Sunday, December 22, 2024
Trang chủĐàm luậnMỹ-Trung-Nga – tam giác bất đối xứng!

Mỹ-Trung-Nga – tam giác bất đối xứng!

Quan hệ giữa “ba ông lớn”Mỹ-Trung-Nga thời gian qua có nhiều biến động, nhưng giới phân tích cho rằng những căng thẳng hiện tại không thể đẩy quan hệ tay ba bên Mỹ – Nga – Trung tới xung đột theo kiểu Chiến tranh Lạnh, bởi đây là tam giác bất đối xứng.

Còn hai tuần nữa Tổng thống đắc cử của Mỹ, ông Donald Trump mới làm lễ nhậm chức. Tuy vậy, hầu hết các vị trí chủ chốt trong Nhà trắng đã được sắp xếp xong. Nhìn vào nguồn gốc của dàn lãnh đạo mới ông Trump vừa bổ nhiệm, trong đó nhiều ghế còn phải chờ Quốc hội chấp thuận, có thể thấy đôi điều. Đólà những bất an trong các mối liên hệ quyết định nhất đối với thế kỷ 21 – bang giao Mỹ – Trung – Nga. Đó là quá trình tái cân bằng châu Á – Thái Bình Dương sẽ được tiếp cận theo cách khác trước đây. Và đólà những co cụm tức thì của các nước trước cục diện bấp bênh cả về kinh tế, chính trị lẫn an ninh trên toàn cầu.

 

Giới phân tích cho rằng, những căng thẳng hiện tại không thể đẩy quan hệ tay ba Mỹ – Nga – Trung tới xung đột theo kiểu Chiến tranh Lạnh, bởi đây là tam giác bất đối xứng. Theo nhận định của giáo sư Luo Yingjie – Đại học Quan hệQuốc tế (Bắc Kinh), ông Trump sẽ phải đối phó với nhiều thách thức khi muốn đưa Mỹ xích lại gần Nga hơn. Ông Luo nói: “Mối quan hệ Nga – Mỹ đang ở mức thấp nhất kể từ Chiến tranh Lạnh tới nay và sẽ cần có thời gian mới hồi phục”.

Kể từ khủng hoảng Ukraine năm 2014, Mỹ cùng các nước phương Tây khác đã áp đặt nhiều lệnh trừng phạt kinh tế lên Nga. Xung đột giữa Nga và Mỹ còn là “xung đột cấu trúc” giữa Moscow và Washington, rất khó được dàn xếp ổn thỏa. Trong một thời gian dài, “kiềm chế Nga” là một trong những chính sách đối ngoại chủ đạo của Mỹ.

Tờ Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc mới đây nhận định, sự cải thiện trong quan hệ Nga – Mỹ không gây tổn hại đến lợi ích của Trung Quốc, bởi đơn thuần đó chỉ là quá trình giảm căng thẳng giữa hai nước. Báo này khẳng định: “Nga sẽ không hy sinh quan hệ Nga – Trung để phát triển quan hệ Nga – Mỹ”. Tuy nhiên, đưa ra khẳng định trên trong thời điểm này vẫn là quá sớm khi ông Trump vẫn chưa dứt khoát về các chính sách và mối quan hệ giữa Mỹ và các cường quốc như Nga và Trung Quốc sau khi ông nhậm chức. Vì thế, hiện tại, cả Nga và Trung Quốc vẫn đang thận trọng “thăm dò” những động thái của ông D.Trump để đưa ra những bước đi thích hợp. Chỉ có một điều chắc chắn là, chính phủ Trung Quốc và Nga lúc này đều muốn thân thiện với chính quyền Donald Trump.

Tổng thống mãn nhiệm Obama từng cố gắng làm cho việc “xoay trục” sang châu Á trở thành hòn đá tảng trong chính sách ngoại giao của mình. Nay đến lượt Donald Trump, liệu ông có “xoay trục” về phía Moskva và quay lưng lại đối với Bắc Kinh hay không?

Bằng một loạt nhận xét trên Tweetter, với các cuộc điện đàm, phỏng vấn và tuyên bố của các trợ lý, Tổng thống đắc cử Donald Trump đã đưa ra tín hiệu về một chính sách mới, tranh thủ Nga, cứng rắn hơn với Trung Quốc. Đoạn tuyệt với tiền lệ kéo dài từ năm 1979 đến nay, ngày 2/12/2016, ông đã nói chuyện trực tiếp với vị lãnh đạo của Đài Loan. Phát biểu trên chương trình “Fox News Sunday”, D.Trump nghi ngờ chính sách một Trung Quốc. Một chính sách đã tạo ra khuôn khổ để Washington, Bắc Kinh và Đài Bắc giữ được hòa khí ở châu Á bao năm qua. Nay Trump cáo buộc Trung Quốc thao túng tiền tệ, gian lận thương mại trong buôn bán với Mỹ và không giúp được Mỹ nhiều trong quá trình đàm phán chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên.

Châu Á – Thái Bình Dương vẫn là khu vực Mỹ tiếp tục tăng cường mở rộng căn cứ quân sự. Các căn cứ của Mỹ trải khắp 5 châu lục, 4 đại dương, ngoại trừ châu Nam Cực, phủ khắp hơn 50 quốc gia trên thế giới, với tổng số 587 căn cứ quân sự. Trong số này, khu vực châu Á – Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương có giá trị chiến lược hết sức quan trọng khi Mỹ có tới 7 nhóm căn cứ ở khu vực, chiếm gần 50% tổng số căn cứ ở nước ngoài. Trong đó, tại Nhật Bản có 122 căn cứ và ở Hàn Quốc là 83 căn cứ.

Các căn cứ quân sự thường trực của Mỹ ở châu Á – Thái Bình Dương chia thành 5 nhóm khu vực có quy mô tương đối lớn: Nhóm căn cứ Đông Bắc Á gồm các căn cứ ở Nhật Bản và Hàn Quốc hợp thành; nhóm căn cứ Tây Nam Thái Bình Dương lấy Guam làm trung tâm; nhóm căn cứ Đông Nam Á, Australia lấy Philippines và Singapore làm trung tâm; nhóm căn cứ Hawaii lấy Hawaii làm trung tâm; nhóm căn cứ Alaska. Trong đó, quân đội Mỹ đang tăng cường triển khai quân sự ở Okinawa và Guam, tìm cách biến nó thành đầu mối chiến lược cho sự hiện diện quân sự liên hợp của Mỹ ở châu Á – Thái Bình Dương.

Tổng thống Mỹ đắc cử D.Trump từng nói về chính sách châu Á: “Tôi sẽ nói những gì mà tôi đã nói với các nhà ngoại giao: Chúng tôi rất nghiêm túc về những gì chúng tôi đã nói và cũng rất linh hoạt về những việc mà chúng tôi làm”. Theo các nhà phân tích, chính sách đối ngoại của ông Trump nếu được thực hiện sẽ khác rất nhiều so với chính sách của Mỹ kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Việc ông Trump đưa ra khẩu hiệu “nước Mỹ là trước tiên” cho thấy xu thế đánh giá về vị trí của Mỹ trên thế giới hiện nay, hiểu theo nghĩa hẹp là lợi ích của Mỹ và cách Mỹ quan hệ với cộng đồng quốc tế.

Năm 2016, các thể chế an ninh đa phương ở châu Á – Thái Bình Dương tiếp tục được chia làm hai loại: Một là, Các thể chế do ASEAN giữ vai trò điều phối như: ASEAN với Trung Quốc (ASEAN+1); ASEAN với Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc (ASEAN+3); Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) và Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN (ADMM) và mở rộng (ADMM+). Hai là, các thể chế đa phương khác: Diễn đàn hợp tác kinh tế CA-TBD (APEC); Diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM), Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO). Tất cả các thể chế này đều song trùng tồn tại, phát triển và cạnh tranh, bổ sung, thúc đẩy nhau trong cấu trúc an ninh khu vực. Song, đặc trưng cố hữu của các thể chế đa phương này là đan xen, chồng chéo, không rõ ràng, tính ràng buộc thấp, cho nên chưa phát huy hết tiềm năng, thế mạnh trong tổng thể cấu trúc an ninh ở khu vực.

Chính vì vậy, sự liên minh và liên kết an ninh đa phương đã manh nha hình thành và được thể hiện rõ ở các khía cạnh: Các liên minh truyền thống do Mỹ đứng đầu không còn giữ được hình thái “trục nan hoa” như trước, mà có sự nâng cao và phối hợp chặt chẽ hơn, dẫn đến hình thành mạng lưới liên kết đa phương ở châu Á – Thái Bình Dương.

Về liên kết tay ba giữa Nhật Bản – Philippines – Australia ngày càng được đẩy mạnh nhằm hỗ trợ triển khai chiến lược “Tái cân bằng” tại châu Á – Thái Bình Dương và phục vụ những toan tính chiến lược quốc gia của riêng họ. 

Một khía cạnh khác,do lo ngại có sự thỏa hiệp giữa Mỹ và Trung Quốc, một số nước trong khu vực, điển hình là Ấn Độ, Nhật Bản và Australia đã liên kết an ninh đa phương (không có Mỹ và Trung Quốc tham gia) để bảo vệ lợi ích quốc gia của họ và đối phó với nguy cơ thỏa hiệp giữa hai nước lớn. Những chuyển động nêu trên đã có tác động mạnh mẽ tới “định hình” cấu trúc an ninh khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Đối với các nước trong khu vực, trước sự “trỗi dậy” và ảnh hưởng mạnh mẽ của Trung Quốc, một mặt họ đề phòng, mặt khác tận dụng các cơ hội cải thiện quan hệ với Bắc Kinh để vừa khai thác tiềm năng kinh tế của các đối tác, vừa tránh sa vào thế mắc kẹt giữa Trung Quốc và Mỹ.

Khi cục diện thế giới không ổn định thì hiệu quả của hệ thống các thỏa thuận song phương sẽ không đủ sức duy trì thế cân bằng quân sự ở khu vực. Từ thực tế đó, một hệ thống đồng minh mới đang nổi lên như một sự chuyển dịch để đảm bảo thế cân bằng quân sự. Hệ thống đó bao gồm các quan hệ đa phương như: Nhật – Ấn – Mỹ, Nhật – Mỹ – Úc, Nhật – Ấn – Úc – Mỹ – Singapore.

Nhật – Ấn – Úc trong năm 2016 đã tổ chức đối thoại 3 bên mà không có Mỹ, nên đây có thể xem là một thay đổi. Nhiều khả năng, một mạng lưới gồm nhiều sáng kiến hợp tác an ninh song phương và đa phương sẽ phát triển nhanh chóng trong tương lai. Hệ thống này chính là đối trọng tạo thế cân bằng quân sự trước Trung Quốc khi xảy ra trường hợp xấu nhất. Trong hệ thống như vậy, quan hệ Nhật – Ấn có vai trò quan trọng bởi 2 nước án ngữ 2 bờ đông và tây của Trung Quốc. Nếu bất trắc xảy ra, Tokyo và New Delhi sẽ khiến sức mạnh của Bắc Kinh bị dàn mỏng.

Trung Quốc từng lớn tiếng huênh hoang về sức mạnh hải quân, không quân, nhưng trước sự hợp tác linh hoạt về quân sự, an ninh, ngoại giao giữa các quốc gia thì sức mạnh ấy cũng sẽ bị đè bẹp

RELATED ARTICLES

Tin mới