Monday, December 30, 2024
Trang chủĐiểm tinNDT tự phải rút lui trên thị trường quốc tế

NDT tự phải rút lui trên thị trường quốc tế

Chính sách cắt giảm lãi suất của Chính phủ Trung Quốc đang khiến giảm dần sức hấp dẫn của đồng Nhân dân tệ (NDT) trong đầu tư.

Đồng Nhân dân tệ là một trong các đồng tiền dự trữ.

Trung Quốc bắt đầu đẩy mạnh nỗ lực quốc tế hóa đồng NDT từ năm 2010, thông qua chính sách mở cửa thị trường tài chính trong nước, song song với việc tiến hành các cải cách tài chính. 

Trung Quốc đã nới lỏng các quy định về quản lý ngoại hối, theo đó cho phép các tổ chức nước ngoài được đầu tư không giới hạn trên thị trường trái phiếu liên ngân hàng trị giá trên 8.000 tỷ NDT, đồng thời cho phép các nhà đầu tư quốc tế mua bán cổ phiếu của các công ty Trung Quốc thông qua các tổ chức tài chính tại Hong Kong.

Dấu ấn cho việc mở rộng tờ Nhân dân tệ cho thế giới là sự kiện Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày 30/9/2016 chính thức cho phép đồng NDT tham gia vào danh mục các đồng tiền dự trữ, còn được gọi là Quyền rút đặc biệt (SDR), cùng với các đồng tiền mạnh như USD, euro, yen và bảng Anh.

Rõ ràng, Trung Quốc đã đạt được những bước tiến quan trọng trong việc quốc tế hóa đồng NDT. Nhưng  các chuyên gia tiền tệ tại nước Anh lưu ý rằng những diễn biến trên thị trường tài chính thời gian qua cũng như những thay đổi trong chính sách quản lý ngoại hối gần đây của Trung Quốc có thể cản bước đồng NDT trong nỗ lực trở thành đồng tiền toàn cầu.

Trong bối cảnh hiện nay, các chính sách theo xu hướng tự do hóa tài chính đang gây áp lực lên hệ thống tài chính Trung Quốc nói chung và đồng NDT nói riêng. Thêm vào đó, việc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC, Ngân hàng trung ương) quyết định cắt giảm lãi suất hồi năm ngoái càng khiến cho đồng NDT giảm giá thêm, đồng thời làm giảm sức hấp dẫn của các tài sản bằng đồng NDT trong mắt giới đầu tư. Điều này đã thôi thúc không ít các nhà đầu tư tìm cách thoái lui khỏi thị trường Trung Quốc và hạn chế nắm giữ đồng NDT.

Năm 2016 có thể coi là một trong những năm “xấu” đối với đồng NDT, khi giá đồng tiền này rớt xuống mức thấp nhất trong 8 năm qua.  Trên thị trường ngoại hối toàn cầu, NDT là đồng tiền giao dịch phổ biến thứ tám, đồng nghĩa với việc đồng tiền này hầu như không có bước tiến nào kể từ năm 2013.

Đồng NDT được sử dụng trong thanh toán khoảng 16% tổng số các giao dịch quốc tế của Trung Quốc, giảm đáng kể so với tỷ trọng 26% của năm 2015.

Trong khi đó, lượng tiền gửi bằng đồng NDT tại Hong Kong – trung tâm giao dịch đồng NDT lớn nhất bên ngoài Trung Quốc đại lục – giảm 30% so với mức cao nhất 1.000 tỷ NDT hồi năm 2014.

Các tổ chức và cá nhân nước ngoài hiện nắm giữ khoảng 3.300 tỷ NDT tài sản tài chính của Trung Quốc, giảm gần 30% so với mức cao kỷ lục 4.600 tỷ NDT hồi tháng 5/2015.

Gần đây, Chính phủ Trung Quốc đã thắt chặt chính sách quản lý ngoại hối, kiểm soát chặt chẽ việc chuyển tiền và đầu tư ra nước ngoài, nhằm hỗ trợ đồng NDT cũng như ngăn chặn tình trạng sụt giảm của dự trữ ngoại tệ. Trong suốt 18 tháng qua, PBoC đã bán ra ngoại tệ để “bảo vệ” đồng NDT. Dự trữ ngoại tệ của nước này tính đến cuối tháng 11/2016 giảm còn 3.050 tỷ USD, thấp hơn nhiều so với mức cao 4.000 tỷ USD hồi tháng 7/2014.

Những người ủng hộ bước đi này của PBoC cho rằng đây là hành động quyết liệt để hạn chế sự rớt giá của đồng NDT, bởi nó giúp ngăn chặn hoạt động bán đồng NDT ồ ạt ra thị trường. Tuy nhiên, cũng có không ít ý kiến cho rằng các biện pháp can thiệp ngoại hối quy mô lớn cũng chẳng thể trì hoãn sự điều chỉnh về tỷ giá của đồng tiền này.

Rõ ràng, Trung Quốc đã đạt được những bước tiến quan trọng trong việc quốc tế hóa đồng NDT. Nhưng  các chuyên gia tiền tệ tại nước Anh lưu ý rằng những diễn biến trên thị trường tài chính thời gian qua cũng như những thay đổi trong chính sách quản lý ngoại hối gần đây của Trung Quốc có thể cản bước đồng NDT trong nỗ lực trở thành đồng tiền toàn cầu.

Trong bối cảnh hiện nay, các chính sách theo xu hướng tự do hóa tài chính đang gây áp lực lên hệ thống tài chính Trung Quốc nói chung và đồng NDT nói riêng. Thêm vào đó, việc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC, Ngân hàng trung ương) quyết định cắt giảm lãi suất hồi năm ngoái càng khiến cho đồng NDT giảm giá thêm, đồng thời làm giảm sức hấp dẫn của các tài sản bằng đồng NDT trong mắt giới đầu tư. Điều này đã thôi thúc không ít các nhà đầu tư tìm cách thoái lui khỏi thị trường Trung Quốc và hạn chế nắm giữ đồng NDT.

Năm 2016 có thể coi là một trong những năm “xấu” đối với đồng NDT, khi giá đồng tiền này rớt xuống mức thấp nhất trong 8 năm qua.  Trên thị trường ngoại hối toàn cầu, NDT là đồng tiền giao dịch phổ biến thứ tám, đồng nghĩa với việc đồng tiền này hầu như không có bước tiến nào kể từ năm 2013.

Đồng NDT được sử dụng trong thanh toán khoảng 16% tổng số các giao dịch quốc tế của Trung Quốc, giảm đáng kể so với tỷ trọng 26% của năm 2015.

Trong khi đó, lượng tiền gửi bằng đồng NDT tại Hong Kong – trung tâm giao dịch đồng NDT lớn nhất bên ngoài Trung Quốc đại lục – giảm 30% so với mức cao nhất 1.000 tỷ NDT hồi năm 2014.

Các tổ chức và cá nhân nước ngoài hiện nắm giữ khoảng 3.300 tỷ NDT tài sản tài chính của Trung Quốc, giảm gần 30% so với mức cao kỷ lục 4.600 tỷ NDT hồi tháng 5/2015.

Gần đây, Chính phủ Trung Quốc đã thắt chặt chính sách quản lý ngoại hối, kiểm soát chặt chẽ việc chuyển tiền và đầu tư ra nước ngoài, nhằm hỗ trợ đồng NDT cũng như ngăn chặn tình trạng sụt giảm của dự trữ ngoại tệ. Trong suốt 18 tháng qua, PBoC đã bán ra ngoại tệ để “bảo vệ” đồng NDT. Dự trữ ngoại tệ của nước này tính đến cuối tháng 11/2016 giảm còn 3.050 tỷ USD, thấp hơn nhiều so với mức cao 4.000 tỷ USD hồi tháng 7/2014.

Những người ủng hộ bước đi này của PBoC cho rằng đây là hành động quyết liệt để hạn chế sự rớt giá của đồng NDT, bởi nó giúp ngăn chặn hoạt động bán đồng NDT ồ ạt ra thị trường. Tuy nhiên, cũng có không ít ý kiến cho rằng các biện pháp can thiệp ngoại hối quy mô lớn cũng chẳng thể trì hoãn sự điều chỉnh về tỷ giá của đồng tiền này.

RELATED ARTICLES

Tin mới