Monday, November 18, 2024
Trang chủKinh tế - Văn hóa - Xã hộiNhiều sai phạm tày đình ở SCIC

Nhiều sai phạm tày đình ở SCIC

Ngày 22/11, Thanh tra Chính phủ đã có thông báo kết luận thanh tra về nhiều sai phạm tại Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC).

Thanh tra Chính phủ kết luận nhiều sai phạm tại SCIC

Theo kết luận thanh tra, SCIC là doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo mô hình Công ty TNHH MTV 100% vốn Nhà nước được giao thực hiện việc tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại các bộ, ngành, địa phương chuyển giao với số lượng lớn nhưng lại thực hiện một số nội dung công việc như một cấp quản lý nhà nước trong việc thẩm định, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các bộ, ngành, địa phương dẫn đến khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện.

Việc rà soát, xây dựng danh mục các doanh nghiệp nhà nước đủ điều kiện bàn giao, doanh nghiệp nhà nước thuộc đối tượng bàn giao nhưng chưa đủ điều kiện bàn giao cũng như lộ trình tiếp nhận theo từng bộ, ngành, địa phương của SCIC còn chưa đầy đủ, thiếu chính xác.

Hội đồng thành viên SCIC không có văn bản phê duyệt kế hoạch tiếp nhận doanh nghiệp hàng năm. SCIC tiếp nhận Tổng công ty cổ phần thương mại xây dựng (Vietracimex) mà không có Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, không thuộc đối tượng chuyển giao theo quy định của pháp luật; tổng hợp, báo cáo việc đại diện vốn tại Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Việt Nam trên cơ sở nhận chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu từ Vinashin là không đúng quy định; theo dõi, tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền việc tiếp nhận Công ty cổ phần dịch vụ và đầu tư phát triển Việt Ninh từ tỷnh Ninh Thuận, sau đó đã bàn giao trả lại địa phương năm 2009 trong khi thực tế SCIC chưa tiếp nhận doanh nghiệp này.

Theo kết luận thanh tra, từ giai đoạn 2008-2013, SCIC đã chuyển giao lại quyền đại diện vốn nhà nước về Bộ, địa phương quản lý tổng số 30 doanh nghiệp nhưng chỉ có Công ty Cổ phần Jetstar Pacific Airlines là có văn bản của Thủ tướng Chính phủ. Đối với 29 doanh nghiệp còn lại đã bàn giao về địa phương, Thanh tra Chính phủ yêu cầu SCIC rà soát lại để thực hiện tiếp nhận theo quy định. Các trường hợp đã có văn bản thông báo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng giao cho địa phương thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu cần tập hợp báo cáo Thủ tướng về hình thức văn bản giao quyền đại diện chủ sở hữu doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, kết luận thanh tra cũng nhấn mạnh, công tác quản lý tài chính tại một số Công ty do Người đại diện vốn SCIC tham gia quản lý điều hành còn để xảy ra nhiều khuyết điểm, vi phạm. Cụ thể như tính trích lập dự phòng sai, sử dụng hóa đơn không hợp pháp, chi phí quản lý doanh nghiệp không hợp lệ… với số tiền hơn 183 tỷ đồng.

Việc đầu tư kinh doanh vốn của SCIC cơ bản có lợi nhuận nhưng việc đầu tư thêm vốn theo quyền mua của cổ đông hiện hữu còn chưa được thẩm định kỹ, chưa hoàn thành thủ tục đầu tư. Trong đó, khoản đầu tư tăng vốn điều lệ tại Công ty Cổ phần Giao thông Hà Nộikhông có trong kế hoạch, không thực hiện các bước thẩm định, đánh giá để ra quyết định đầu tư, không vì hiệu quả mà là đối trừ công nợ cổ tức phải trả của công ty này với SCIC. Ngoài ra, khoản đầu tư tăng vốn điều lệ tại Vinaconex với giá trị đầu tư thêm của SCIC 1.602 tỷ đồng thực chất chỉ để giúp Vinaconex tái cơ cấu về tài chính trả nợ, do thua lỗ gần 2.000 tỷ đồng…

Kết luận còn xác định SCIC trích lập dự phòng đầu tư tài chính đối với 29 doanh nghiệp không đúng quy định gần 257 tỷ đồng… Ngoài ra, SCIC tính trích lập dự phòng đầu tư tài chính tại Tập đoàn Bảo Việt để giảm vốn đầu tư quỹ HTSX&PTDN không có cơ sở với số tiền 645,7 tỷ đồng.

Thanh tra Chính phủ cũng phát hiện SCIC còn có vi phạm trong việc lập hồ sơ hoàn công, quyết toán, hạng mục phát sinh thiếu thủ tục; nghiệm thu, thanh toán sai khối lượng hơn 250 triệu đồng; sai phạm khác gần 130 triệu đồng.

RELATED ARTICLES

Tin mới