Những hành động và phát biểu của ông Rodrigo Duterte được cho là đi ngược với truyền thống lâu nay của Phillipines, gây lo ngại cho giới phân tích và quan trọng hơn là mất lòng tin của người dân Philippines với nhà lãnh đạo này.
Trong khi các nước trong khu vực và trên thế giới đang kịch liệt lên án, phản đối chính sách bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông thì vừa qua, Tổng thống Philippines, ông Rodrigo Duterte đã thực hiện chuyến thăm chính thức tới Trung Quốc, đây được coi là bước “phá băng” trong quan hệ hai nước vốn đã căng thẳng sau những tranh chấp ở Biển Đông.
Cả thế giới, đặc biệt là Mỹ- đồng minh lâu năm của Philippines hết sức bất ngờ trước chính sách “lật lọng” của ông Duterte. Còn người dân Philippines đến bây giờ đã hiểu ra họ không thể trông chờ gì vào một nhà lãnh đạo “Chí phèo” như thế.
Về phía Trung Quốc, như mèo mù vớ được cá rán, đây là cơ hội hiếm có mà các nhà cầm quyền Trung Quốc không thể bỏ qua, ngay lập tức những ký kết đa lĩnh vực trị giá hàng tỉ USD được ký kết với Philippines, hành động “mua chuộc” thành công khi Trung Quốc trực tiếp ủng hộ chiến dịch thanh trừ ma túy của ông Duterte đang bị chỉ trích kịch liệt khắp nơi. Đây là cú chốt hạ của Trung Quốc nhằm chia rẽ Philippines và đồng minh Mỹ. Ông Duterte đã gián tiếp giúp Trung Quốc thoát khỏi cuộc khủng hoảng hậu phán quyết của Tòa trọng tài ở The Hague, Hà Lan.
Theo đánh giá của một chuyên gia thì những hành động gần đây của ông Duterte đã khiến người dân Philippines cực kỳ phẫn nộ, họ cho rằng ông này đã mang danh dự quốc gia ra làm trò cười bằng sự xu nịnh, xum xoe của mình đối với nước lớn Trung Quốc. Một số người còn chua cay ví von ông Duterte như đang đi cống nạp cho Trung Quốc chứ không phải là chuyến thăm của một lãnh đạo tối cao mang lại lợi ích cho quốc gia.
Không hiểu ông Duterte có nhận thức được rằng ông đang rất bấp bênh, mơ hồ trong các chính sách đối ngoại của mình không và điều này đã trực tiếp “nối giáo” cho các âm mưu của Trung Quốc tại Biển Đông?Vì thực tế đã chứng minh rằng, dù ông đã hạ mình trước Trung Quốc nhưng cũng không đem lại bất kỳ sự nhượng bộ nào cho vấn đề Biển Đông ngoài những hành động theo kiểu “ban ơn” mà Trung Quốc dành cho Phillipines.
Dư luận hết sức bất bình đối với chuyến thăm lần này của ông Duterte tới Trung Quốc thay vì ưu tiên nước đồng minh là Mỹ, Nhật Bản. Theo điều tra của Social Weather Station thì có đến 90% người dân Philippines vẫn ngả theo Mỹ hơn Trung Quốc.
Chuyến thăm này của ông Duterte đã động chạm sâu sắc đến chủ nghĩa dân tộc ở Philippines. Trước đây, chủ nghĩa này lấy Mỹ làm đối thủ và kéo dài tới tận năm 1990, nhưng hiện nay đã quay sang chống Trung Quốc sau các vấn đề ở Biển Đông.
Tuy rằng các ngành kinh doanh, công nghiệp ở Philippines đa số đã bị người Hoa thống trị nhưng tâm lý chống Trung Quốc vẫn tồn tại và càng phát triển rộng lớn trong xã hội Philippines sau vấn đề Biển Đông. Đây là yếu tố quan trọng mà người tiền nhiệm của ông Duterte là cựu tổng thống Benigno Aquino rất được lòng dân.
Việc quay lưng với Mỹ là một việc làm hết sức ngớ ngẩn của vị Tổng thống này, nó đem hậu quả nghiêm trọng trực tiếp tới nền kinh tế của Phillipines khi mà xuất khẩu của quốc gia này sang Mỹ hiện đang gấp rưỡi sang Trung Quốc và rất nhiều lao động ở đây phải phụ thuộc vào các công ty của Washington, còn chưa kể kiều hối của người Philippines sống ở Mỹ chiếm đến 5% giá trị kinh tế của đất nước này. Đổ vỡ trong quan hệ với Mỹ về kinh tế còn đem lại thiệt hại nhiều hơn so với các lợi ích mà Bắc Kinh có thể đem lại.
Vị Tổng thống này đã và đang có những phát biểu gây mâu thuẫn, xôn xao dư luận, đặc biệt đối với Mỹ. Vừa qua, sau khi tuyên bố “chia tay” với Mỹ và hợp tác với Trung Quốc thì ông Duterte lại tuyên bố Mỹ là “bạn thân” của Philippines. Trong chuyến công du tới ba nước Asean, Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Châu Á, Thái Bình Dương Daniel Russel sẽ tới Manila để “giải mã” vấn đề này.
Được biết, sau khi trở về từ Trung Quốc, ông Duterte đã tuyên bố một cách chắc chắn rằng chỉ vài ngày nữa, ngư dân Philippines có thể hoạt động ở bãi cạn Scarborough đang tranh chấp với Trung Quốc. Tuy nhiên việc trao trả bãi cạn này cho Philippines đang được chính phủ Trung Quốc cân nhắc, vì nếu không trả lại bãi cạn thì chứng tỏ Trung Quốc không có thiện chí với đồng minh Philippines. Còn trao trả thì là việc Trung Quốc không bao giờ làm, bởi với tình hình bấp bênh hiện nay, không ai chắc chắn được ông Duterte sẽ từ chức hoặc rời bỏ chính trường lúc nào và Philippines đã có một lịch sử lâu dài về các cuộc đảo chính lien tiếp.
Một quan chức cấp cao Trung Quốc đã nhận xét về ông Duterte là một người dễ thay đổi và về sau này không có gì là chắc chắn. Nhưng tương lai có lẽ là điều mà Trung Quốc chưa cần tới, ngay bây giờ Đảng cộng sản Trung Quốc đang cần một đồng minh thật sự chứ không phải là đồng minh “trên giấy” như lâu nay để thực hiện tham vọng của mình. Và Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hầu như đã “thỏa mãn” ước mơ đó.