở các nước như Canada theo đuổi các lợi ích kinh tế, trong khi chính phủ có thể thiên về lợi ích kinh tế hoặc lợi ích môi trường (ví dụ, chính quyền Tự do hiện nay quan tâm lợi ích môi trường cao hơn chính quyền Bảo thủ trước đây).
Khu vực xã hội dân sự, nhất là các nhóm môi trường, là một khối rất quan trọng và có lợi ích cao về môi trường. Các tổ chức này cần được tạo điều kiện và nâng quyền ở cấp quốc gia, khu vực và toàn cầu để nói lên tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường ở Biển Đông. Các nước khác trên thế giới cần xem trọng lợi ích của việc xác định tầm quan trọng của sự bảo vệ môi trường biển ở Biển Đông ở cấp quốc gia, khu vực và toàn cầu; việc hỗ trợ các tổ chức phi chính phủ địa phương và quốc tế, các tổ chức xã hội nhân sự và các nhóm môi trường để nâng cao ý thức; việc liên hệ và hợp tác với các nước ASEAN thông qua hỗ trợ và đầu tư cho việc bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế bền vững.
Nhà hoạt động môi trường David Suzuki ở Canada đã nói: “Con người thường hiệu quả nhất khi phải đối phó với các tai họa gần – như tai nạn ôtô, nhà cháy, bão. Chúng ta ít hiệu quả hơn khi đối diện với các tai họa khổng lồ nhưng đến chậm từ từ, như sự tiêu hủy môi trường sinh thái hoặc thay đổi khí hậu.”
Sự phủ nhận chủ động và thụ động gây ra sự thiếu hành động và bàng quan trong nhiều phía lợi ích ở cấp toàn cầu, khu vực, quốc gia và cá nhân. Điều đe đọa vẫn còn đó: Trung Quốc sẽ lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ), bất ngờ đánh úp, chiếm thêm các đảo ở Biển Đông, tạo căng thẳng mới ở khu vực. Và khi đó “người khổng lồ” Mỹ sẽ nhảy vào can thiệp.
Các phức tạp về địa chính trị ở Biển Đông sẽ tiếp tục dẫn đến mâu thuẫn và thương lượng ở nhiều mức khác nhau, nhưng việc bảo vệ môi trường biển không thể chờ đợi được. Các nước liên quan cũng như các nước khác, và nhất là các tổ chức dân sự cần nâng cao ý thức cho mọi người dân.
Hãy bằng mọi cách ngăn chặn, không cho Trung Quốc tiếp tục ngang ngược tôn tạo các đảo, đá ở quần đảo Trường sa của Việt Nam!
Hãy triển khai một cách mạnh mẽ các cuộc đối thoại và xây dựng, hợp tác, phát triển để góp phần ngăn ngừa những tác hại môi trường không thể sửa chữa được trong khu vực!