Saturday, December 28, 2024
Trang chủĐàm luậnPhát ngôn và hành động gây “sốc” mang tên Duterte

Phát ngôn và hành động gây “sốc” mang tên Duterte

Từ khi ông Rodrigo Duterte làm Tổng thống Philippines, không lúc nào vị Tổng thống này không có phát ngôn và hành động gây “sốc”.

Những câu phát ngôn về tình hình đất nước, ngoại giao quốc tế của ông làm cho thay đổi cục diện thế giới. Nhiều khi người ta nhận định rằng ông bị thần kinh hay thần kinh có vấn đề. Đặc biệt dậy sóng khi ông thăm Trung Quốc từ 18 đến 20/10 đã đưa ra hàng loạt phát ngôn khiến Mỹ và đồng minh Mỹ hoang mang.

Khi nghe ông phát biểu, mọi người nửa tin, nửa ngờ, người thì nói ông không bình thường, người thì bảo ông “cao tay”. Riêng việc ông Dutertenói “chia tay” Mỹ không có nghĩa là “cắt đứt” đã thấy sự lập lờ của ông trong quan hệ ngoại giao. Người ta đoán già, đoán non, hôm nay ông Duterte nói “chia tay Mỹ” chơi với TQ, khi Mỹ bầu cử xong, ông Duterte lại về với Washington.

Một nước bé với tiềm năng quân sự hầu như chẳng có gì, nhưng trong chuyến thăm cấp nhà nước tại Trung Quốc vào 20/10, ông Duterte nói: “Có thể tôi sẽ tới Nga để trao đổi với Tổng thống Putin và nói với ông ấy rằng 3 nước chúng ta – Trung Quốc, Philippines và Nga – sẽ sát cánh đương đầu với thế giới. Đó là cách duy nhất”.

Chưa hết, mới đấy mà ngày 21/10, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte lại khẳng định ông sẽ không cắt đứt quan hệ đồng minh với Mỹ, và rằng giải thích về việc “chia tách” với Washington trước đó chỉ có ý nghĩa là một dấu hiệu về một chính sách đối ngoại độc lập của Manila.

Tuy nhiên, phía Mỹ vẫn chưa nhận được thông báo chính thức cắt quan hệ từ phía Philippines, nhưng theo nguồn tin cho biết Mỹ rất “hoang mang” trước các phát ngôn của ông Duterte.

Các quan chức trong Chính phủ Philippines cảm thấy rất lo ngại về “quan điểm” của Tổng thống nước mình thì khẳng định Duterte chỉ muốn nhấn mạnh tới chuyện “chấm dứt sự phụ thuộc” vào Mỹ. Dù vậy, vẫn chưa rõ ông Duterte liệu có hành động như những gì mình đã nói hay không?

Về phía Mỹ thì sao? Phát biểu “kinh thiên động địa” của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tại Trung Quốc đã làm dấy lên nguy cơ Hiệp ước Quốc phòng Mỹ-Phi đổ vỡ. Philippines là một trong những đồng minh quân sự truyền thống của Washington tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Do đó, nếu quan hệ hai nước rạn nứt, Hiệp ước Quốc phòng song phương Mỹ-Philippines cũng đứng trước nguy cơ đổ vỡ.

Mặt khác, việc bị đồng minh lâu năm làm bẽ mặt ngay trước đối thủ cạnh tranh ảnh hưởng chiến lược là Trung Quốc thật sự là một cú sốc không hề nhẹ với Mỹ.

Ai cũng biết, từ năm 1951, đại diện hai nước Mỹ và Philippines đã kí bản “Hiệp ước Quốc phòng song phương” bao gồm 8 điều khoản, với nội dung xuyên suốt là hai nước sẽ tương hỗ lẫn nhau trong trường hợp một trong hai bên bị bên thứ ba tấn công. Bản Hiệp ước này coi 2 nước như những đồng minh tin cậy nhất, điều này đặc biệt quan trọng với Mỹ ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Trong 40 năm kể từ khi hiệp ước chính thức đi vào hiệu lực, quân đội Mỹ được phía Philippines cho phép đồn trú tại các căn cứ quân sự của nước này như căn cứ quân sự Subic hay Clark, để đảm bảo an ninh cho Manila cũng như duy trì hiện diện của Washington tại khu vực.

Cũng vì nhiều lý do, một phần phải kể đến là phản đối từ người dân địa phương ngày một nhiều liên quan đến hành vi không đúng của một bộ phận lính Mỹ đóng tại Philippines, Quốc hội Philippines năm 1991 đã bỏ phiếu không gia hạn hiệp ước cho phép Mỹ sử dụng căn cứ quân sự, Đến năm 1992, toàn bộ các lực lượng quân đội Mỹ đã rời khỏi Philippines.

Mặc dù, không còn đóng quân thường trú tại Philippines, song Mỹ vẫn giữ quan hệ đồng minh tốt với quốc gia Đông Nam Á này và hàng năm vẫn thực hiện các hoạt động tập trận quân sự cũng như tuần tra chung trên biển, Mỹ sẵn sàng bảo vệ Philippines khi cần thiết.

Vào năm 2014, hai nước đã kí Hiệp định Tăng cường Hợp tác Quốc phòng (EDCA), trong đó điểm nổi bật nhất là Philippines lại cho phép Mỹ sử dụng các căn cứ quân sự của mình, nhưng với 3 điều kiện ràng buộc: Mỹ không được đóng quân thường trú, không được thiết lập căn cứ quân sự cố định của riêng mình tại Philippines và không được mang vũ khí hạt nhân tới Philippines.

EDCA sau đó đã được Quốc hội Philippines phê chuẩn, và được đánh giá sẽ là một bước tiến quan trọng trong quan hệ đối tác quốc phòng giữa hai đồng minh lâu năm.

Suốt mấy tháng qua, Washington đã cố gắng phớt lờ những lời lăng mạ và bài xích mà Duterte nhằm vào Mỹ. Càng ngày ông Duterte càng “hung hăng” tuyên bố. Những tuyên bố này của ông Duterte đang phủ bóng lên chiến lược xoay trục về phía châu Á của ông Obama nhằm đối trọng với sự nổi lên của Trung Quốc. Hiện tại, Người Mỹ tại Philippines thấp thỏm vì Duterte muốn thoát Mỹ

Rủi ro lớn có lẽ đang nằm ở thỏa thuận tăng cường hợp tác quốc phòng Mỹ-Philippines mà hai nước ký kết dưới thời người tiền nhiệm của ông Duterte. Với nội dung cho phép Mỹ luân chuyển tàu chiến, máy bay quân sự và binh sỹ qua lại giữa 5 căn cứ của Philippines, thỏa thuận này được xem là có ý nghĩa quan trọng đối với việc thể hiện sức mạnh quân sự của Mỹ tại khu vực sát sườn Trung Quốc

Nhận thức rõ về tính khí thất thường của Duterte, chính quyền Obama đến nay đã thể hiện rõ sự thận trọng, cố gắng tránh khiến nhà lãnh đạo Philippines cảm thấy bị kích động ngay cả khi Washington chỉ trích chiến dịch chống ma túy đẫm máu của Philippines.

Các nước đồng minh của Mỹ cũng nhìn thấy vai trò quan trọng của Philippines tại Biển đông. Một trong những nước đó là Nhật Bản, một trong những nước biết đặc điểm của Tổng thống Philippines là tìm nguồn lợi kinh tế từ nước ngoài, Nhật Bản đang tìm cách giành lại ông Duterte.

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã có chương trình tiếp cận với Tổng thống Philippines bên lề chuyến thăm Tokyo chính thức của ông Duterte để níu kéo vị nguyên thủ “nổi loạn” này với mục đích tiếp tục hợp tác cùng các nỗ lực kiềm hãm tham vọng của Trung Quốc trên Biển Đông do Mỹ dẫn đầu.

Thủ tướng Nhật Bản giờ đây bỗng phải gánh thêm một trọng trách vô cùng “nhạy cảm”, đó là vừa đẩy mạnh các mục tiêu an ninh chung giữa Mỹ và Nhật, vừa phải tránh làm cho ông Duterte ngày càng thân thiết hơn với chính quyền Bắc Kinh.

Thế mới lạ, chỉ một con người mà đang làm đảo lộn tất cả?

RELATED ARTICLES

Tin mới