Tuesday, November 5, 2024
Trang chủKinh tế - Văn hóa - Xã hộiHàng EU vào Việt Nam sẽ được giảm thuế

Hàng EU vào Việt Nam sẽ được giảm thuế

Theo cam kết của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (AVFTA), Việt Nam và EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với gần 100% số dòng thuế và kim ngạch xuất khẩu cho hàng hóa của nhau.

 

Việt Nam và EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với gần 100% số dòng
thuế và kim ngạch xuất khẩu cho hàng hóa của nhau. Ảnh minh họa

Bộ Công Thương cho biết, với lộ trình cắt giảm thuế quan nhanh và tương đối toàn diện, Hiệp định AVFTA sẽ tạo ra nhiều cơ hội thị trường mới cho hàng xuất khẩu của cả Việt Nam và EU. 

Theo cam kết, hai bên sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với gần 100% số dòng thuế và kim ngạch xuất khẩu cho hàng hóa của nhau, với lộ trình tố đa là 7 năm từ phía EU và 10 năm từ phía Việt Nam.  

Cụ thể, EU cam kết xóa bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực đối với 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Trong khi đó, Việt Nam cũng cam kết xóa bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực đối với 48,5% số dòng thuế, tương đương 64,5% kim nagchj xuất khẩu của EU sang Việt Nam. 

EU xóa bỏ thuế quan sau 7 năm đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Việt Nam xóa bỏ 91,8% số dòng thuế, tương đương 97,1% kim ngạch xuất khẩu của EU sang Việt Nam.

Ngoài ra, Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế quan sau 10 năm đối với 98,3% số dòng thuế, tương đương 99,8% kim ngạch xuất khẩu của EU sang Việt Nam. 

Riêng đối với khoảng 0,8% số dòng thuế còn lại, EU dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%. Trong khi đó, khoảng 1,7% số dòng thuế còn lại của Việt Nam gồm các mặt hàng có hạn ngạch thuế quan theo cam kết WTO, một số mặt hàng đặc biệt có lộ trình xóa bỏ thuế nhập khẩu dài hơn 10 năm hoặc giảm dần đều (như thuốc lá, xăng dầu, bia, CKD). 

Bên cạnh cam kết về thuế nhập khẩu, Việt Nam và EU cũng cam kết không đánh thuế với hàng hóa khi xuất khẩu từ bên này sang bên kia, trừ một số bảo lưu của Việt Nam, chủ yếu là khoáng sản. Lý do của việc đưa ra cam kết này là hầu hết các nước trên thế giới coi việc đánh thuế xuất khẩu là một loại trợ cấp xuất khẩu gián tiếp, vì sẽ làm tăng chi phí đầu vào cho nhà sản xuất ở nước nhập khẩu, dẫn đến giảm sức cạnh tranh so với nhà sản xuất ở những nước sẵn có nguồn nguyên liệu đầu vào này. 

Cam kết cụ thể của Việt Nam về thuế xuất khẩu trong Hiệp định EVFTA gồm: Bảo lưu quyền áp dụng thuế xuất khẩu đối với 57 dòng thuế, gồm các sản phẩm cát, đá phiến, đá granit, một số loại quặng và tinh quặng (sắt, măng – gan, đồng, niken, nhôm, chì, kẽm, urani…), dầu thô, than đá, than cốc, vàng… 

Trong số 57 dòng thuế trên, các dòng thuế có mức thuế xuất khẩu hiện hành cao sẽ được đưa về mức 20% trong thời gian tối đa là 5 năm. Riêng quặng măng gan sẽ được giảm về 10%; các sản phẩm còn lại duy trì mức thuế suất ưu đãi (MFN) hiện hành.

RELATED ARTICLES

Tin mới