Friday, January 10, 2025
Trang chủĐiểm tinĐức lo ngại Mỹ sẽ chia rẽ thế giới

Đức lo ngại Mỹ sẽ chia rẽ thế giới

Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ bắt đầu cho cuộc sắp đặt toàn cầu mới, thế giới có thể sẽ bị phân cực lại.

Ngoại trưởng Đức Frank- Walter Steinmeier

Ngoại trưởng Đức Frank- Walter Steinmeier  mới đây lên tiếng nhận định về việc định hình chính sách mới và ảnh hưởng toàn cầu khi ông Donald Trump chính thức trở thành tân Tổng thống Mỹ. Ông Trump sẽ là dấu mốc cho sự kết thúc của trật tự thế kỷ XXI.

Tờ Bild dẫn  lời ông Walter Steinmeier: “Trật tự như thế nào trong thế kỷ XXI, thế giới này sẽ ra sao vào ngày mai – tất cả còn chưa xác định nổi. Quá trình thay đổi chính quyền luôn thường xuất hiện sự không chắc chắn, ngờ vực và những câu hỏi về đường lối của ban lãnh đạo mới. Tuy nhiên, đây là quãng thời gian của cuộc hỗn loạn toàn cầu mới”.

Ngoại trưởng Steinmeier tuyên bố rằng sau khi ở Mỹ bầu chọn Trump làm Tổng thống, chính sách đối ngoại của Mỹ sẽ khó lường bởi ít có tính tiên liệu.

Không chỉ Ngoại trưởng Đức bày tỏ lo lắng về sự thay đổi đặc biệt trong long nước Mỹ, Bộ trưởng Kinh tế và Công nghệ Đức Sigmar Gabriel coi việc tỷ phú Donald Trump lên nắm quyền ở Mỹ là hệ quả của xu thế “cực đoan nghiêm trọng trong lòng xã hội Mỹ”.

 Nhiều  khả năng có tạo ra “Yalta mới” – thỏa thuận về phân chia khu vực ảnh hưởng của Nga và Mỹ, Nga và Trung Quốc và các quốc gia khác.

Trong suốt nhiệm kỳ của ông Barack Obama, mối quan hệ giữa Mỹ và Nga đã xuống tới mức thấp nhất kể từ sau khi kết thúc Chiến tranh lạnh, nhưng từ ngày 20/1/2017 mối quan hệ giữa Washington và Moscow có thể sẽ sang trang mới, có thể trở nên tốt hơn theo quan điểm hiện tại của ông Trump.

Nhiều khả năng có thể tạo ra “Yalta mới” – thoả thuận về phân chia khu vực ảnh hưởng của Nga và Mỹ, Nga và Trung Quốc và các quốc gia khác.

Rõ ràng các nguyên tắc cũ đã bị phá hủy bởi người Mỹ nhưng các nguyên tắc này là cần thiết, bởi vì các hoạt động quân sự  mà không tuân thủ theo một nguyên tắc nào có thể dẫn đến thảm hoạ, dẫn đến xung đột khu vực và chiến tranh thê giới quy mô lớn thậm chí xuất hiện vũ khí hạt nhân.

Vì vậy, thoả thuận mới là cần thiết. Tuy nhiên, hiện nay mối quan hệ giữa Mỹ, Nga và Trung Quốc đang rất xấu hơn nữa tân Tổng thống Mỹ luôn có thái độ cứng rắn với Trung Quốc nhằm tách Nga ra khỏi liên minh với Bắc Kinh. Điều này sẽ cản trở việc thiết lập các quy tắc mới.

Song, các chuyên gia quân sự cho rằng, trong thời đại Obama ông đã thất bại và làm cho mối quan hệ giữa Nga và Trung Quốc xích lại gần nhau. Vì vậy, ông Trump sẽ tiếp cận theo một hướng khác nếu không muốn liên minh này mạnh hơn nữa sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của Mỹ.

Hiệp định Yalta mới?

Chưa kể, cuộc chiến ở Donbass (Ukraine) có phụ thuộc phần  lớn vào thoả thuận của các siêu cường quốc tham gia: Mỹ – Nga – châu Âu.

Có khả năng chính phủ mới của Mỹ sẽ cho Kiev hai lựa chọn, một là đàm phán để có thoả thuận “Minsk-2” hoặc Washington sẽ đứng ngoài cuộc chiến này.

Hiện tại Kiev không có ý định thực hiện thoả thuận “Minsk-2” còn chính quyền Ukraina đã từ lâu kéo người Mỹ vào rắc rối của mình, họ cũng không thể một mình tiến hành cuộc chiến ở Donbass mà không có Mỹ.

Cuộc chiến này đang dần mất kiểm soát và các cường quốc Nga, Mỹ không muốn kéo dài tình trạn hỗn loạn ở Ukraina. Vì vậy, có khả năng trong một thời gian tới các bên tham gia sẽ cố gắng chấm dứt ngọn lửa chiến tranh giữa Ukaraina và Donbass.

Đối với châu Âu, về mặt ngoại giao, người Mỹ nhiều khả năng sẽ tiếp tục hỗ trợ các đồng minh châu Âu và NATO. Nhưng dưới thời ông Trump, ngân sách quân sự sẽ bị cắt giảm, các nước châu Âu sẽ phải tự đầu tư phát triển để bảo vệ chính mình. Việc triển khai quân đội Mỹ sẽ bị tạm dừng hoặc chỉ sử dụng lực lượng rất nhỏ. Điều này đã được ông Trump tuyên bố trước đó.

Ông Donald Trump cũng đã thẳng thắn tuyên bố rằng, NATO là một thể chế già cỗi đã lỗi thời và các nước của liên minh này đã không phải chi ngân sách để hoạt động. Chỉ có 5 quốc gia đang thực hiện đúng nghĩa vụ còn lại các quốc gia khác đang sử dụng ngân sách của Hoa Kỳ, và tình trạng này sẽ không thể kéo dài thêm nữa. Ông Trump cũng không có ý định cung cấp tới cùng, theo ông trong các trường hợp cần thiết các nước muốn “nhờ” Mỹ thì phải trả tiền nếu không muốn trả tiền thì để NATO tự sụp đổ.

Sau khi ông Donald Trump chính thức trở thành Tổng thống Mỹ, nhiều lãnh đạo quốc gia vốn từng phản đối ông đã phải thay đổi quan điểm của mình. Hoặc là chờ đợi các chính sách tiếp theo của ông Trump với châu Âu, hoặc săn đón hay phản ứng trước với chính quyền ông Donald Trump.

Các thỏa thuận về an ninh với Tây Âu, vốn giúp khu vực này duy trì sự ổn định suốt 70 năm qua vẫn là điều tiên quyết hơn cả.

Các nhà lãnh đạo Anh dường như nóng lòng ủng hộ ông Trump với hy vọng có thể gây ảnh hưởng tới quá trình ra quyết định của ông sau này. Thủ tướng Đức Angela Merkel thì tuyên bố mong đợi được làm việc với ông Trump miễn là ông này tôn trọng các giá trị Tây Âu về sự khoan dung.

Trong khi đó, một số lãnh đạo châu Âu lại cho rằng châu lục này cần phải tự định đoạt số phận của mình, không nên trông chờ vào các chính sách của ông Trump. Những khác biệt trong quan điểm này có thể là chỉ báo cho mối quan hệ đồng minh giữa Mỹ và Tây Âu dưới thời ông Donald Trump: hỗn loạn, khó dự đoán và chia rẽ chưa từng có.

Trong khi đó, tại Trung Đông, cuộ chiến ở Syria muốn kết thúc sớm cần có sự giúp đỡ hoặc thỏa thuận của Hoa Kỳ, các chuyên gia quân sự nhận định. Chính quyền mới của Mỹ nghiêng về khả năng sẽ không can thiệp vào cuộc chiến của Nga ở đất nước này. Nhưng nếu cuộc chiến tiếp tục kéo dài và lực lượng khủng bố càng phát triển thì có thể Hoa Kỳ phải tham gia.

Nga – Mỹ sẽ có nhiều quyết định mới ở Syria.

Tờ US News nhận định: “Liên quân quốc tế chống IS do Mỹ đứng đầu không muốn những gì mà họ đã tạo ra ở Trung Đông bị thay đổi bởi Nga. Hơn nữa, mảnh đất Trung Đông giàu có tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là dầu mỏ đã trở thành “miếng bánh” mà không một cường quốc nào muốn nó rơi vào tay đối thủ.

Thêm vào đó, việc Tổng thống Vladimir Putin được tung hô bởi chính người dân Trung Đông đã khiến cho những quốc gia này nổi giận. Họ muốn trở thành bá chủ những vùng đất giàu có tại Syria, Iraq. Vì thế, họ phải lựa chọn phương án “đánh úp” nhằm giành lại thế chủ động”.

Trong năm 2017 Nga và quân đội chính phủ Syria sẽ cố gắng chấm dứt cuộc chiến này. Nhưng với sự cản trở vì lợi của một số quốc gia đứng đầu là Mỹ sẽ làm cho chiến thắng có thể không trọn vẹn.

Sự phân chia lại thế giới sẽ được Nga – Mỹ tiến hành chỉ trong nay mai. Nhân tố mới Trung Quốc và khu vực châu Á- Thái Bình Dương và mối quan hệ xích lại gần nhau giữa Mỹ- Nga sẽ là những vấn đề được cân đo đong đếm thật chi li trên những miếng bánh ngọt mà ông Donald Trump mang tới.

RELATED ARTICLES

Tin mới