Trong loạt phim Điệp viên 007 nổi tiếng, có một câu nói kinh điển: “Nếu bạn không tin các ngân hàng ở Thụy Sĩ, vậy thì thế giới sẽ như thế nào?”
Ảnh minh họa.
Đã từ lâu các ngân hàng Thuỵ Sĩ đều được người dân toàn cầu biết đến như nơi đáng tin cậy nhất trên thế giới để gửi tiền. Đây là nơi có chế độ bảo mật tốt nhất thế giới, do đó những dòng chảy ngoại tệ khổng lồ từ khắp nơi đều đổ dồn về Thụy Sĩ. Nhưng cũng chính vì chế độ bảo mật nên nơi đây trở thành một thiên đường thuận tiện cho việc rửa tiền hay thiết lập tài khoản đen cho các phần tử khủng bố. Không ít người đã lợi dụng kẽ hở của pháp luật để thực hiện hành vi trốn thuế, thậm chí chuyển giao những tài sản bất hợp pháp.
Vàng của ngân hàng Thụy Sĩ được cất giấu ở đâu?
Ở Thụy Sĩ, vàng được lưu trữ trong hầm không chỉ an toàn còn rất khó bị phát hiện. Nằm sâu trong dãy núi Alps Thụy Sĩ, một bên có đường băng cũ với máy bay phản lực có thể cất cánh và hạ cạnh, còn có một hầm ngầm rất lớn. Đây còn là nơi sở hữu một trong những căn hầm bí mật lớn nhất thế giới.
Lối vào chính là một con đường nhỏ hẹp, một cánh cửa kim loại đặt ở chính diện của sơn động. Phía trước có một người bảo vệ an ninh mặc áo chống đạn. Sau đó, thông qua hai cánh cửa khác, lại đến một cánh cửa kim loại có trọng lượng 3,5 tấn. Tới bước này cần phải nhập mật khẩu, thông qua nhận dạng khuôn mặt và máy quét, cánh cửa sẽ mở ra. Bên trong cánh cửa này là một đường hầm mê cung mà quân đội Thụy Sĩ đã từng sử dụng trước đây.
Chủ sở hữu kho bạc này muốn giấu tên bởi vì ông lo rằng việc tiết lộ thông tin sẽ ảnh hưởng đến độ an toàn của căn hầm. Ông cũng cho rằng việc tiết lộ danh tính công ty cũng có thể dẫn cửa cho các tên trộm.
Đối với vấn đề lựa chọn khách hàng nghiêm ngặt như thế nào, ông rất nhiệt tình cho biết. Đa phần khách hàng tìm đến ông vì hy vọng khối tài sản của họ được cất giữ ở một nơi an toàn, nhưng họ cũng thất bại khi phải thông qua quá trình kiểm tra tính xác thực của công ty ông. Bởi vì “chỉ có 30% đến 50% các đơn có thể được chấp nhận”. Ông cho biết: “Chúng tôi không muốn tự mình tìm lấy rắc rối.”
Khi gửi tiền tiết kiệm ở ngân hàng Thụy Sĩ sẽ không có lãi suất, ngược lại còn phải mất phí quản lý bởi vì có quá nhiều tiền được gửi tại đây. Vào đầu năm 2015, Ngân hàng Swiss National Bank (SNB) Thuỵ Sĩ tuyên bố tiền gửi lãi suất từ -0.25% đến -0,75%, đây là điều cực kỳ hiếm thấy trong thế giới ngân hàng.
Không có lãi suất lại phải trả thêm chi phí quản lý? Tại sao vẫn có rất nhiều người giàu bỏ tiền vào các ngân hàng Thụy Sĩ?
Điều đầu tiên phải kể đến, Thuỵ Sĩ là nước vĩnh viễn mang tính trung lập. Điều này loại trừ khả năng tiền bị phá hủy trong chiến tranh, hoặc bị ảnh hưởng do chính trị mà đóng băng hay các rủi ro khác. Vì vậy nó được mọi người xem là nơi an toàn nhất thế giới.
Thứ hai, tính trung lập vĩnh viễn không phải là lời nói suông mà thôi, cần phải duy trì được một lực lượng quân sự mạnh mẽ. Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, nhiều dãy núi ở Thụy Sĩ đều được “đào rỗng” để xây dựng công trình quân sự. Theo báo cáo của Bộ Quốc phòng Thụy Sĩ, thời điểm này có khoảng 1000 căn hầm quân sự, hầm có sẵn vẫn có thể dùng. Hầu hết trong số đó đã được các tư nhân mua lại dùng cho các mục đích kho bạc. Do đó Thuỵ Sĩ sớm đã mang những lợi thế tự nhiên để trở thành kho bạc của thế giới.
Điểm quan trọng nhất, các ngân hàng Thụy Sĩ bảo vệ sự riêng tư của khách hàng rất tốt. Do đó nơi đây đã trở thành thiên đường cất giữ tài sản của nhiều người giàu có nhất thế giới. Phần lớn tại các ngân hàng quốc gia trên toàn cầu, các quan chức nhân viên chính phủ đều đến để điều tra thông tin người gửi tiền, ngân hàng sẽ không bao giờ dám nói từ chối nói “không”. Nhưng ở Thụy Sĩ, tình hình hoàn toàn không giống vậy.
Được biết, từ ngày 8/11/1934 các ngân hàng Thụy Sĩ và ngân hàng tiết kiệm bắt đầu theo luật liên bang. Cho dù giám đốc điều hành ngân hàng hay nhân viên đều không có quyền tiết lộ bất kỳ thông tin cá nhân nào cho bên thứ 3 (bao gồm cả các thành viên trong gia đình). Thậm chí chính phủ liên bang Thụy Sĩ cũng không ngoại lệ, đây cũng được gọi là các luật về bảo mật ngân hàng ở Thụy Sĩ.
Tất nhiên cũng có những trường hợp ngoại lệ, nếu tài khoản có liên quan đến tội phạm điều tra hình sự của chính phủ hoặc bị nghi ngờ tội phạm tài chính nghiêm trọng, các ngân hàng Thụy Sĩ vẫn cần phối hợp để điều tra. Trong hầu hết các quốc gia trên thế giới bao gồm cả trong luật pháp của Hoa Kỳ, trốn thuế được coi là loại hình “tội phạm”. Nhưng trong luật Thụy Sĩ, trốn thuế sẽ chỉ được coi là “vi phạm nghiêm trọng”, tình tiết được giảm nhẹ nhiều.
Tuy nhiên, với sự nỗ lực toàn cầu của Mỹ để tăng cường thanh tra thuế, Thụy Sĩ đã đồng ý ký một bản “tiêu chuẩn trao đổi thông tin tự động toàn cầu” mới. Các chế độ bảo mật ngân hàng cũng đã bắt đầu đi tới điểm kết, điều đó có nghĩa số tài khoản cá nhân trị giá tới hơn 2000 tỉ đôla Mỹ sẽ dần dần bước ra ánh sáng. Số tài sản cá nhân này sẽ được trực tiếp phơi bày trước thanh tra thuế và kiểm toán.