Friday, November 8, 2024
Trang chủQuân sựMáy bay tàng hình J-20 của TQ, mối đe dọa với Mỹ?

Máy bay tàng hình J-20 của TQ, mối đe dọa với Mỹ?

Chiến đấu cơ tàng hình J-20 của Trung Quốc nhiều lần được so sánh với máy bay tàng hình F-22 và F-35 của Mỹ. Liệu máy bay tàng hình Trung Quốc có đủ sức trở thành mối đe doạ cho Mỹ?

 Máy bay tàng hình J-20 của Trung Quốc
Ngày 1.11, Không quân Trung Quốc đã cho 2 chiếc máy bay chiến đấu tàng hình J-20 bay biểu diễn lần đầu tiên trước công chúng. Trên bầu trời thành phố Chu Hải, tỉnh Quảng Đông, hai chiếc J-20 xuất hiện trong khoảng 60 giây trước sự trầm trồ của khán giả, quan chức và giới đam mê quân sự.
 
Chiến đấu cơ này được xem như biểu tượng cho tham vọng hiện đại hoá và nâng cấp năng lực quân sự của Trung Quốc, trong khi Chủ tịch Tập Cận Bình cũng muốn củng cố lực lượng vũ trang nước này để khẳng định lập trường cứng rắn tại các khu vực như Biển Đông và biển Hoa Đông, theo BBC.
 
Giới chuyên gia nhận định dù vẫn chưa kiểm chứng được sức mạnh thật sự của J-20, mẫu máy bay tàng hình này cũng có thể tạo ra một vài lo ngại cho các đối thủ trong một số tình huống.
 
J-20 so với F-35 và J-20: Sự so sánh khập khiễng
 
J-20 được thiết kế nhằm trở thành đối trọng của loại máy bay tàng hình F-35 và F-22 của Mỹ, những mẫu máy bay được cho là tiên tiến nhất đang hoạt động, theo NBC News. Tuy nhiên xét về năng lực, J-20 được đánh giá khó có thể bắt kịp được với F-22 và F-35 ở một số tính năng quan trọng.
 
Yếu tố đầu tiên được mang ra so sánh là khả năng tàng hình. Chuyên gia Justin Bronk thuộc Viện nghiên cứu liên quân hoàng gia Anh (RUSI) nhận xét J-20 rõ ràng là yếu hơn F-22 và F-35 về độ tàng hình.
 
Phân tích trên CNN, ông Bronk cho rằng thiết kế của các bộ phận như phần cánh nhỏ ở trước, động cơ và bộ phận cánh ổn định đứng của máy bay khiến cho độ tàng hình của J-20 bị giảm.
 
Máy bay tàng hình J-20 của Trung Quốc có doạ được Mỹ? - ảnh 2
Chiến đấu cơ J-20 của Trung Quốc được cho là rất giống với các máy bay thế hệ 5 của Mỹ
 
Máy bay tàng hình J-20 của Trung Quốc có doạ được Mỹ? - ảnh 3
Máy bay chiến đấu F-22 của Mỹ
 
Hơn nữa, trình độ về vật liệu che phủ giúp máy bay hấp thụ sóng radar của Trung Quốc vẫn còn hạn chế so với Mỹ. Trong khi đó, máy bay Trung Quốc nhiều khả năng cũng không được trang bị bộ cảm biến giúp phi công phát hiện ra mục tiêu như của F-22 và F-35 của Mỹ, tính năng mà theo ông Bronk là Mỹ không có đối thủ.
 
Tham mưu trưởng Không quân Mỹ David Goldfein hồi tháng 8 đánh giá rằng dù máy bay hiện đại cỡ nào thì nó cũng chỉ là một phần của hệ thống chiến đấu. Ông Goldfein nói rằng hệ thống chiến đấu hiện đại mang lại cho Mỹ một lợi thế cực lớn. “Khi tôi nghe về việc so sánh F-35 với J-20, đó gần như là sự so sánh khập khiễng vì bạn phải tính đến cả một mạng lưới so với một mạng lưới khác”.
 
Trang Business Insider cho biết các phi công F-35 của Mỹ được trang bị loại mũ hiển thị trước mắt phi công các số liệu như tốc độ, độ cao, thông tin mục tiêu, cảnh báo mối đe doạ và có thể nhìn vào ban đêm.
 
Lấy “lượng” bù “chất”
 
Theo chuyên gia Bronk, các nhà phát triển Mỹ đã phải mất hàng thập niên để tạo ra F-22 và chứng tỏ khả năng thực sự của nó. Vậy nên Trung Quốc khó mà bắt kịp được trong thời gian tới dù nước này bị cho là ăn cắp ý tưởng từ F-22 và F-35 để chế tạo J-20. Hồi đầu năm, Mỹ bỏ tù một người Trung Quốc vì ăn cắp tài liệu quân sự liên quan đến chương trình sản xuất F-35 và F-22 và sau đó gửi về Trung Quốc.
 
Một số chuyên gia nhận định không phải ngẫu nhiên mà J-20 lại có nhiều đặc điểm giống với F-35 và F-22 đến vậy. Ông Bronk nói nhiều chi tiết của J-20 gần như đồng nhất với F-35 và F-22.
 
Máy bay tàng hình J-20 của Trung Quốc có doạ được Mỹ? - ảnh 4
J-20 của Trung Quốc được đánh giá khó có thể so sánh với máy bay tàng hình của Mỹ. Trong ảnh là đội hình bay của F-35 và
F-22 Không quân Mỹ
 
Dù vậy, J-20 của Trung Quốc vẫn có một số cải tiến đáng kế so với các máy bay tàng hình của Mỹ là mang theo nhiều nhiên liệu hơn giúp gia tăng tầm hoạt động, mang theo được nhiều vũ khí hơn. Lợi thế này giúp máy bay có thể không cần tiếp nhiên liệu trên không khi hoạt động ở khu vực chiến lược như Thái Bình Dương, Biển Đông; đồng thời có thể triển khai các miếng đánh bất ngờ.
 
Các máy bay tàng hình tầm xa này nếu được triển khai với số lượng nhiều, kết hợp với các máy bay thế hệ cũ, cùng hàng loạt khí tài quân sự khác đã được Trung Quốc triển khai ở các tiền đồn quân sự tại Thái Bình Dương hoàn toàn có thể gây khó khăn nhất định cho lực lượng Mỹ và đồng minh. Đặc biệt, J-20 mang lại mối đe doạ khác biệt và đáng kể hơn so với các máy bay thế hệ cũ như Su-30 đang hoạt động trong không quân Trung Quốc.
 
Có một điều chắc chắn là Trung Quốc gần như sẽ sản xuất số lượng lớn máy bay J-20 trong thời gian tới. Ông Bronk nhận định về đối đầu một chọi một, J-20 có thể không đuổi kịp F-35, nhưng Trung Quốc có thể sẽ có thêm nhiều chiếc J-20 hoạt động trong vài năm tới. Trong khi đó, việc sản xuất F-35 của Mỹ vẫn diễn ra tương đối chậm dù nước này định mua đến 2.450 chiếc.
RELATED ARTICLES

Tin mới