Thursday, January 9, 2025
Trang chủĐiểm tinNước đi mạo hiểm khi Nga “vẫy gọi” Donald Trump

Nước đi mạo hiểm khi Nga “vẫy gọi” Donald Trump

Ngày 16/11, Nga tuyên bố sẵn sàng nối lại hợp tác với Mỹ về các vấn đề an ninh, trong đó có cuộc chiến chống khủng bố và tội phạm mạng.

Nga bày tỏ thiện chí sẵn sàng nối lại sự hợp tác với Mỹ

Phát biểu với tờ nhật báo Rossiyskaya Gazeta, cơ quan ngôn luận chính thức của chính phủ Nga, Thư ký Hội đồng An ninh Nga Nikolai Patrushev nêu rõ, nếu chính quyền mới của Tổng thống đắc cử Donald Trump quan tâm, Nga sẵn sàng nối lại các cuộc tham vấn ở nhiều thể thức khác nhau với Mỹ thông qua Hội đồng an ninh liên bang Nga.

Tuy nhiên, ông Patrushev cho biết thêm, phía Nga vẫn không kỳ vọng một sự cải thiện quan hệ nhanh chóng hoặc dỡ bỏ hoàn toàn các biện pháp trừng phạt đối với Nga bởi quan hệ giữa Nga và Mỹ đang ở một xuất phát điểm rất thấp. Ông này cũng khẳng định, bất cứ thỏa thuận hợp tác nào cũng sẽ được thực thi theo nguyên tắc bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau.

Trước đó, Tổng thống đắc cử Donald Trump cho biết, ông sẽ đưa ra đề nghị về việc chấm dứt các biện pháp trừng phạt đối với Nga, liên quan đến cuộc khủng hoảng Ukraine để đổi lấy một thỏa thuận cắt giảm vũ khí hạt nhân với Tổng thống Nga Putin.

Ông Trump cũng khẳng định Nga có thể là một đồng minh quan trọng của Mỹ trong cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Ngay sau tuyên bố này, Điện Kremli cho biết sẽ không đưa ra bất cứ bình luận nào cho đến khi ông Trump chính thức nhậm chức.

Tiền hậu bất nhất

Việc Nga bày tỏ sẵn sàng nối lại sự hợp tác với Mỹ về các vấn đề an ninh, trong đó có cuộc chiến chống khủng bố và tội phạm mạng được giới phân tích đánh giá là một nước đi táo bạo và có phần mạo hiểm của Moscow.

Nhìn bề ngoài, những màn ”đối đáp” qua lại giữa Tổng thống Putin và ông Donald Trump có thể khiến người ta cảm thấy rằng hai Nga-Mỹ đang xích lại gần nhau hơn.

Tuy nhiên, trên thực tế việc này chắc chắn sẽ gặp phải không ít khó khăn khi mà bản thân ông Donald Trump không thể một mình quyết định được mọi chuyện, sức ép từ nội các sẽ khiến những quyết định của ông phải thay đổi.

Hơn nữa, bản thân ông Trump cũng không phải là một người kiên định trong trong các vấn đề liên quan đến nước Nga.

Trước đó, khi chính quyền Obama cáo buộc Nga can thiệp vào cuộc tranh cử Tổng thống của nước Mỹ, chính ông Trump là người phản đối mạnh mẽ nhất, đồng thời bày tỏ sự phản đối của mình đối với quyết định áp đặt các biện pháp trừng phạt lên Nga.

Thế nhưng ngay sau đó, Tổng thống đắc cử Donald Trump lại gián tiếp chấp nhận kết luận của cộng đồng tình báo cho rằng Nga đã can thiệp vào cuộc bầu cử.

Ông Trump đã tìm cách xoa dịu Moscow bằng việc úp mở khả năng gỡ bỏ các biện pháp trừng phạt đối với Nga ngay sau khi nhậm chức. Tuy nhiên, hôm 13/1, vị tỷ phú lại tuyên bố rằng ông có thể sẽ duy trì trong một năm một số biện biện pháp trừng phạt Nga của chính quyền Barack Obama rồi mới dỡ bỏ chúng.

Gần đây nhất, hôm 14/1, tờ Sunday Times cho biết, Tổng thống Mỹ đắc cử Trump nói với các quan chức Anh rằng đã lên kế hoạch cho cuộc gặp thượng đỉnh với người đồng cấp Nga tại Reykjavik, thủ đô Iceland, vài tuần sau lễ nhậm chức 20/1.

Ông Trump được cho là sẽ làm việc về thoả thuận hạn chế vũ khí hạt nhân, nằm trong quá trình “khởi động lại” quan hệ Mỹ – Nga tại đây.

Ngay ngày hôm sau, hai trợ lý của Tổng thống Mỹ sắp nhậm chức Donald Trump đã phủ nhận việc này. “Câu chuyện đó là tưởng tượng”, Reuters dẫn lời một trợ lý giấu tên của Trump nói về kế hoạch gặp gỡ giữa ông và Tổng thống Nga Putin.

Trước thái độ tiền hậu bất nhất nói trên của ông Donald Trump, giới phân tích cho rằng, việc Nga ”mở toang cánh cửa” chào đón tân Tổng thống sắp tới của nước Mỹ khi tuyên bố sẵn sàng nối lại sự hợp tác với Mỹ có thể sẽ khiến Moscow nhận trái đắng vào những thời khắc quyết định.

RELATED ARTICLES

Tin mới