Thursday, January 9, 2025
Trang chủNhìn ra thế giớiLào đang điều chỉnh chiến lược ngoại giao mới để thoát Trung?

Lào đang điều chỉnh chiến lược ngoại giao mới để thoát Trung?

Để tránh bị lệ thuộc vào nước láng giềng khổng lồ Trung Quốc, Lào đang điều chỉnh chiến lược ngoại giao mới.

Chủ tịch Lào Choummaly Sayasone và Tổng thống Mỹ Barack
Obama chụp ảnh tại hội nghị Mỹ-ASEAN tháng 2/2016 (Ảnh: AP)

Ngày 16/10, tờ Nikkei Asian Review đưa ra bình luận, tháng 9 ông Obama đã trở thành Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ đến thăm quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á không có biển.

Đặc biệt, trong cuộc hội đàm với Chủ tịch Bounnhang Vorachith, khi đi thăm Luang Prabang (Lào), Tổng thống Obama đã cam kết viện trợ 90 triệu USD giúp Lào rà phá khoảng 3 triệu tấn bom mìn Mỹ ném xuống trong Chiến tranh Việt Nam vẫn còn chưa nổ.

Tất cả minh chứng cho một sự thay đổi rõ ràng trong đà phát triển quan hệ hợp tác Mỹ – Lào. Điển hình là ký kết hiệp định đầu tư song phương, bao gồm thương mại, sở hữu trí tuệ, phát triển kĩ năng và các lĩnh vực hợp tác khác.

Bên cạnh đó, các công ty Mỹ đang quan tâm đến việc mở rộng thị trường tại quốc gia đang phát triển này. Trong tháng 9, tập đoàn General Electric đã ký bản ghi nhớ về nghiên cứu và đào tạo lĩnh vực năng lượng với Tập đoàn Điện lực quốc gia Lào.

Chuỗi thức ăn nhanh Texas Chicken cũng đang có kế hoạch mở cửa hiệu đầu tiên tại Lào vào cuối năm nay.

Thế nhưng, tính cho đến nay, Trung Quốc vẫn đang là nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp lớn nhất vào Lào, kể từ năm 2001, đóng một vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi kinh tế của Lào, với các khoản đầu tư hiện tại trị giá 6,7 tỷ USD.

Tốc độ tăng trưởng hàng năm của Lào đã tăng lên 7,8%, nâng thu nhập bình quân đầu người lên 1.730 USD vào năm ngoái, phần lớn là nhờ sự đầu tư của Trung Quốc.

Số liệu gần đây cho thấy các doanh nghiệp đổ hơn 100 tỷ NDT (hơn 15 tỷ USD), với hơn 60 dự án đầu tiên vào khu vực hợp tác kinh tế biên giới Trung-Lào có tên là Boten-Mohan.

Tháng 9/2015, chính phủ Lào và Trung Quốc đã ký một thỏa thuận thành lập khu hợp tác kinh tế biên giới Boten-Mohan nhằm thúc đẩy thương mại, đầu tư và du lịch song phương. 

Đây là khu kinh tế đặc biệt nằm ở cửa ngõ biên giới của Trung Quốc sang Lào, tạo điều kiện thuận lợi để Trung Quốc tiến sâu hơn vào các quốc gia Đông Nam Á khác từ vị trí này.

Đầu tháng 5/2016, Bắc Kinh và Vientiane đã ký kết các văn bản hợp tác nhằm tăng cường quan hệ hữu nghị song phương, nhân chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước CHDCND Lào Bounnhang Vorachit tới Trung Quốc, theo lời mời của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Các thỏa thuận bao gồm hợp tác về kinh tế và kỹ thuật, cung cấp thiết bị, đầu tư sản xuất và các khoản vay do Trung Quốc tài trợ Lào cho các dự án cơ sở hạ tầng.

Hầu hết những dự án mà Trung Quốc rót tiền tại Lào đều thuộc về lĩnh vực năng lượng và khai khoáng. Đặc biệt, dự án xây dựng nhà máy thủy điện Nam Ngiep 1 có mức đầu tư lên đến 868 triệu USD.

Một trong những dự án trọng điểm khác là kế hoạch xây dựng hệ thống đường ray kết nối Côn Minh, thủ phủ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, với thủ đô Vientiane, Lào, và Thái Lan.

Với tư cách chủ tịch ASEAN năm nay, Lào có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với Trung Quốc. Chuyên gia nhận định một mối quan hệ tốt đẹp với Vientiane có thể giúp Bắc Kinh né tránh những lời chỉ trích từ ASEAN nhắm tới mình liên quan tới tranh chấp trên Biển Đông.

Chính vì thế, ông Thitinan Pongsudhirak, một nhà khoa học chính trị tại Đại học Chulalongkorn ở Thái Lan cho biết: “Lào đang ở một vị trí thách thức, xung quanh đều là các nước láng giềng lớn hơn. Nước này quá nhỏ bé, rất dễ bị ảnh hưởng và can thiệp trong khu vực.

Nhưng nước này đang muốn thoát ra. Lào nằm trong quỹ đạo của Trung Quốc nhưng hiện họ đang muốn làm nóng mối quan hệ với Mỹ”.

Thế nhưng, do ràng buộc kinh tế, việc thoát Trung Quốc sẽ rất khó khăn với Lào. Tại các địa điểm xây dựng của các tỉnh biên giới ở Viêng Chăn, ký hiệu bằng tiếng Trung Quốc xuất hiện ở khắp mọi nơi. Trong các khu kinh tế đặc biệt ở biên giới, tiếng Trung Quốc thậm chí còn là ngôn ngữ chính.

Mặt khác, ông Thitinan Pongsudhirak cho rằng để chống lại sự ảnh hưởng của Trung Quốc, mối quan hệ dài hạn mà Lào nên tập trung vào chính là với Nhật Bản, một nhà tài trợ lớn trong phát triển khu vực và tiến hành rất nhiều hành động mạnh mẽ.

“Mỹ sẽ thay đổi rất nhiều thứ khi Obama đến thăm Lào trước khi nhiệm kỳ của ông kết thúc. Nhưng về lâu dài, mối quan hệ Nhật Bản-Trung Quốc mới là quan trọng. Nếu Lào muốn đòn bẩy, thì họ nên dựa vào Nhật Bản”, vị chuyên gia nhấn mạnh.

RELATED ARTICLES

Tin mới