Tuesday, November 5, 2024
Trang chủNhìn ra thế giớiTQ: Cuộc cải tổ nhân sự gấp gáp tại "chảo lửa" tham...

TQ: Cuộc cải tổ nhân sự gấp gáp tại “chảo lửa” tham nhũng

Trước thềm Đại hội XIX của đảng Cộng sản Trung Quốc vào năm 2017, sóng ngầm tiếp tục khuấy đảo tại một trong những “chảo lửa” tham nhũng ở Trung Quốc.

 

 

 

“Chảo lửa” Sơn Tây bùng phát

Ngày 11/10, Ủy ban Kiểm tra kỷ luật tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc tuyên bố, Bí thư Ủy ban Kiểm tra kỷ luật tỉnh – bà Hoàng Hiểu Vy chuyển sang nhậm chức Phó Bí thư tỉnh ủy Sơn Tây.

Điều đáng chú ý, chức vụ Phó Bí thư tỉnh ủy của bà Hoàng Hiểu Vy vốn thuộc về ông Lâu Dương Sinh – trợ thủ cũ trong thời kỳ Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình công tác tại Chiết Giang.

Đa chiều (Mỹ) nhận định, Lâu Dương Sinh hiện đang nắm Quyền Chủ tịch tỉnh Sơn Tây có thể sẽ được bổ nhiệm vị trí Bí thư tỉnh ủy Sơn Tây của Lạc Tuệ Ninh khi Lạc về hưu trong thời gian sắp tới.

Ngoài ra, chức vụ Thư ký tỉnh ủy Sơn Tây và Bí thư thành ủy Thái Nguyên, Sơn Tây cũng có sự thay đổi.

Cùng ngày, Thành ủy Thái Nguyên công bố, cựu Bí thư thành ủy Ngô Chính Long cũng điều chuyển công tác và sẽ được “sắp xếp vào vị trí khác”. Ông Vương Vỹ Trung mới được bổ nhiệm chức vụ Thư ký tỉnh ủy Sơn Tây sẽ kiêm nhiệm vị trí Bí thư thành ủy Thái Nguyên.

Theo giới quan sát, chỉ trong một ngày, tỉnh Sơn Tây đã thay đổi chức vụ của ba ủy viên Thường vụ tỉnh ủy. Đây là sự việc vô cùng hiếm gặp.

Chỉ vỏn vẹn trong vòng bốn tháng sau khi ông Lạc Tuệ Ninh nhậm chức Bí thư tỉnh ủy Sơn Tây (6/2016) thì chức vụ Thư ký tỉnh ủy cũng được điều động cho thấy đây là sự thay đổi nhân sự quá gấp gáp.

Đặc biệt, sau khi “ổ tham nhũng” Sơn Tây bị truy quét, trong 12 ủy viên thường vụ tỉnh ủy chỉ còn bà Hồ Tô Bình – Giám đốc Sở tuyên truyền và ông Cao Kiến Dân – Phó chủ tịch tỉnh là người Sơn Tây, tất cả các ủy viên khác đều từ tỉnh ngoài chuyển đến hoặc từ trung ương phân về.

Ngôi sao mới và câu đố quyền lực

 

Trung Quốc: Cuộc cải tổ nhân sự gấp gáp tại chảo lửa tham nhũng - Ảnh 1.

 

Ông Ngô Chính Long – “ngôi sao mới” của chính trường Trung Quốc.

 

 

Giới phân tích nhận định, dựa theo thông lệ của đảng Cộng sản Trung Quốc, việc tuyên bố cựu Bí thư thành ủy Thái Nguyên Ngô Chính Long được “sắp xếp vào vị trí khác” chứng tỏ, Ngô rất nhanh sẽ được bổ nhiệm, thậm chí có thể được thăng chức.

Đặc biệt, dựa theo cụm từ “dựa trên tinh thần trao đổi cán bộ” trong văn bản miễn nhiệm của Ngô cho thấy, ông này sẽ được bổ nhiệm một chức vụ tại tỉnh khác, khả năng tiếp tục nhậm chức tại Sơn Tây không lớn.

 

 

Ngô Chính Long sinh năm 1964, tốt nghiệp Đại học Trung Bắc, Giang Tô.

Ngô từng có thời gian dài công tác tại Trùng Khánh và Sơn Tây trước khi được điều động nhậm chức tại Giang Tô.

Ông này là Ủy viên dự khuyết trung ương đảng cộng sản Trung Quốc khóa 18, đại biểu nhân đại toàn quốc Trung Quốc khóa 11, 12.

 

 

Ở diễn biến khác, từ khi ông Thạch Thái Phong nhậm chức Chủ tịch tỉnh Giang Tô vào tháng 1/2016, chức vụ Phó Bí thư tỉnh ủy Giang Tô bị bỏ trống đã hơn nửa năm.

Do đó, có ý kiến cho rằng, vốn xuất thân ở Giang Tô nên khả năng Ngô Chính Long được bổ nhiệm chức vụ Phó Bí thư tỉnh ủy Giang Tô là rất lớn.

Lại có ý kiến nhận định, Ngô Chính Long sẽ tiếp nhận chức vụ Bí thư thành ủy Nam Kinh bởi cũng có thông tin rằng bà Hoàng Lợi Tân – Bí thư thành phố này – được “sắp xếp vào vị trí khác”.

Và tất cả những dự đoán trên của giới quan sát đều chính xác bởi, ngày 12/10, tỉnh ủy Giang Tô công bố, Ngô Chính Long chính thức tiếp nhận chức vụ Phó Bí thư tỉnh ủy Giang Tô kiêm Bí thư thành ủy Nam Kinh.

Giới phân tích nhận định, trước sự thay đổi theo chiều hướng tích cực, tiền đồ của Ngô Chính Long chắc chắn sẽ khởi sắc và trở thành “ngôi sao mới” trên chính trường Trung Quốc trong tương lai.

Tuy nhiên, sự thay đổi chức vụ của Ngô Chính Long lại bỏ ngỏ về câu đố quyền lực tại tỉnh Sơn Tây.

Cụ thể, sau khi Ngô được điều chuyển, Thư ký tỉnh ủy Sơn Tây Vương Vỹ Trung kiêm nhiệm vị trí Bí thư tỉnh ủy Thái Nguyên của Ngô, đồng nghĩa Vương sẽ nhanh chóng rời khỏi chức vụ Thư ký tỉnh ủy.

Theo thông lệ trên quan trường Trung Quốc, Thư ký tỉnh ủy tại một tỉnh thường được cất nhắc từ vị trí Bí thư thành ủy 1 thành phố thuộc chính tỉnh đó hoặc do một ủy viên thường vụ của tỉnh khác được điều động đến.

Tuy nhiên, chính trường Sơn Tây liên tục xảy ra biến động, ổn định là mục tiêu quan trọng hàng hầu mà Bí thư tỉnh ủy Lạc Tuệ Ninh cần giải quyết. Vì thế, tân Thư ký tỉnh ủy Sơn Tây khả năng lớn sẽ dựa theo thông lệ cũ: Bí thư thành ủy hoặc ủy viên thường vụ của chính tỉnh này đảm nhiệm.

Theo Đa chiều (Mỹ), sự điều động hiếm có và gấp gáp lần này tại Sơn Tây báo hiệu cơn địa chấn tham nhũng do cựu Chánh văn phòng trung ương đảng Lệnh Kế Hoạch gây ra đã sắp kết thúc.

Đồng thời, đây là cơ hội thuận lợi giúp Chủ tịch Tập Cận Bình cất nhắc thân tín vào vị trí quan trọng và củng cố quyền lực tại một trong những “chảo lửa” tham nhũng ngay trước thềm Đại hội 19 sắp diễn ra vào mùa thu năm 2017.

“Sự biến động của chính trường Sơn Tây có khả năng mở màn cho một cuộc cải tổ nhân sự mới đầy kịch tính tại Trung Quốc trước thềm Đại hội 19”, Đa chiều bình luận.

 

RELATED ARTICLES

Tin mới