Monday, November 18, 2024
Trang chủĐiểm tinTQ đánh lá bài thông minh, Mỹ "toát mồ hôi lạnh" nhìn...

TQ đánh lá bài thông minh, Mỹ “toát mồ hôi lạnh” nhìn phòng tuyến biển Đông rạn nứt

Báo New York Times (Mỹ) hôm 3/11 bình luận, quan hệ Trung Quốc-Philippines được cải thiện đã tạo ra một tiền lệ “đáng lo ngại” đối với Mỹ.

Thủ tướng Malaysia Najib Razak (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. (Ảnh: AP)

Washington kỳ vọng thông qua liên minh khu vực để giữ vững vị thế sức mạnh chủ đạo ở Thái Bình Dương.

Trong quá trình khẳng định quyền tự do hàng hải ở các vùng biển quốc tế và chống lại các yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh trên biển, Mỹ đã tương đối thành công khi tạo được một “phòng tuyến thống nhất” từ Nhật Bản tới Malaysia để bao vây Trung Quốc.

Tuy nhiên, sự chuyển dịch chính sách đối ngoại của chính quyền tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã khiến “phòng tuyến” bị rạn nứt ở góc Đông Nam. Còn ở phía Tây Nam, Kuala Lumpur cũng đang cho thấy dấu hiệu “đổi chiều” liên minh với chuyến thăm Trung Quốc 7 ngày (31/10-6/11) của Thủ tướng Najib Razak.

“Trung Quốc thừa hiểu Najib [Razak] cần họ, nên Bắc Kinh sẽ dành cho ông ấy sự đón tiếp trọng thị để chứng tỏ với cả thế giới rằng họ đã ‘có được’ Malaysia”, ông James Chin – Giám đốc Viện Nghiên cứu châu Á thuộc Đại học Tasmania, Australia – nhận định.

Bộ ngoại giao Trung Quốc hôm 31/10 xác nhận, Bắc Kinh và Manila đã đi đến thỏa thuận để ngư dân Philippines trở lại đánh cá ở ngư trường quanh bãi cạn Scarborough.

Trên thực tế, Trung Quốc không từ bỏ yêu sách chủ quyền đối với bãi cạn, trong khi Philippines cũng không thừa nhận khẳng định chủ quyền của Bắc Kinh. Nhưng sự thỏa hiệp của Trung Quốc đã khiến Manila hài lòng, bên cạnh lợi ích thực tế thu được.

NYT cho rằng, đối với Bắc Kinh mà nói, sự nhượng bộ này có ý nghĩa địa chiến lược quan trọng hơn, khi lôi kéo được một đồng minh quan trọng của Mỹ trong khu vực “tạm nghiêng” về thế lực Trung Quốc.

NYT dẫn lời chuyên gia Ashley Townshend từ Trung tâm nghiên cứu Hoa Kỳ, Đại học Sydney (Australia) đánh giá:

“Bắc Kinh đã đánh một lá bài ngoại giao thông minh. Trung Quốc thông qua giải trừ phong tỏa [ở bãi cạn Scarborough] để đạt được một thắng lợi về quan hệ công chúng, mà họ thậm chí không hề từ bỏ yêu sách chủ quyền hay rút đi lực lượng bảo vệ bờ biển của mình.”

Cái giá mà chính phủ Philippines phải đánh đổi khi “giao dịch” với Trung Quốc ở bãi cạn Scarborough là rất thấp.

Trong chuyến thăm Trung Quốc (18-21/10), ông Duterte đã “thề” sẽ cắt đứt sự phụ thuộc về quan hệ về kinh tế và quân sự với Washington, bao gồm đình chỉ lộ trình cho phép quân đội Mỹ sử dụng 5 căn cứ quân sự trên lãnh thổ Philippines mà người tiền nhiệm Benigno Aquino III đã thông qua.

Ngay cả với Trung Quốc, “vốn liếng” bỏ ra trong thỏa thuận với Manila cũng không lớn. Bên cạnh quyền kiểm soát thực tế bãi cạn vẫn nằm trong tay Bắc Kinh, Philippines gần như không thể đàm phán để người Trung Quốc rút hoàn toàn khỏi Scarborough.

RELATED ARTICLES

Tin mới