Tuesday, November 19, 2024
Trang chủBiển nóngQuan hệ ngoại giao Thổ- Nga vẫn tốt sau khi đại sức...

Quan hệ ngoại giao Thổ- Nga vẫn tốt sau khi đại sức Nga bị sát hại?

Được Moscow “bỏ qua không làm khó dễ”, Ankara lại phải chịu lép về hơn nữa trong vị thế của người cầu cạnh và đương nhiên phải gắn chặt hơn với Moscow.

99 15

Tổng thổng Nga Putin và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan. Ảnh : Politico

BBC ngày 21/12 cho biết, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã có những rúng động sau vụ Đại sứ Nga tại Thổ Nhĩ Kỳ Andrei Karlov bị sát hại, nhưng nó không tạo ra một cuộc khủng hoảng mới trong quan hệ song phương như nhiều người lo ngại.

Thay vào đó, Tổng thống Erdogan và Tổng thống Putin đã sử dụng cùng một ngôn ngữ, gọi việc ám sát nhà ngoại giao Nga là hành động khiêu khích nhằm phá hoại quan hệ Nga – Thổ. Cả Ankara và Moscow đều cho rằng âm mưu đó đã thất bại.

Thậm chí “thảm hoạ ngoại giao” ấy có thể gây tác hiệu ngược, đó là gia tăng sự hợp tác giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ trong việc chống lại kẻ thù chung là những kẻ khủng bố. Moscow và Ankara đã tránh được nguy cơ có thể làm phức tạp thêm mối quan hệ giữa hai nước mới được khôi phục sau “sự kiện 17 giây”.

Phải chăng việc Moscow không muốn tạo ra sóng gió trong quan hệ Nga – Thổ sau thảm hoạ ngoại giao chỉ vì không muốn làm phức tạp thêm tình hình hay còn vì lý do nào khác nữa?

Moscow cột chặt Ankara vào vị thế của người cầu cạnh và phải chịu nhiều thua thiệt

Có thể nhận định rằng việc Erdogan nâng tầm cho quan hệ Ankara – Moscow là vì không hài lòng với vị thế “trách nhiệm lớn mà quyền lợi không nhiều” của Thổ Nhĩ Kỳ trong NATO, chứ chưa hẳn là lợi ích mà Thổ Nhĩ Kỳ có được từ Nga lớn hơn từ các đối tác trong NATO.

Vì vậy quan hệ thân thiện vượt thời gian giữa Moscow và Ankara có thể khiến cho đất nước Thổ Nhĩ Kỳ mất đi nhiều quyền lợi mà quan hệ Nga – Thổ không thể mang lại được. Việc Erdogan chủ động xin lỗi Kremlin về “sự kiện 17 giây” đã khiến cho cả đồng minh lẫn đối tác của Ankara đều phật ý.

Trong khi đó, cuộc khủng hoảng giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ kéo dài 8 tháng sau sự “kiện 17 giây” đã đánh mất hoàn toàn 1/4 lợi ích của người dân và doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ trong quan hệ với Liên bang Nga. Bởi theo số theo Moscow thì 8 tháng khủng hoảng đã làm cho giá trị thương mại Nga – Thổ sụt giảm 43%.

Việc Thổ Nhĩ Kỳ hạ tầm trong quan hệ với các thành viên NATO đã đưa Ankara đối mặt với nguy hại và đó là cơ hội cho Moscow thực hiện các nước đi quan trọng của mình. Các hành động của Moscow luôn hướng tới việc kéo Ankara về phía mình, qua đó tạo ra vị thế tốt nhất trong đối trọng Nga – NATO.

Vì vậy, Putin dễ dàng chấp nhận lời xin lỗi của Erdogan và nhanh chóng thúc đẩy hoạt động thương mại Nga – Thổ Nhĩ Kỳ, mà cụ thể ra là việc dỡ bỏ cấm vận, trừng phạt với Ankara sau “sự kiện 17 giây”. Đặc biệt, Erdogan đã nhanh chóng có chuyến thăm cựu thù, qua đó đưa Ankara vào vị thế người cầu cạnh với Moscow.

Erdogan đã giúp Putin có đột phá khẩu trong hiện thực hoá việc đưa nước Nga thoát ra theo ba dòng chày, cùng với đó là thách thức với NATO và hiệu chỉnh EU.

Ankara đã tham gia vào cuộc chiến Syria nhằm bảo vệ mình và chia sẻ vai trò với cả Nga và Mỹ. Với một vị thế không rõ ràng như vậy, Ankara có thể thực hiện những nước đi riêng của mình trong ván cờ này, mà cả Moscow lẫn Washington đều phải tranh thủ tạo ảnh hưởng với Ankara.

Nay xảy ra thảm hoạ ngoại giao với Moscow mà Putin lại chủ động không gây ra sóng gió cho quan hệ Nga – Thổ Nhĩ Kỳ thì việc Ankara phải nghiêng hẳn về Moscow gần như là điều tất yếu. Thế là Moscow chính thức có được đối tác chiến lược là một thành viên quan trọng của NATO.

Được Moscow “bỏ qua không làm khó”, Ankara chắc chắn sẽ lại chịu lép về hơn nữa trong vị thế của người cầu cạnh và đương nhiên phải gắn chặt hơn với Moscow. Do vậy, việc Ankara đồng thuận với Tuyên bố Moscow không có gì khó hiểu và đó là thắng lợi lớn của Moscow.

RELATED ARTICLES

Tin mới