Wednesday, January 22, 2025
Trang chủNhìn ra thế giớiÔng Putin sang Tokyo: Quả đắng khiến Nhật bấp bênh giữa Nga-Mỹ

Ông Putin sang Tokyo: Quả đắng khiến Nhật bấp bênh giữa Nga-Mỹ

Nhật Bản phớt lờ Mỹ trước chuyến thăm của Tổng thống Nga nhưng ngay cả Moscow cũng không trao cho Tokyo quá nhiều hy vọng.

Nhật Bản muốn quay lưng với Mỹ nhưng không thể có được kỳ vọng.

Thông tấn Kyodo của Nhật Bản cho biết, phía Mỹ từ hồi tháng 11 tới nay đã nhiều lần bày tỏ cho thấy không hài lòng với sự háo hức nồng nhiệt mà Tokyo dành cho chuyến thăm của Tổng thống Nga Vladimir Putin dự kiến tới thăm trong 2 ngày 15-16/12 tới.

Phía Mỹ đã sử dụng các kênh ngoại giao để nhiều lần bày tỏ sự quan ngại của mình đối với chuyến thăm Nhật Bản của Tổng thống Nga Putin qua các phán ứng. Thậm chí các phản ứng này còn được đưa ra trước khi Nga và Nhật Bản thông qua quyết định cuối cùng về việc sẽ tổ chức cuộc gặp cấp cao ở thành phố Nagato và Tokyo.

Theo phía Mỹ, việc đón tiếp ông Putin ở Tokyo “có thể trở thành tín hiệu cho thấy các quốc gia G-7 đang không có sự thống nhất trong chính sách cứng rắn với Nga”.

Đương nhiên, Mỹ không muốn Nhật Bản tiếp đón Tổng thống Nga một cách nồng nhiệt vì sự nồng nhiệt này “có thể làm suy yếu áp lực của nhóm G-7 lên Nga”.

Tuy nhiên theo khẳng định của Kyodo, Nhật Bản “không có ý định chú ý đến các phản ứng của Mỹ”. Phía Nhật Bản đã phớt lờ những cảnh báo từ phía Mỹ cho thấy bàng quan với sự không hài lòng từ người đồng minh.

Nhật Bản cho rằng “Tokyo có vai trò quan trọng trong G-7 nhưng vẫn cần bảo vệ các lợi ích quốc gia” của mình trong việc phát triển mối quan hệ với Nga.

Phản ứng của Nhật Bản đương nhiên dễ hiểu, một phần nó củng cố cho những nỗ lực lâu nay của Tokyo về giải quyết tranh chấp ở quần đảo Kuril – khu vực hai bên vẫn đang tranh chấp chủ quyền và ký kết Hiệp ước hòa bình song phương vốn đã tồn tại từ những năm 60 của thế kỷ trước đồng thời đơn giản hóa các thủ tục thị thực cho công dân 2 nước, thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại song phương.. – những thỏa thuận nếu các vấn đề chiến lược chưa được ký kết sau chuyến thăm này.

Nhật Bản lâm vào thế khó, Nga- Nhật khó làm nên chuyện

Tuy nhiên, thật khó để thấy những hiệu quả mà Nga và Nhật Bản có thể đạt được sau chỉ một, hai chuyến thăm ngắn ngủi dù phía Tokyo đã đặc biệt lưu tâm.

Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida đã gặp gỡ Tổng thống Nga Putin tại St Petersburg, để gửi gắm thông điệp của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, cũng như gặp gỡ người đồng cấp Sergey Lavrov tại Moscow nhằm truyền tải tâm nguyện của Nhật Bản về hy vọng sớm ký Hiệp ước hòa bình cũng như gỡ rối vấn đề Nam Kuril.

Song phía Nga lại tỏ ra chưa vội vàng. Ngoại trưởng Sergei Lavrov bày tỏ thái độ khá dè dặt khi thừa nhận phía Nga cũng hết sức mong muốn cải thiện quan hệ với Tokyo song cũng chớ nên quá kỳ vọng vào kết quả của một chuyến thăm.

Theo vị Ngoại trưởng, để giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh thổ, đòi hỏi phải tìm ra giải pháp cùng chấp nhận được. Điều đó cần “sự kiên nhẫn, siêng năng và làm việc không ngừng nghỉ”. Ông Lavrov cũng cho rằng chính vì mỗi bên đều căn cứ các nguyên tắc, lý lẽ, lập luận riêng, nên việc đi tới thống nhất thực sự sẽ không dễ dàng. Hiện Moscow và Tokyo chỉ đang cố gắng thiết lập mối quan hệ hợp tác chặt chẽ trong các lĩnh vực khác, mà hầu như tránh đụng chạm tới chủ đề nhạy cảm liên quan chủ quyền biển đảo.

Điều này càng khiến các nỗ lực trước đó của Thủ tướng Nhật Bản trở thành mối tơ vò. Tokyo đang tự đặt mình trong một tình thế khó khi cuộc mặc cả nào với Nga- Mỹ cũng khiến họ phải nhận một cái giá đắt.

Đối với Mỹ, vốn là một đồng minh quân sự chứ không ảnh hưởng tới bất kỳ lĩnh vực nào khác đối với Nhật Bản, Washington luôn tìm cách giữ các xung đột bao quanh Tokyo để kiểm toả đồng minh.

Nhật Bản là đồng minh chiến lược của Mỹ tại vùng Đông Bắc Á, mọi xung đột của Tokyo với Moscow đều được xem là có ảnh hưởng tới chiến lược của Washington tại khu vực chiến lược này.

Nhưng liên minh Nga – Trung hình thành và ngày càng thách thức khiến Nhật Bản buộc phải quay lưng để hạn chế các ảnh hưởng từ phía Mỹ, thậm chí vượt rào cấm vận để tạo ảnh hưởng với Nga nhằm trút bỏ các ảnh hưởng từ Mỹ.

Điều khiến ông Abe lâm vào thế khó nhất là việc chậm trễ quay lưng. Thủ tướng Abe tuyên bố có nhận thức mới với Nga nhưng đó là mãi khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đang ở những hồi gay cấn, khi vị tỷ phú có chiều hướng thân Nga Donald Trump có những bước đi bất ngờ và khó lường.

Sự xích lại gần nhau giữa Mỹ và Nga có thể tạo ra “hai gọng kìm nguy hại” với Tokyo, chấm dứt việc hiện thực hoá nhận thức mới của Thủ tướng Abe trong giải quyết tranh chấp lãnh thổ Nhật – Nga.

Trong khi đó, vị thế của Moscow hiện nay đã khác. Nó khiến cho việc  giải quyết tranh chấp, bất lợi sẽ nghiêng về phía Tokyo.

Như vậy, một phần với chỉ là đồng minh quân sự Mỹ rất khó có thể tạo nên tiếng nói nào với Nhật Bản, đặc biệt là tình thế hiện nay, sau khi đã nếm trải quá nhiều trái đắng khiến Tokyo không thể chỉ chọn cách nghiêng theo thế giới đơn cực mà Mỹ bày ra. Một mặt, những ảnh hưởng từ vị thế của Nga và nhiệm kỳ thứ 3 mà ông Shinzo Abe đã mong mỏi khiến Thủ tướng Nhật Bản ngày càng nôn nóng.

Giữa lúc thời thế xoay vần trong ván cờ của các cường quốc Nga- Mỹ, Nhật Bản đang bị kẹt lại và những tương lai tươi sáng trong quan hệ Nga- Nhật lại càng xa mới đến. 

RELATED ARTICLES

Tin mới