Nga buộc phải chấp nhận cuộc chơi và phải chơi tốt vì không có tùy chọn nào khác.
Tàu của Hạm đội Biển Bắc Nga đến Syria.
Vào ngày 03 Tháng Mười năm 2016, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh về đình chỉ thỏa thuận Nga-Mỹ liên quan đến việc quản lý và định đoạt plutonium.
Đây là thỏa thuận vẫn được coi như là một trong những sự đầu hàng của Nga với Mỹ-PT. Và, qua sự kiện này, Putin đã đặt dấu chấm hết “kỷ nguyên Gorbachev và Enxin” tại nước Nga.
Sự ngạo mạn của Mỹ-PT với nước Nga
Từ xưa tới nay, kẻ yếu thì không được tôn trọng, kẻ mạnh tìm mọi cách để triệt tiêu khả năng phản kháng. Hãy xem Mỹ đã làm gì với 2 kẻ bại trận trong thế chiến 2 là Nhật Bản, Đức…sẽ rõ.
Liên Xô tan rã nhưng nước Nga chưa tan rã. Một đất nước rộng bao la với nhiều tài nguyên khoáng sản đã khiến Mỹ-PT thèm muốn, chiếm đoạt. Muốn vậy, Nga không được mạnh, Nga phải bị chia nhỏ ra từng mảnh, và trong các mảnh đều phải lệ thuộc vào Mỹ-PT.
Nước Nga trước năm 2000 muốn yên ổn, muốn theo khuôn mẫu PT, muốn gia nhập NATO…đâu có dễ. Mỹ-PT không muốn. Cái Mỹ -PT cần, muốn là làm tan rã tiềm lực quân sự nước Nga, đặc biệt là tiềm lực hạt nhân. Lúc đó, “gấu Nga” mới chính thức được bẻ răng, chặt móng vuốt để trở thành “gấu bông”; lúc đó Mỹ-PT tha hồ muốn làm gì thì làm mà không sợ phản kháng.
Điều đáng buồn là trong khi Mỹ-PT nhận thức được điều nguy hiểm cho mình, cho ý đồ, dã tâm của mình, đang còn tồn tại tiềm ẩn ở nước Nga thì chính Gorbachov và Enxin không nhận ra hoặc không dám sử dụng thứ mình có để đối đầu.
Nga bị lời hứa của Mỹ-PT nào là NATO không tiến về phía Đông dù chỉ 1 ins, nào là làm mới mối quan hệ…nhưng thực tế Mỹ-PT đang hành động để “bẻ nanh vuốt gấu Nga” và Nga đang lùi dần, lùi dần đến ranh giới của sự đầu hàng.
NATO vẫn tiến về biên giới Nga; miếng đòn dollas-dầu lửa sẵn sàng tung ra với đất nước mà họ chỉ coi là “cái trạm xăng”; những “con cá mập” tài phiệt-đầu sỏ chính trị trong nước đang sẵn sàng cho “cách mạng màu”…là dấu hiệu, là biểu hiện của sự ngạo mạn, bất chấp nước Nga.
Sự ngạo mạn của Mỹ-PT đã kích hoạt nước Nga bằng cú trao quyền lực tự nguyện có trách nhiệm với dân tộc của Enxin vào tay Putin, hay, nói cách khác chính trong sự hỗn loạn, nước Nga đã sinh Vladimir Putin. Và chính Putin sau hơn 15 năm cầm quyền đã làm rạng danh dân tộc Nga.
Bạn không tin? Vậy hãy thử tìm hiểu xem có vị tổng thống nào mà được dân yêu thích tín nhiệm trên 85% ngay cả trong lúc đất nước trong tình thế khó khăn ngặt nghèo?
“Ai thắng ai” của thế kỷ 21
Nếu như trước đây ở thế kỷ 20, cuộc chiến “ai thắng ai” giữa CNTB và CNCS thì sứ mạng lịch sử lại đặt lên vai Nga một lần nữa trong cuộc chiến “ai thắng ai” với Mỹ trong thế kỷ 21 này.
Căng thẳng Nga-Mỹ hiện nay như Putin đã nói là không phải chỉ vì Syria. Bất kỳ ở đâu, lúc nào, Mỹ cũng muốn làm tan rã nước Nga, xóa sổ tiềm lực quân sự nước Nga…. Đây là tư tưởng chiến lược trong trận chiến giữa Nga-Mỹ hiện nay nhằm buộc Nga đầu hàng. Mỹ hy vọng (ngạo mạn) Nga sẽ hoảng loạn, rút lui trong các cuộc khủng hoảng từ Ukraine đến Syria Trung Đông.
Trò chơi xảy ra tại Ukraine, Nga buộc phải sáp nhập Crimea và Mỹ-PT đã ra đòn cấm vận, trừng phạt khiến nền kinh tế Nga điêu đứng và chưa có dấu hiệu lệnh đó dừng lại.
Tại Syria, Mỹ đe dọa tấn công trực tiếp vào quân chính phủ. Lầu Năm Góc qua hệ thống truyền thông đã đề xuất phương án áp đặt vùng an toàn, cấm bay trên Syria. Tất cả các phương án đó là sự đối đầu trực tiếp quân sự với Nga và không ít các thành phần diều hâu trong giới tinh hoa chính trị Mỹ đã vạch ra, hô hào đòn tấn công hạt nhân…
Phía Nga lập tức triển khai toàn bộ lực lượng để sẵn sàng “tranh chấp” với Mỹ thống trị vùng trời tại Syria; Nga huấn luyện diễn tập cho hơn 40 triệu người dân nước mình trong tình huống chiến tranh hạt nhân xảy ra; Nga, thậm chí tại St. Petersburg, Thống đốc đã ra chỉ thị về khẩu phần bánh mì trong tình huống chiến tranh…
Trong bối cảnh này, Nga từ ngày 03 tháng 10, đình chỉ thỏa thuận với Plutonium với Mỹ. Một dự luật được Vladimir Putin giới thiệu trong Duma Quốc gia, về cơ bản đây là một tối hậu thư cho Hoa Kỳ, Nga sẽ trở lại bàn đàm phán nếu Mỹ sẽ hủy bỏ tất cả các biện pháp trừng phạt và bồi thường thiệt hại để rút một số quân từ Đông Âu.
Như vậy không chỉ về mặt quân sự, Nga cũng đã chuẩn bị cả mặt dân sự sẵn sàng cho chiến tranh với Mỹ nếu xảy ra.
Rốt cuộc, mỉa mai thay, Mỹ là người tạo ra trò chơi, bắt đầu cuộc chơi nhưng chính Nga là người chơi tốt hơn Mỹ. Bởi đơn giản là Nga không có sự tùy chọn nào khác ngoài việc tăng tốc độ, tăng “lãi suất chính trị” trên một phương hướng duy nhất…Nga không thể quay đầu.
Trong trò chơi này liệu Mỹ sẽ quay đầu hay đánh lái tránh va chạm?
Như tôi đã viết trong các bài trước, tại Ukraine hay Syria…Mỹ có rất nhiều tùy chọn, nói cách khác tại đó chưa phải là lợi ích an ninh quốc gia mang tính cốt lõi, sống còn. Thua ván này Mỹ sẽ bày ra ván khác. Trong khi Nga khác Mỹ, đó là lợi ích an ninh cốt lõi, sống còn…
Chẳng hạn, tại Ukraine, Nga không thể để mất Biển Đen, để Hạm đội Biển Đen bị xóa tên. Tại Syria, Nga không thể để bọn khủng bố hồi giáo IS, al-Nusra, LIH hoành hoành tại khu vực phía Nam làm bàn đạp tấn công vào lãnh thổ Nga…
Câu hỏi khiến cả thế giới đau đầu là: Nếu Mỹ cũng chọn đối đầu, đối kháng đến cùng?