Monday, November 18, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiHạ viện Mỹ đả kích thái độ rụt rè của chính quyền...

Hạ viện Mỹ đả kích thái độ rụt rè của chính quyền Obama trong vấn đề Biển Đông

Cuối tháng 9 vừa qua, Tiểu ban Hải lực (Seapower and Projection Forces) thuộc Ủy ban Quân lực Hạ viện Mỹ đã mở phiên diều trần về Biển Dông với chủ đề “ Hải lực tại Biển Đông” với sự tham gia của 3 chuyên gia tên tuổi: James Kraska giáo sư luật quốc tế tại học viện Hải chiến Mỹ (US Naval War College), Andrew Erickson giáo sư tại Viện Nghiên cứu về Hàng hải Trung quốc cũng thuộc Học viện Hải chiến Mỹ, bà Bonnie Glaser chuyên gia nghiên cứu châu Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS). Các tham luận đều nêu bật thái độ bị cho là quá rụt rè của chính quyền Obama trong việc chống lại những hành vi coi thường luật pháp quốc tế của Bắc Kinh tại Biển Đông.

Lật tẩy vỏ bọc lực lượng “dân quân biển” TQ

Trong tuyên bố khai mạc buổi diều trần, dân biểu Randy Forbes, Chủ tịch Tiểu ban Hải lực, chuyên trách các vấn đề liên quan đến Hải quân Mỹ, đã không ngần ngại đánh giá rằng chiến lược xoay trục sang châu Á-Thái Bình Dương của chính quyền Obama là một chủ trương đúng đắn. Vấn đề là những biện pháp cụ thể và mạnh mẽ để thẻ hiện chiến lược đó không đủ để chống lại đà vươn lên về quân sự và thái độ ngày càng hung hãn của Trung Quốc.

Dân biểu Forbes đã bày tỏ mối quan ngại trước nguy cơ Trung Quốc lợi dụng thời cơ mấy tháng cuối trong nhiệm kỳ của tổng thống Mỹ Barack Obama để thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Dông, mở rộng việc bồi đắp bãi Scarborough, tăng tốc quân sự hóa các đảo nhân tạo (tại Trường Sa)… nhằm thách thức quyết tâm của Mỹ.

 Trong tình hình đó, Mỹ cần phải có biện pháp mạnh để răn đe không cho Bắc Kinh tiến hành các việc đó, và theo ông Forbes, các ý kiến của giới chuyên gia rất cần thiết để có thể chống lại sự hung hăng của Trung Quốc, trấn an các đồng minh và đối tác của Mỹ trong khu vực và duy trì một thế cân bằng quân sự ổn định trong vùng châu Á-Thái Bình Dương.

 Về mặt pháp lý, tiến sĩ James Kraska cho rằng chính quyền Obama đã hoàn toàn sai lầm khi chỉ gọi các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Dông là “quá đáng”, mà không dám gọi thẳng đó là “phi pháp”.

Theo giáo sư Kraska, Mỹ cần làm rõ vấn đề cách gọi, vì yêu sách chủ quyền của Trung Quốc không chỉ là “quá mức” mà là “bất hạp pháp”. Do vậy ông Kraska đề nghị: “Chúng ta phải nói thẳng, phải loại bỏ các từ ngữ quá ngoại giao, vì điều đó chỉ nuôi dưỡng sự mơ hồ và hoài nghi, có lợi cho Trung Quốc”.

Còn bà Bonnie Glaser nhấn mạnh tác hại của thái độ quá thận trọng của chính quyền Obama đối với Trung Quốc trong thời gian qua.Đối với chuyên gia này, vì rụt rè, Mỹ đã không được Trung Quốc coi trọng. Bà Glaser nêu bật việc chính quyền Obama đã dành ưu tiên hợp tác với Trung Quốc trong lĩnh vực biến dổi khí hậu và thỏa thuận hạt nhân Iran, vì thế đã không dám cứng rắn đối với Bắc Kinh trong hồ sơ Biển Đông.

Thế nhưng, theo chuyên gia này, chính quyền Mỹ đã sai lầm khi cho rằng “quá cứng rắn trên vấn đề Biển Dông sẽ hại cho các hồ sơ khác cần sự hợp tác của Trung Quốc. Đối với bà Glaser, Mỹ hoàn toàn “có thể làm cả hai ciệc cùng một lúc, và nhất thiết phải nói rất rõ cho Trung Quốc Biết rằng hành vi của họ không thể chấp nhận được.”

Về mặt quân sự, các chuyên gia đều chỉ trích thể thức “ qua lại vô hại” mà Hải quân Mỹ đã áp dụng trong 3 chuyến tuần tra bên trong vùng 12 hải lý của các đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp tại Trường Sa.

Đối với giáo sư luật Kraska, Mỹ không nên dùng thủ túc yếu nhất để thách thức đòi hỏi chủ quyền vô lý của Trung Quốc, vì rõ ràng, Công ước LHQ về Luât Biển (UNCLOS) không công nhận lãnh hải chung các đảo nhân tạo của Trung Quốc.

Giáo sư Kraska đề nghị Mỹ phải cho máy bay bay qua các đảo nhân tạo mà Trung Quốc nhận là của mình ở Trường Sa, chẳng hạn như qua Đá Vành Khăn (Mischief Reef), và tiến hành nhiều cuộc tuần tra hơn vì quyền tự do hàng hải trong khu vực.

Đó cũng là khuyến nghị của bà Glaser.Bà Glaser muốn Mỹ thực hiện các cuộc tuần tra một cách thường xuyên hơn để phá vỡ chiến thuật ngăn chặn tàu Mỹ của Bắc Kinh.

Tiến sĩ Andrew Erickson phê phán các quan chức Mỹ không dám thừa nhận một cách công khai là ngoài lực lượng Hải Quân và Hải Cảnh, Trung Quốc còn có một lực lượng thứ ba đang giúp Bắc Kinh thâu tóm Biển Đông, đó là lực lượng “dân quân biển”. Đối với chuyên gia này, Washington phải cấp tốc đề ra một chiến lược toàn diện hơn để đối phó với Bắc Kinh.

Trong chiến lược toàn diện này có vấn đề pháp lý và giáo sư Kraska gợi ý rằng nếu Trung Quốc không sẵn sàng chấp nhận phán quyết của Tòa Trọng tài, các nước vẫn có thể kiện Trung Quốc ra các tổ chức quốc tế khác về các vi phạm mà Tòa Trọng tài nêu lên.

Tổ chức Hàng hải Quốc tế có thể xét xử vụ Hải cảnh và dân quân biển Trung Quốc vi phạm các quy định quốc tế về phòng ngừa va chạm trên biển (COLREGS), Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế có thể xử lý các vi phạm mã số bay, và Tổ chức Lương Nông LHQ (FAO) có thể phán quyết về việc Trung Quốc biến tàu cá thành công cụ của quân đội.

RELATED ARTICLES

Tin mới